1 / 8

Sáu Cõi Luân Hồi Trong Phật Giáo

Lu1ee5c u0110u1ea1o Luu00e2n Hu1ed3i lu00e0 mu1ed9t mu00f4 tu1ea3 vu1ec1 su1ef1 tu1ed3n tu1ea1i cu00f3 u0111iu1ec1u kiu1ec7n du1eabn u0111u1ebfn nu01a1i mu00e0 chu00fang sinh u0111u01b0u1ee3c tu00e1i sinh. u0110u00f4i khi chu00fang u0111u01b0u1ee3c biu1ebft u0111u1ebfn nhu01b0 nhu1eefng cu1ea3nh giu1edbi u201cThu1ef1cu201d, nhu01b0ng ngu00e0y nay, 6 cu00f5i thu01b0u1eddng u0111u01b0u1ee3c xem nhu01b0 mu1ed9t u201cPhu01b0u01a1ng Tiu1ec7nu201d giu1ea3ng du1ea1y thu00f4ng qua cu00e1c cu00e2u chuyu1ec7n ngu1ee5 ngu00f4n. Tru1ea1ng thu00e1i tu1ed3n tu1ea1i cu1ee7a mu1ed9t ngu01b0u1eddi u0111u01b0u1ee3c xu00e1c u0111u1ecbnh bu1edfi nghiu1ec7p lu1ef1c. Mu1ed9t su1ed1 cu00f5i du01b0u1eddng nhu01b0 du1ec5 chu1ecbu hu01a1n nhu1eefng nu01a1i khu00e1c u2013 cu00f5i tru1eddi tu1ed1t hu01a1n u0111u1ecba ngu1ee5c u2013 nhu01b0ng tu1ea5t cu1ea3 u0111u1ec1u lu00e0 dukkha, cu00f3 nghu0129a chu1ec9 lu00e0 tu1ea1m thu1eddi vu00e0 khu00f4ng hou00e0n hu1ea3o. Su00e1u cu1ea3nh giu1edbi tu00e1i sinh thu01b0u1eddng u0111u01b0u1ee3c minh hu1ecda bu1edfi Bhava Chakra hou1eb7c Wheel of Life (Bu00e1nh Xe Su1ef1 Su1ed1ng hay Vu00f2ng Luu00e2n Hu1ed3i).

Download Presentation

Sáu Cõi Luân Hồi Trong Phật Giáo

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Sáu Cõi Luân Hồi Trong Phật Giáo phongthuyhomang.vn/sau-coi-luan-hoi-trong-phat-giao/ April 2, 2019 02/04/2019 Lục Đạo Luân Hồi là một mô tả về sự tồn tại có điều kiện dẫn đến nơi mà chúng sinh được tái sinh. Đôi khi chúng được biết đến như những cảnh giới “Thực”, nhưng ngày nay, 6 cõi thường được xem như một “Phương Tiện” giảng dạy thông qua các câu chuyện ngụ ngôn. Trạng thái tồn tại của một người được xác định bởi nghiệp lực. Một số cõi dường như dễ chịu hơn những nơi khác – cõi trời tốt hơn địa ngục – nhưng tất cả đều là dukkha, có nghĩa chỉ là tạm thời và không hoàn hảo. Sáu cảnh giới tái sinh thường được minh họa bởi Bhava Chakra hoặc Wheel of Life (Bánh Xe Sự Sống hay Vòng Luân Hồi). 1/8

  2. Lục Đạo Luân Hồi Sáu cõi luân hồi này thuộc Dục giới, được gọi là Kamadhatu. Trong vũ trụ Phật giáo cổ đại, Tam giới bao gồm 3 giới như: Vô sắc giới (Arupyadhatu), thế giới vô tướng; Sắc giới (Rupadhatu), thế giới của hình thức; và Dục giới (Kamadhatu), thế giới của ham muốn. Ngoài ra, trong Tam giới còn phân chia ra thành 31 cõi khác nhau. 1. Cõi Trời (Devas): Cõi trời là cõi của hạnh phúc. Mặt không tốt của cõi này là mọi thứ quá tuyệt vời và những điều này khiến cho chúng sinh cõi trời thường bỏ quên việc tu hành giải thoát. Thay vào đó, họ dần sử dụng phước báu mà họ đã tích lũy từ các kiếp trước để hưởng thụ, do vậy khi hết phước họ lại tái sinh vào các cõi khác thấp hơn. Những chúng sinh ở cõi trời có rất nhiều quyền năng và uy lực so với con người. Tuy nhiên, chúng sinh ở cõi trời sống rất lâu nhưng không bất tử, hiểu biết rất nhiều nhưng không biết hết được mọi thứ, có nhiều quyền phép nhưng chỉ có giới hạn và 2/8

  3. không có năng lực vô biên. Vì vậy, chúng sinh cõi trời rất khác với khái niệm trời trong văn hóa phương tây. Cõi trời phân chia thành nhiều tầng, khác nhau ở mức độ hạnh phúc và quyền năng. Tùy thuộc vào nghiệp mà chúng sinh sẽ được sinh vào tầng cao hay thấp. Cõi Trời 2. Cõi A Tu La (Asura): A-tu-la là những sinh vật mạnh mẽ, đầy tài năng và đôi khi được mô tả như là kẻ thù của cư dân trên cõi trời. A-tu-la biểu trưng cho sự phẫn nộ, thù hận và “ghen ăn tức ở” những người tài giỏi hơn mình. Những người luôn mong muốn vượt trội hơn người khác, không có sự kiên nhẫn, công bằng đối với những người thấp kém hơn, họ thích được sùng bái như các vị thần. Nhưng phúc đức kém hơn người cõi trời nên dẫn đến thù hận và ganh ghét, điều này đã khiến họ tái sinh trong cảnh giới A-tu-la. 3/8

