1 / 607

TRƯỜNG ĐẠI HỌC B Á CH KHOA H À NỘI ViỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC B Á CH KHOA H À NỘI ViỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ. KINH TẾ VĨ MÔ. GIỚI THIỆU KINH TẾ HỌC. Ch ương 1. THỊ TRƯỜNG CUNG, CẦU,VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ. Ch ương 2. CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN CỦA KINH TẾ VĨ MÔ. Ch ương 3. CẤU TR Ú C MÔN HỌC. TỔNG CẦU VÀ MÔ HÌNH SỐ NHÂN CƠ BẢN. Ch ương 4.

kiril
Download Presentation

TRƯỜNG ĐẠI HỌC B Á CH KHOA H À NỘI ViỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIViỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ

  2. GIỚI THIỆU KINH TẾ HỌC Chương 1 THỊ TRƯỜNG CUNG, CẦU,VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ Chương 2 CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN CỦA KINH TẾ VĨ MÔ Chương 3 CẤU TRÚC MÔN HỌC

  3. TỔNG CẦU VÀ MÔ HÌNH SỐ NHÂN CƠ BẢN Chương 4 TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Chương 5 MÔ HÌNH IS-LM. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG MÔ HÌNH Chương 6 CẤU TRÚC MÔN HỌC

  4. MÔ HÌNH TỔNG CẦU - TỔNG CUNG (7+8) Chương 7 KINH TẾ PHÁT TRIỂN (lạm phát; thất nghiệp, tăng trưởng (9+ 10) KINH TẾ MỞ (11+12) Chương 8 Chương 8 CẤU TRÚC MÔN HỌC

  5. Tài liệu tham khảo • Giáo trình kinh tế học vĩ mô. PGS. TS Nguyễn Ái Đoàn. NXB Bách khoa HN. 2006 • Bài tập kinh tế học vĩ mô. PGS. TS Nguyễn Ái Đoàn. NXB Bách khoa HN. 2007 • Kinh tế học David Begg. Stanley Fischer. Rudiger Dornbusch.

  6. 1.4 1.6 1.5 1.3 1.2 1.1 Khan hiếm nguồn lực và ba vấn đề kinh tế cơ bản Khái niệm kinh tế cơ bản Phân biệt kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô Nội dung cơ bản của kinh tế học vĩ mô Mô hình và phương pháp mô hình trong kinh tế học Nội dung cơ bản của kinh tế học Chương 1:GIỚI THIỆU KINH TẾ HỌC

  7. 1.1Khan hiếm nguồn lực và ba vấn đề kinh tế cơ bản • Xã hội ngày càng phát triển • Nhu cầu ngày càng tăng cao. • Nhu cầu về các nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực) ngày càng tăng cao =>Nguồn lực ngày càng khan hiếm Lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự khan hiếm các nguồn lực • Động lực : tìm kiếm nguồn lực mới • Động lực: sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện hữu • Giải quyết mâu thuẫn cầu ngày càng tăng, cung thì hữu hạn

  8. 1.1Khan hiếm nguồn lực và ba vấn đề kinh tế cơ bản Mâu thuẫn này làm nảy sinh ba vấn đề kinh tế cơ bản: • Sản xuất cái gì?? không thể sản xuất mọi thứ. Phải lựa chọn sản xuất cái gì. Tùy theo nhu cầu và khả năng của mình. • Sản xuất như thế nào?Sản xuất sao cho có hiệu quả nhất. • Sản xuất cho ai? Phân chia lợi ích thu được

  9. 1.2 Khái niệm kinh tế cơ bản Kinh tế học nghiên cứu cái gì? Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học? là sự vận động của nền kinh tế và cơ chế vận hành của nó • Cách thức giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản khác nhau, làm hình thành các cơ chế kinh tế khác nhau • Cơ chế thị trường: giải quyết trên thị trường thông qua giá cả. Nguồn lực khan hiếm, ai sử dụng hiệu quả hơn có thể chấp nhận giá cao hơn=> sở hữu được nguồn lực đó. Nhu cầu của khách hàng sẽ định hướng doanh nghiệp sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? Mức độ tự do cao. Tạo động lực phát triển. Duy nhất có một cơ chế kiểm soát qua giá

