1 / 41

Nghiệp Vụ Quản Lý Thư Viện

Nghiệp Vụ Quản Lý Thư Viện. GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thuỷ SV: Phạm Tuấn Anh Võ Thị Mỹ Dung Trương Thị Mai Trần Trọng Thoàng. Nội Dung. Các Khái Niệm Các Tiêu Chuẩn Biên Mục Các Phân Hệ Quản Lý Thư Viện Ngiệp Vụ Biên Mục Theo MARC21 Phân Loại Tài Liệu. Các Khái Niệm. OPAC

wylie-keith
Download Presentation

Nghiệp Vụ Quản Lý Thư Viện

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Nghiệp Vụ Quản Lý Thư Viện GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thuỷ SV: Phạm Tuấn Anh Võ Thị Mỹ Dung Trương Thị Mai Trần Trọng Thoàng

  2. Nội Dung • Các Khái Niệm • Các Tiêu Chuẩn Biên Mục • Các Phân Hệ Quản Lý Thư Viện • Ngiệp Vụ Biên Mục Theo MARC21 • Phân Loại Tài Liệu

  3. Các Khái Niệm • OPAC • BBK • UDC • DDC • LC • Khung đề mục quốc gia • Tiêu đề đề mục • Biểu ghi thư mục • NLM • ILL • ISBN • Z39.50

  4. Các Khái Niệm • OPAC • OPAC là từ viết tắt của Online Public Access Catalog (mục lục truy cập công cộng trực tuyến). • OPAC là một mục lục điện tử, có khả năng tìm kiếm trực tuyến. • OPAC chạy được trên nền Web gọi là Web OPAC. Web OPAC dùng cho các thư viện để chia sẻ thông tin thư mục. • Người dùng tìm kiếm tài liệu, sách, tạp chí,... Trực tuyến dưới sự kiểm soát của một thư viện.

  5. Các Khái Niệm • BBK • BBK là bảng phân loại dành cho thư viện do thư viện Khoa Học Kĩ Thuật trung ương biên soạn. • UDC • UDC (Universal Decimal Classification) là khung phân loại cung cấp các chỉ số phân loại cho thư viện.

  6. Các Khái Niệm • DDC • DDC (Dewey Decimal classification) là một hệ thống cung cấp các chỉ số phân loại thư viện. • LC • LC (Library of Congress Classification) cung cấp các mục từ về các chỉ số phân loại theo khung phân loại LC do thư viện Quốc hội Mỹ phát triển.

  7. Các Khái Niệm • Khung đề mục quốc gia • Cung cấp các mục từ chỉ số phân loại theo khung đề mục quốc gia do Việt Nam phát triển. • Tiêu đề đề mục • Cung cấp các từ khóa có kiểm soát và phân cấp dùng để mô tả nội dung của ấn phẩm.

  8. Các Khái Niệm • Biểu ghi thư mục • Là một tiểu dẫn trên phiếu mục lục, trang giấy in, hay những dạng khác chứa thông tin thư mục về một tài liệu. • Một biểu ghi thư mục thường chứa: - Một bảng mô tả tài liệu. - Thông tin về nội sung của tài liệu. - Những tiêu đề. - Chi tiết kho tin (nếu có).

  9. Các Khái Niệm • NLM • NLM là khung phân loại tổng hợp, kết hợp giữa khung phân loại của thư viện quốc gia về y học của Mỹ và khung LC của thư viện Quốc hội Mỹ. • ILL • ILL là một dịch vụ đọc giả có thể mượn sách, tài liệu được sở hửu bởi một thư viện khác có liên kết. Còn gọi là mượn liên thư viện.

  10. Các Khái Niệm • ISBN • ISBN (International Standard Book Number ) là mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách. • Z39.50 • Z39.50 là tiêu chuẩn đặc tả giao thức tìm kiếm và truy tìm thông tin dựa trên kiến trúc khách/ chủ từ các CSDL từ xa, sử dụng đồng thời một giao diện chung.

  11. Các Tiêu Chuẩn Biên Mục • MARC • Định nghĩa • Tầm quan trọng của MARC • Các biến thể của MARC • MARC21 • ISBD

  12. MARC • Định nghĩa • Khổ mẫu biên mục máy tính đọc được (MARC - Machine Readable Cataloguing) là các tiêu chuẩn dùng để trình bày thông tin thư mục và thông tin liên quan đến sách và các tài liệu thư viện khác dưới dạng máy tính đọc được và để trao đổi dữ liệu giữa các máy tính. • Tầm quan trọng của MARC • Mô tả nguồn tin theo khổ mẫu. • Tìm kiếm thông tin nhanh chóng dựa vào các trường đặc thù. • Có khuôn dạng chung để chia sẻ CSDL với các thư viện khác.

  13. MARC • Các biến thể của MARC • MARC21 • AUSMARC • NORMARC • UNIMARC • ...... • MARC21 • Là kết quả của sự kết hợp của Hoa Kỳ và Canada. • Dùng để biên mục dữ liệu trong thư viện theo chuẩn quốc tế. • Giúp dễ dàng trao đổi CSDL giữa các thư viện. • Được nhiều thư viện trên thế giới sử dụng rộng rãi.

