1 / 15

CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT. NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 3. 3.1 - Quyết định và các bước ra quyết định 3.2 - Ra quyết định trong điều kiện xác định 3.3 - Ra quyết định trong điều kiện rủi ro 3.4 - Ra quyết định trong điều kiện không xác định.

cicero
Download Presentation

CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

  2. NỘI DUNG CHÍNHCHƯƠNG 3 3.1 - Quyết định và các bước ra quyết định 3.2 - Ra quyết định trong điều kiện xác định 3.3 - Ra quyết định trong điều kiện rủi ro 3.4 - Ra quyết định trong điều kiện không xác định Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất

  3. 3.1- QUYẾT ĐỊNH VÀ CÁC BƯỚC RA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT • Quá trình quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh về thực chất là quá trình thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định quản lý. Việc ra quyết định phải dựa trên cơ sở các thông tin thu nhận được. • Quyết định quản lý là hành vi sáng tạo với tư cách là sản phẩm lao động của chủ thể quản lý, nhằm định ra mục tiêu, chương trình, tính chất hoạt động của người hoặc cấp phải thực hiện quyết định đó. • Trong từng trường hợp cụ thể, việc ra quyết định là lựa chọn một phương án tối ưu trong một tập,thường là hữu hạn, các phương án. Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất

  4. 3.1- QUYẾT ĐỊNH VÀ CÁC BƯỚC RA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT • Phân loại quyết định dựa theo các tiêu thức sau + Theo tính chất: Chiến lược, Đường lối, Chiến thuật + Theo thời gian: Dài hạn, Trung hạn, Ngắn hạn. + Theo phạm vi: Toàn cục, Bộ phận • Theo cách phản ứng của người ra quyết định, quyết định gồm 2 loại cơ bản: + Quyết định trực giác và quyết định có lý giải. Quyết định trực giác & quyết định lý giải là gì? Theo bạn cái nào tốt ? Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất

  5. 3.1- QUYẾT ĐỊNH VÀ CÁC BƯỚC RA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT • Quá trình ra quyết định bao gồm các bước sau: 1/ Sơ bộ đề ra nhiệm vụ 2/ Chọn tiêu chuẩn đánh giá 3/ Thu thập thông tin để làm rõ nhiệm vụ đề ra 4/ Chính thức đề ra nhiệm vụ 5/ Dự kiến các phương án có thể 6/ Xây dựng mô hình ra quyết định 7/ Truyền đạt quyết định đến người thi hành và lập kế hoạch tổ chức thực hiện quyết định 8/ Kiểm tra việc thực hiện quyết định 9/Điều chỉnh quyết định 10/ Tổng kết việc thực hiện quyết định Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất

  6. 3.2- RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH • Trong tình huống này tất cả các nhân tố môi trường và hệ thống bị quản lý được cho trước. Ví dụ trong ngắn hạn (dưới 1 năm), có thể xác định một cách chính xác chi phí sản xuất cho việc phục vụ trang thiết bị, vì tất cả các chi phí bộ phận như chi phí tiền lương, khấu hao, chi phí điện năng... đều đã biết chắc chắn. • Để ra quyết định trong trường hợp này cần sử dụng các phương pháp toán kinh tế như: các mô hình thống kê; các mô hình toán tối ưu; ... Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất

  7. 3.2- RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH • Các mô hình thống kê: Sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: dự đoán kinh tế, lý thuyết xác suất và thống kê, lý thuyết điều tra chọn mẫu, lý thuyết tồn kho dự trữ... • Các mô hình tối ưu: • + Mô hình quy hoạch tuyến tính • + Mô hình mạng lưới PERT • + Phương pháp so sánh hiệu quả • + Phương pháp so sánh điểm hòa vốn Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất

  8. 3.3- RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO • Trong các bước của tiến trình ra quyết định, thu thập thông tin và xử lý thông tin được chia làm hai giai đoạn riêng biệt vì lý do phân loại, đánh giá thông tin về tính đầy đủ, chính xác của thông tin là giai đoạn hết sức quan trọng cho nhà quản lý thấy rõ trạng thái thông tin để có thể lựa chọn các phương án mô hình thích hợp trong giai đoạn sau. • Ra quyết định trong trường hợp này dùng các phương pháp sau: - Làm cực đại giá trị kỳ vọng được tính bằng tiền EMV - Làm cực tiểu thiệt hại cơ hội kỳ vọng EOL Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất

  9. 3.3- RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO • a. Mô hình Max EMV(Expected Monetary Value) • EMV* = max{EMV(i)}EMV (i) = ∑ A (Sj) Pij A(Sj) : Xác suất để trạng thái j xuất hiện • Pij : Lợi nhuận/chi phí của phương án i ứng với trạng thái j i=1 đến n (n phương án) • j=1 đến m (m trạng thái) Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất

  10. 3.3- RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO • b. Mô hình Min EOL(Expected Opporturnity Loss) • Thiệt hại cơ hội OL của phương án i ứng với trạng thái j được xác định: OLij= MaxPij - Pij • Đây chính là số tiền ta bị thiệt khi ta không chọn được phương án tốt nhất. • Thiệt hại cơ hội kỳ vọng EOL của phương án i được xác định như sau:EOL(i)=∑A(Sj)*OLij EOL* = min {EOL(i)} PP tối thiểu hoá thiệt hại cơ hội kỳ vọng và PP tối đa hoá giá trị kỳ vọng luôn đưa đến cùng một kết quả lựa chọn? Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất

  11. 3.4- RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG XÁC ĐỊNH • Trong điều kiện không xác định, ta không biết được xác xuất của sự xuất hiện của mỗi trạng thái hoặc các dữ liệu liên quan đến bài toán không có sẵn. • Trường hợp này có thể dùng một số mô hình sau: • Mô hình Maximax • Mô hình Maximin • Mô hình Minimax • Phương pháp chuyên gia ?? Bạn cho ví dụ áp dụng các mô hình?? Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất

  12. 3.4- RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG XÁC ĐỊNH • Mô hình Maximax • Tìm phương án có giá trị đạt được lớn nhất • Maximax = Max(MaxP) • Trong mô hình này, tìm được lợi nhuận tối đa có thể có được bất chấp rủi ro, vì vậy tiêu chuẩn này còn được gọi là tiêu chuẩn lạc quan. Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất

  13. 3.4- RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG XÁC ĐỊNH • Mô hình Maximin • Maximin = Max(MinP) • Nghĩa là tìm giá trị đạt được thấp nhất của từng phương án, sau đó chọn phương án có giá trị đạt được thấp nhất lớn nhất. Cách làm này còn gọi là quyết định bi quan. Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất

  14. 3.4- RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG XÁC ĐỊNH • Mô hình Minmax • PA = Min[MaxOLij] • Trong mô hình này, ta tìm phương án cực tiểu thiệt hại cơ hội có giá trị lớn nhất. Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất

  15. 3.4- RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG XÁC ĐỊNH • Phương pháp chuyên gia • Phương pháp chuyên gia là phương pháp dự báo dựa vào trình độ uyên bác về lý luận và thực tiễn của nhà khoa học, nhà quản lý • Phương pháp chuyên gia có ưu thế hơncác phương pháp khác khi tiến hành đánh giá quá trình kinh tế có tầm bao quát rộng, cấu trúc nội dung phức tạp, nhiều chỉ tiêu, nhiều nhân tố chi phối làm cho xu hướng vận động phát triển của vấn đề có biểu hiện đa dạng khó định lượng bằng con đường tiếp cận trực tiếp để tính toán, đo đạc bằng các phương pháp ước lượng và bằng các công cụ đo chính xác. PP chuyên gia theo bạn ‘’khó thực hiện’’ ở điểm nào? Chương 3: Ra quyết định trong quản trị sản xuất

More Related