  10. 1.2 Khái niệm kinh tế cơ bản • Cơ chế kế hoạch hóa tập trung: Chính phủ quyết định : sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai thông qua các bản kế hoạch tương ứng. Tự do rất hạn chế. => hạn chế động lực phát triển. Kiểm soát chặt chẽ • Cơ chế kế hỗn hợp: nằm giữa hai thái cực trên. Khu vực nhà nước và tư nhân tương tác với nhau giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản. Nhà nước kiểm soát một phần đáng kể thông qua thuế, thanh toán chuyển nhượng (TR), cung cấp các hàng hóa dịch vụ công cộng (an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội..). Chính phủ đóng vai trò là người sản xuất hàng hóa tư nhân thông qua các doanh nghiệp nhà nước

  11. 1.3 Nội dung cơ bản của kinh tế học • Nguồn lực hữu hạn . Không thể sản xuất mọi thứ mà con người mong muốn. Muốn sản xuất nhiều vũ khí thì phải giảm sản xuất lương thực…Muốn tiêu dùng nhiều hôm nay thì phải giảm đầu tư cho tương lai => Mô hình đường tới hạn (PPF –Prod. Possibiity. Frontier)

  12. 1.3 Nội dung cơ bản của kinh tế học • Nguồn lực hữu hạn . Đường tới hạn (PPF –Prod. Possibiity. Frontier). Chỉ ra mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được trong một thời kỳ nhất đinh, với một số lượng đầu vào và công nghệ nhất định. PPF đưa ra các khả năng lựa chọn khác nhau. • Trong lựa chọn phải chấp nhận hy sinh và đánh đổi: được thêm một đơn vị sản phẩm 1 thì phải hy sinh một số lượng tương ứng sản phẩm 2. vẽ hình • Khi tổng nguồn lực tăng lên PPF dịch chuyển ra bên ngoài. Sản xuất thêm. Tăng trưởng kinh tế và ngược lại

  13. 1.3 Nội dung cơ bản của kinh tế học • Tính hiệu quả . Làm thế nào để đáp ứng tối đa nhu cầu với nguồn lực hữu hạn. Đó là vấn đề hiệu quả. Nền kinh tế đạt hiệu quả khi nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF). • Nằm phía trong PPF . Các nguồn lực chưa được sử dụng hết, nền kinh tế chưa có hiệu quả (thất nghiệp cao, sản xuất cầm chừng, đất đai bỏ hoang, nhiều nguồn lực phân bổ không hợp lý, sử dụng lãng phí… Có thể nhưng không muốn • Nằm phía ngoài: muốn nhưng không thể • Phấn đấu đẩy đường PPF ra ngoài sang phải

  14. 1.3 Nội dung cơ bản của kinh tế học • Nguyên nhân chưa hiệu quả . • chu kỳ kinh doanh (suy thoái khủng hoảng… ví dụ năm 1929, 2008-2009..). Doanh nghiệp không bán được sản phẩm => buộc phải cắt giảm sản xuất, sa thải nhân công=> thất nghiệp tăng… • Độc quyền – hạn chế động lực phát triển. Sản xuất kém hiệu quả vẫn tồn tại… phân bổ nguồn lực không hợp lý, giá cao, thiệt hại xã hội …

  15. 1.3 Nội dung cơ bản của kinh tế học • Nội dung cơ bản của kinh tế học. • Nguồn lực khan hiếm, do đó kinh tế học cần nghiên cứu cách thức để sản xuất hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Hiệu quả thông qua cách thức phân bổ và sử dụng các nguồn lực. Do đó các vấn đề cơ bản: • Nghiên cứu thị trường các yếu tố sản xuất, cách thức phân bổ các yếu tố nguồn lực này. • Nghiên cứu thị trường tài chính và tác động của nó tới việc huy động vốn trong nền kinh tế