  14. ISBD • ISBD (International Standard Bibliographic Description) là một tập hợp các quy tắt được tạo bởi các Liên Đòan Quốc Tế và Tổ Chức hiệp hội thư viện để biên mục tài liệu trong thư viện. • Ấn bản được hợp nhất vào năm 2007.

  15. Các Phân Hệ Quản Lý Thư Viện • Phân hệ biên mục • Phân hệ tra cứu (OPAC) • Phân hệ mượn trả • Phân hệ lưu thông tài liệu • Phân hệ bổ sung • Phân hệ mượn liên thư viện (ILL) • Phân hệ thống kê, báo cáo • Phân hệ quản lý • Phân hệ quản lý tài nguyên • Phân hệ quản lý bạn đọc • Phân hệ quản lý ấn phẩm định kỳ

  16. Phân hệ biên mục • Thực hiện việc thay đổi nội dung của cơ sở dữ liệu, nhập thêm thông tin đầy đủ của một ấn phẩm mới trong thư viện. • Thêm các trường dữ liệu cần thiết cho từng thư viện, phục vụ cho quá trình biên mục. • Xem, xóa, sửa thông tin của một ấn phẩm.

  17. Phân hệ tra cứu (OPAC) • Đọc giả có thể tra cứu, tìm kiếm trực tuyến tài liệu được lưu trữ trong CSDL của thư viện. • Có thể tìm kiếm trên nhiều thư viện. • Hỗ trợ chuẩn tìm kiếm liên thư viện Z39.50

  18. Phân hệ mượn trả • Dùng để quản lý và ghi lại việc người đọc mượn và hòan trả các ấn phẩm thư viện, từ đó đưa là các thống kê. Như: • Hợp lệ ấn phẩm: ấn phẩm đang được sử dụng hay đang ở trạng thái rỗi. • Hợp lệ bạn đọc: kiểm tra hạn thẻ, số sách được mượn, vị trí của đọc giả trong hàng đợi.

  19. Phân hệ lưu thông tài liệu • Là phân hệ giao dịch cho phép hệ thống cho mượn và nhận trả tài liệu. • Thể hiện số vòng quay của tài liệu, số ấn phẩm đang được mượn. • Giúp bạn đọc biết được các tài liệu sẵn sàng cho mượn hay đã được mượn rồi.

  20. Phân hệ bổ sung • Dùng để quản lý sự thay đổi số lượng của các ấn phẩm trong thư viện kể từ lúc đăng ký vào thư viện cho đến mọi thay đổi như mất mát, thanh lý, bổ sung thêm của ấn phẩm trong suốt quá trình tồn tại trong thư viện của nó. • Có các nội dung chủ yếu: đơn đặt, quỹ, xếp giá, kho, thống kê, báo cáo; • Quản lý tài chính của một thư viên.

  21. Phân hệ mượn liên thư viện (ILL) • Quản lý những giao dịch trao đổi tư liệu với các thư viện khác. • Cho phép bạn đọc của thư viện này có thể mượn sách tại các thư viện khác.

  22. Phân hệ thống kê, báo cáo • Quản lý hệ thống báo cáo • Báo cáo nhà sách • Báo cáo nhà xuất bản • Báo cáo tác giả sách • Báo cáo tình trạng sách • Báo cáo vị trí sách • Báo cáo bạn đọc • Báo cáo phiếu mượn sách • Quản lý hệ thống thống kê • Thống kê sách • Thống kê nhà xuất bản • Thống kê tác giả sách • Thống kê vị trí lưu trữ sách trong kho

  23. Phân hệ quản lý • Người dùng: quản lý thông tin người dùng có thể truy cập vào hệ thống với những chức năng khác nhau. Thêm, xóa, sửa một người dùng. • Nhật ký hệ thống: lưu lại tòan bộ thông tin về các thao tác của người dùng lên hệ thống, như: nhập thông tin ấn phẩm nào, thời gian nào, số lượng bao nhiêu,.... • Tham số hệ thống.

  24. Phân hệ quản lý tài nguyên • Quản lý đầu sách • Quản lý phân loại sách • Quản lý nhà xuất bản • Quản lý tình trạng sách • Quản lý tác giả sách • Quản lý kho, quầy, kệ • Quản lý vị trí sách trong kho

  25. Phân hệ quản lý bạn đọc • Quản lý đọc giả • Quản lý loại đọc giả

  26. Phân hệ quản lý ấn phẩm định kỳ • Cho phép quản lý các dạng ấn phẩm phát hành tiếp tục, theo định kỳ như: báo, tạp chí, tập san, niên giám,...

  27. Nghiệp Vụ Biên Mục Theo MARC21 • Giá trị ngầm định • Biên mục chi tiết

  28. Giá trị ngầm định • Để đặt ra những giá trị cố định cho các trường tương ứng trong bản ghi biên mục • Giúp giảm bớt thao tác lặp đi lặp lại khi nhập tin cho những trường này với các đầu ấn phẩm khác nhau. • Hiện thực mẫu: 700 Thông tin học trong hoạt động thông tin thư viện.