  4. Cõi Atula 3. Cõi Người (Manusya) : Cõi người là cõi lý tưởng trong 6 cảnh giới tái sinh mà từ đó chúng sinh có thể thoát khỏi vòng luân hồi. Cảnh giới này được xem là có nhiều điều thuận lợi để tu tập giải thoát, từ việc có ý thức cho đến các thử thách và lợi lạc trong cuộc sống giúp con người nhận ra đâu là hạnh phúc đích thực và nỗ lực hết mình để đạt giác ngộ. Tuy nhiên, vì sự phức tạp trong cảnh giới này nên nhiều người dành hầu hết thời gian để trốn tránh đau khổ và trải nghiệm thú vui của cuộc sống, đôi lúc có hành động và ý nghĩ không tốt tạo nên nghiệp bất thiện khiến họ vẫn tái sinh ở cõi người hoặc các cảnh giới thấp hơn. Cõi người tượng trưng cho niềm đam mê, hoài nghi và ham muốn. Giác ngộ đang ở trong tầm tay của loài người, nhưng chỉ một số ít nhận ra và quyết tâm khai mở nó. 4/8

  5. Cõi Người 4. Cõi Súc Sinh (Tiryagyoni): Cõi súc sinh bao gồm các loài động vật, côn trùng hay vi sinh vật…được đánh dấu bằng sự thiếu hiểu biết, thành kiến và tự mãn. Họ sống theo bản năng, không nhận thức được tốt-xấu, thiện-ác và cố tránh khỏi sự khó chịu hoặc bất cứ điều gì không quen thuộc. 5/8

  6. Cõi Súc Sinh 5. Cõi Ngạ Quỷ (Preta): Ngạ quỷ hay những con ma đói được mô tả như những sinh vật có bụng to, trống rỗng nhưng họ có miệng và cổ nhỏ đến mức không thể nuốt được. Chúng sinh ở cõi ngạ quỷ vô hình với giác quan của con người, nhưng có ý kiến cho rằng con người có thể nhìn thấy họ trong một số trường hợp. Chúng sinh ở cõi ngạ quỷ mang nhiều hình hài khác nhau, cũng có những chúng sinh mang hình hài con người nhưng với chân tay nhỏ, bụng rất to và dài, cổ hẹp. Điều này đặc trưng cho việc họ cực kỳ đói khát (bụng to) nhưng rất khó khăn để thỏa mãn cơn đói (cổ hẹp). Ngạ quỷ được cho là thường sống ở các bãi rác hoặc hoang mạc của cõi người, và có thểở các nơi khác tùy vào nghiệp quá khứ của họ. Một số trong số họ có thể ăn một ít, nhưng rất khó tìm đồ ăn thức uống. Số khác có thể tìm được đồ ăn, nhưng rất khó 6/8

  7. nuốt. Một số khác nữa khi ăn vào thì đồ ăn biến thành lửa khi họ nuốt vào. Cũng có trường hợp đồ ăn và thức uống biến mất ngay trước mắt họ khi họ tìm thấy. Vì vậy, ngạ quỷ luôn luôn đói. Cùng với đói khát, ngạ quỷ cũng phải chịu đựng nóng lạnh thất thường, ngay cả ánh trăng mùa hè cũng thiêu đốt họ, trong khi ánh nắng mặt trời mùa đông vẫn làm họ cóng lạnh. Ngạ quỷ cũng có một số quyền năng và có thể sử dụng để chống lại lẫn nhau hoặc dọa con người. Tại các chùa thường cúng thí thực vào buổi chiều, chính là bố thí thức ăn cho ngạ quỷ. Cõi Ngạ Quỷ 6. Cõi Địa Ngục (Naraka): Địa ngục là cõi hoàn toàn đau khổ, là nơi chúng sinh bị đày đọa do tạo các nghiệp xấu, ác của mình đã tạo ra trong quá khứ. Có thể bị đày đọa đến mức độ cảm giác như đã chết, nhưng chúng sinh sau đó lại được phục hồi và bị đày đọa tiếp. Theo các tài liệu 7/8

  8. chính thống thì việc bị đày đọa là do quỷ sai hoặc các chúng sinh khác trong địa ngục thực hiện. Mặc dù thời gian ở trong địa ngục không kéo dài vô tận nhưng thời gian đó thường là rất lâu. Địa ngục theo cách nhìn của Phật giáo rất khác so với các tôn giáo khác. Theo các tài liệu được ghi chép lại, chúng sinh khi tái sinh vào địa ngục chịu sự phán xét của các vị diêm vương rồi bị đày đoạ. Việc đọa vào cõi địa ngục phụ thuộc hoàn toàn vào nghiệp bất thiện, nghiệp ác của chúng sinh đó, và khi đã trả hết nghiệp có liên quan, chúng sinh sẽ tái sinh vào các cõi khác cao hơn. Địa ngục được phân thành nhiều tầng, khác nhau về mức độ đày đọa. Con người không thể nhìn thấy chúng sinh trong địa ngục. Hiện nay, có nhiều mô tả khác nhau về sự phân chia các tầng cũng như hình thức đau khổở các tầng. Địa ngục thống khổ cùng cực là địa ngục A-Tỳ theo kinh điển ghi chép lại. Cõi Địa Ngục 8/8

More Related