  16. 1.3 Nội dung cơ bản của kinh tế học • Nghiên cứu khả năng điều tiết nền kinh tế và tác động của các chính sách kinh tế tới hiệu quả thị trường • Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế • Nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập • Nghiên cứu tác động của chi tiêu nhà nước, thuế, thâm hụt ngân sách tới tăng trưởng • Nghiên cứu chu kỳ kinh doanh và kiến nghị các chính sách ổn định tăng trưởng • Nghiên cứu các hình thức thương mại giữa các nước và tác động của hàng rào thương mại

  17. 1.3 Nội dung cơ bản của kinh tế học Tóm lại: kinh tế học nghiên cứu cách thức xã hội sử dụng các nguồn lực khan hiếm như thế nào? để sản xuất sản phẩm và phân phối sản phẩm cho các đối tượng khác nhau, từ đó lập luận về các khả năng tác động vào nền kinh tế nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội

  18. 1.4 Phân biệt kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô • Kinh tế vi mô: là một nhánh của kinh tế học, đi sâu nghiên cứu hành vi của các chủ thế, các bộ phận kinh tế riêng biệt như: các thị trường, các hộ gia đình, các hãng • Nghiên cứu chi tiết hành vi của các chủ thể riêng lẻ • Tương tác giữa các chủ thể để hình thành thị trường, ngành • Bỏ qua mối quan hệ giữa hành vi của các chủ thể với toàn bộ nền kinh tế • Phân tích từng phần – đi vào chi tiết

  19. 1.4 Phân biệt kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô • Kinh tế vĩ mô: là một nhánh của kinh tế học, tập trung nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể • Nghiên cứu các đại lượng tổng thể của nền kinh tế • Mức, tốc độ của tăng trưởng của tổng thu nhập • Thất nghiệp • Lạm phát • Nhấn mạnh sự tương táctrong nền kinh tế

  20. Nhánh kinh tế học Giao thoa tương tác • Vĩ mô • Tổng thể • Tương tác giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế • Đơn giản hóa, bỏ qua các chi tiết. Ví dụ: hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa tư liệu sản xuất • Tập trung vào cơ chế vận hành chung • Các đại lượng tổng thể : Tổng thu nhập, tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp • Vi mô • Chi tiết, từng phần • Bỏ qua mối quan hệ giữa hành vi của các chủ thể kinh tế với toàn bộ nền kinh tế • Hành vi riêng lẻ, người tiêu dùng, các hãng, thị trường • Cung cầu,thị trường đối với từng mặt hàng, hành vi ứng xử trên thị trường… 1.4 Phân biệt kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô

  21. 1.5 Nội dung cơ bản của kinh tế học vĩ mô • Kinh tế vĩ mô: là một nhánh của kinh tế học, tập trung nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể • Một quốc gia có thể đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế như thế nào? • Phát triển bền vững • Đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất • Phát triển nguồn lực • Hay dành chỗ cho cạnh tranh? • Kết hợp tối ưu : cạnh tranh hay can thiệp kiểm soát

  22. 1.5 Nội dung cơ bản của kinh tế học vĩ mô • Mức, tốc độ của tăng trưởng của tổng thu nhập • Thất nghiệp • Lạm phát • Nhấn mạnh đến sự tương táctrong nền kinh tế nói chung

  23. 1.5 Nội dung cơ bản của kinh tế học vĩ mô • Làm thế nào để thoát khỏi các giai đoạn xấucủa chu kỳ kinh doanh? • Chu kỳ kinh doanh là gì? • Những giai đoạn xấu của chu kỳ kinh doanh: suy thoái? Khủng hoảng? Nguyên nhân? Hướng giải quyết? • Nguyên nhân lạm phát và kiểm soát lạm phát • Lạm phát? Hậu quả của lạm phát? • Nguyên nhân? • Biện pháp kiểm soát lạm phát • Lạm phát phi mã 1985 – 1989. Ví dụ