  29. Biên mục chi tiết • Biên mục theo chuẩn MARC21 • Quy trình nhập cho từng thông tin có thể theo chuẩn sau:

  30. Biên mục chi tiết • Ví dụ: Thông tin sách: Tiêu đề: Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí minh Tác giả: Đào Duy Tùng (chủ biên), Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Đình Tứ. Thể loại: Chính trị Quốc Gia. Ngôn ngữ: Việt Nam. Năm xuất bản: 2003. Kích cỡ: 849trang, dày 21cm. Đính kèm: có tài liệu dưới dạng CD. Giá : 39.000VND • Biên mục:

  31. Biên mục chi tiết

  32. Phân Loại Tài Liệu • Mục Đích • Một Số Bảng Phân Loại Tiêu Biểu Của Thế Giới Và Việt Nam • Phương Pháp Phân Loại Tài Liệu • Phương Pháp Mã Hóa Ký Hiệu Tên Sách

  33. Mục Đích • Nhằm xây dựng mẫu tìm kiếm tài liệu theo nội dung. • Tổ chức kho sách theo phân loại nhằm phục vụ tự chọn, nhằm những tác dụng sau: • Giúp tìm chọn những quyển sách phù hợp trong số cùng loại. • Hướng dẫn đọc sách theo một trình tự logic khoa học. • Sáng tạo ra nhu cầu người đọc hoặc giúp tìm tài liệu thay thế trong số cùng loại. • Qua ký hiệu phân loại người làm công tác bổ sung có thể nắm được thành phần kho sách để lập kế hoạch bổ sung thành phần kho sách. • Phục vụ cho công tác báo cáo thống kê và công tác thư mục.

  34. Một Số Bản Phân Loại Tiêu Biểu Của Thế Gới Và Việt Nam • Khung Phân Loại Thập Phân Dewey • Khung Phân Loại Thập Phân Bách Khoa • Khung Phân Loại Thư Viện Thư Mục BBK • Khung Phân Loại Dùng Cho Thư Viện Khoa Học Tổng HỢp

  35. Khung Phân Loại Dùng Cho Thư Viện Khoa HỌc Tổng Hợp • Bảng chính • Các bảng phụ trợ • Trợ ký hiệu hình thức • Trợ ký hiệu địa lý • Trợ ký hiệu phân tích • Trợ ký hiệu ngôn ngữ • Trợ ký hiệu dân tộc • Bảng tra cứu chủ đề

  36. Các Bảng Phụ Trợ • Trợ ký hiệu hình thức • Sử dụng phản ánh chủ yếu khía cạnh hình thức của tài liệu. • Ví dụ: (03) Bách khoa tòan thư, từ điển (05) Các ấn phẩm định kỳ và liên tục (07) Nghiên cứu giảng dạy môn học. Tài liệu nói về phương pháp giảng dạy. (08) Sách tham khảo. Các tài liệu tranh ảnh. Các loại băng đĩa kèm theo. (09) Lịch sử khoa học (lịch sử khoa học nói chung. Thân thế và sự nghiệp các nhà hoạt động khoa học).

  37. Các Bảng Phụ Trợ • Trợ ký hiệu địa lý • Phản ánh các khái niệm địa lý tự nhiên và các quốc gia. • Ký hiệu này sử dụng chữ cái và số Ả Rập để trong ngoặc đơn. • Ví dụ: (V) Việt Nam (4) Châu Á (5) Châu Âu (6) Châu Phi (7) Châu Mỹ (9) Châu Úc và Châu Đại Dương. Bắc cực và Nam cực.

  38. Các Bảng Phụ Trợ • Trợ ký hiệu phân tích • Được sử dụng để chi tiết hóa một số đề mục của môn loại nhằm phản ánh khía cạnh nghiên cứu khác nhau của chủ đề hay các quá trình công nghệ, kỹ thuật,... • Ký hiệu này sử dụng dấu gạch đứng trước số Ả Rập. • Ví dụ: - 01 Lịch sử ngôn ngữ - 02 Văn tự (chữ viết) - 03 Từ điển học - 04 Chính tả - 05 Ngữ âm. Âm vị, ngữ âm học mô tả, phiên âm - 06 Ngữ pháp

  39. Các Bảng Phụ Trợ • Trợ ký hiệu ngôn ngữ • Được sử dụng để mô tả ngôn ngữ giải thích và ngôn ngữ xuất bản của các tài liệu. • Ví dụ: Các ngôn ngữ của thế giới Anh quy ước là A Pháp quy ước là F Balan quy ước là BA Các ngôn ngữ của các dân tộc ít người của Việt Nam Ngôn ngữ Bana quy ước là BN Ngôn ngữ Giarai quy ước là GIA

  40. Các Bảng Phụ Trợ • Trợ ký hiệu dân tộc • Dùng để mô tả vấn đề dân tộc của một tài liệu. • Ví dụ: Dân tộc Bana có ký hiệu là: (=BN) Dân tộc Giarai có ký hiệu là: (=GIA)

  41. The End

More Related