  24. 1.5 Nội dung cơ bản của kinh tế học vĩ mô Để tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cần sử dụng những công cụ gì? Sử dụng như thế nào? • Sản lượng của nền kinh tế? • Sản lượng tự nhiên – sản lượng tiềm năng? Mức sản lượng tương ứng với các nguồn lực (NL,VL, TL) mà nền kinh tế có được • Sản lượng thực tế? Dao động xung quanh đường tiềm năng. Khi không sử dụng hết, sử dụng kém hiệu quả=> dưới mức tiềm năng: suy thoái khủng hoảng, thất nghiệp. • Khi phát triển quá nóng? Nguy cơ bùng phát lạm phát. Kiểm soát lạm phát

  25. 1.5 Nội dung cơ bản của kinh tế học vĩ mô Các chính sách nào để khuyến khích đầu tư, tăng tiết kiệm, đẩy mạnh giáo dục đào tạo, hỗ trợ R&D… đảm bảo phát triển bền vững? • Chính sách tài chính. Chính sách liên quan đến chi tiêu của chính phủ (G), thuế. Khi tăng chi tiêu G => thúc đẩy sản xuất, khi tăng thuế? Hạn chế sản xuất… • Chính sách tiền tệ: Chính sách liên quan đến cung tiền và lãi suất: ví dụ khi tăng cung tiền, giảm lãi suất, nới lỏng=> kích thích đầu tư. • Chính sách thu nhập: là kiểm soát tiền công, giá cả, thu nhập thực tế=> mục đích chủ yếu là ổn định, tránh các cú sốc lương và giá

  26. 1.5 Nội dung cơ bản của kinh tế học vĩ mô • Chính sách kinh tế đối ngoại: là kiểm soát quan hệ kinh tế với nước ngoài: xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ giá hối đoái • Sử dụng phối hợp các chính sách để thay đổi các thành phần chi tiêu hướng tới mục tiêu đã lựa chọn. • Mục tiêu muốn giảm chi tiêu dùng tăng tiết kiệm, đầu tư • Tăng thuế tiêu dùng, (chính sách tài chính) • Giảm trợ cấp, giảm thanh toán chuyển nhượng=> giảm thu nhập. (chính sách tài chính) • Giảm lãi suất tăng cung tiền khuyến khích đầu tư. (chính sách tiền tệ)

  27. 1.6 Mô hình và phương pháp mô hình trong kinh tế học Khi nghiên cứu hiện tượng sự kiện sự vật : cần nguyên nhân,các yếu tố ảnh hưởng, tương tác giữa các yếu tố, quan hệ giữa hiện tượng sự vật đó với môi trường bên ngoài. => phương pháp thường được sử dụng mô phỏng cấu trúc tương tác…- phương pháp mô hình. • Ví dụ mua gạo: • Số lượng gạo thiết yếu độc lập tương đối với số tiền phải trả • Số tiền phải trả về phần mình lại phụ thuộc : phụ thuộc những yếu tố như: số lượng người trong gia đình, thu nhập, giá gạo.

  28. 1.6 Mô hình và phương pháp mô hình trong kinh tế học • Tính đơn giản hóa các điều kiện của mô hình: Khi nghiên cứu tập trung nghiên cứu các mối quan hệ và mô hình là công cụ để diễn đạt mối quan hệ đó. Để đơn giản hóa ta đặt mô hình trong những điều kiện nhất định. Ngầm định . Mô hình chỉ đúng trong những điều kiện cụ thể nhất định • Biến ngoại sinh và nội sinh: • biến ngoại sinh: biến bên ngoài. Biến độc lập • biến nội sinh: biến bên trong. Biến phụ thuộc • Thay đổi biến ngoại sinh=> dẫn đến sự thay đổi trong biến nội sinh

  29. Câu hỏi tổng kết • Khái niệm kinh tế học • Nội dung kinh tế học • Phân biệt kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô • Nội dung cơ bản của kinh tế vĩ mô • Công cụ của kinh tế vĩ mô • Mô hình trong nghiên cứu kinh tế

  30. Chương 2: THỊ TRƯỜNG, CUNG, CẦU & VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ 2.1 Thị trường 2.2 Cầu 2.3 Cung 2.4 Mối quan hệ cung cầu và cân bằng thị trường 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu và dịch chuyển đường cầu 2.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới cung và dịch chuyển đường cung 2.7 Thị trường tư do và điều tiết giá cả 2.8 Cơ chế thị trường và vai trò kinh tế của chính phủ

  31. 2.1 THỊ TRƯỜNG • Người bán và người mua gặp nhau và hình thành thị trường • Người mua: bao gồm: • Hãng mua yếu tố sản xuất để tiến hành sản xuất • Người tiêu dùng mua hàng hóa dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân • Người bán: bao gồm: • các hãng bán hàng hóa dịch vụ • Người lao động: cung ứng sức lao động • Chủ sở hữu cung ứng: đất đai, vốn, tư liệu lao động

  32. 2.1 THỊ TRƯỜNG • Thị trường hữu hình và vô hình • Nơi người bán và người mua gặp nhau • Chức năng quan trọng của thị trường là ấn định giá cả sao cho lượng hàng hóa cần mua cân bằng với lượng hàng hóa cần bán

  33. 2.2 CẦU • Thuật ngữ chung để diễn đạt thái độ của người mua và khả năng mua về một loại hàng hóa • Thái độ của người mua: khẩu vị và sự ham thích. Nếu cần thì đắt cũng có thể mua? Nếu rẻ mà không cần thì cũng không mua • Khả năng tài chính • Biểu cầu diễn tả mối quan hệ giữa số lượng cầu về một loại hàng hóa nào đó và giá cả của chính nó với điều kiện các yếu tố khác có thể tác động đến số lượng cầu được coi là giữ nguyên không đổi.

  34. 2.2 CẦU • Đường cầu đồ thị biễu diễn mối quan hệ giữa số lượng cầu về một loại hàng hóa nào đó và giá cả của chính nó với điều kiện các yếu tố khác có thể tác động đến số lượng cầu được coi là giữ nguyên không đổi. • Quan hệ P=f(Q) là hàm nghịch biến. Dốc xuống về phía phải • Q= a0 +a1P. Trong đó : a1 là số âm; a0 là giá trị của Q khi P=0

  35. 2.3 CUNG • Thuật ngữ chung để diễn đạt thái độ của người bán và khả năng bán về một loại hàng hóa • khả năng bán một loại hàng nào đó, tức là khả năng cung ứng một loại hàng hóa nào đó • Giá của hàng hóa đó: giá cao muốn bán nhiều và ngược lại • Giá của các yếu tố đầu vào. Giá cung ứng càng cao, điều kiện sản xuất càng khó khăn, càng khó cung ứng hàng hóa • Công nghệ sản xuất • Chính sách của nhà nước

  36. 2.3 CUNG • Biểu cung diễn tả mối quan hệ giữa số lượng cung ứng về một loại hàng hóa nào đó và giá cả của chính nó với điều kiện các yếu tố khác có thể tác động đến số lượng cung được coi là giữ nguyên không đổi.

  37. 2.3 CUNG • Đường cung đồ thị biễu diễn mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa được cung ứng ứng với mỗi mức giá của chính nó với điều kiện các yếu tố khác có thể tác động đến số lượng cung được coi là giữ nguyên không đổi. • Quan hệ P=f(Q) là hàm đồng biến. Dốc lên về phía phải. Giá tăng cung tăng. Mở rộng sản xuất. Chi phí biên tăng dần. • Q= a0 +a1P. Trong đó : a0 mức cung Q khi P=0, a1 là mức thay đổi của cung khi giá thay đổi 1 đơn vị; Hàm đồng biến nên a1 >0

  38. 2.4 CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG • Cân bằng thể hiện sự cân bằng giữa bên bán và bên mua. Giữa lượng muốn cung và lượng có nhu cầu.Tại điểm cân bằng xác định lượng và giá cân bằng • Trong ví dụ : thị trường cân bằng tại mức giá 40 và Q cân bằng là 200. • Nghiệm này có thể tìm được nhờ giải hệ phương trình • Qd= 400- 5P • Qs= 40+ 4P • Các điều chỉnh hướng về cân bằng

  39. 2.5 Nhân tố ảnh hưởng cầu. Dịch chuyển cầu • Giá thay đổi: Các yếu tố khác có thể tác động giữa nguyên. Dịch chuyển dọc đường cầu • Thay đổi một trong các yếu tố khác: Giá giữ nguyên, dịch chuyển cả đường cầu. • Cầu tăng với mọi mức giá=> dịch chuyển sang phải. Ví dụ : thu nhập tăng, giá cả của hàng hóa thay thế giảm… • Cầu giảm với mọi mức giá=> dịch chuyển sang trái

  40. Giá hàng hóa liên quan. Hàng hóa thay thế Hàng hóa bổ sung Ví dụ Thu nhâp Hàng hóa thông thường Hàng hóa thư cấp Thị hiếu của khách hang Tập quán thói quen Mode.. Giá cả và thu nhập dự tính 2.5 Nhân tố ảnh hưởng cầu. Dịch chuyển cầu Nhân tố ảnh hưởng

  41. 2.6 Nhân tố ảnh hưởng cung. Dịch chuyển cung • Giá thay đổi: Các yếu tố khác có thể tác động giữ nguyên. Dịch chuyển dọc đường cung • Thay đổi một trong các yếu tố khác: Giá giữ nguyên, dịch chuyển đường cung • Cung tăng với mọi mức giá=> dịch chuyển đường cung sang phải. • Cung giảm với mọi mức giá=> dịch chuyển đường cung sang trái

  42. Giácảcủacácyếutốđầuvào: Nhâncông, Nguyênvậtliệu • Chi phítănglợinhuậngiảm, giảmSX, dịchchuyển sang trái, ngượclại Công nghệ sản xuất. Công nghệ hiện đại. Giá thành giảm, cung tăng với mọi mức giá=> dịch chuyển phải và ngược lại Thay đổi thuế, chính sách an toàn lao động, môi trường => thuận lơi hơn hay khó hơn=> dịch chuyển phải hoặc trái 2.6 Nhân tố ảnh hưởng cung. Dịch chuyển cung Nhân tố ảnh hưởng

  43. 2.7 Thị trường tự do và điều tiết giá cả Giá trần (thấp): • Giá trần là mức giá tối đa có tính pháp lý buộc người bán không thể đòi giá cao hơn • Cung mặt hàng thiết yếu khan hiếm. (ví dụ mất mùa) • Xu hướng tăng giá. • Đảm bảo thỏa bãn nhu cầu một số đối tượng có thu nhập thấp • Đặt giá trần thấp => một số nhu cầu không được thỏa mãn => áp dụng tem phiếu , phân phối • Lâu dài có thể gây hậu quả xấu: không kích thích sản xuất, chợ đen

  44. 2.7 Thị trường tự do và điều tiết giá cả Giá sàn (cao): • Mức giá tối thiểu do chính phủ quy định để buộc người mua không được mua với mức giá thấp hơn với một loại hàng hóa dịch vụ nào đó. • Ví dụ: lương tối thiểu. Giải quyết vấn đề xã hội • Mức giá tối thiểu mà cao quá=> dư cung=> chính phủ phải mua hết số dư cung đó để đảm bảo tính hiệu lực của giá sàn • Không đơn giản đối với thị trường lao động. Can thiệp thái quá có khả năng dẫn đền thất nghiệp • Với thị trường khác => gánh nặng cho ngân sách Ví dụ

  45. 2.7 Thị trường tự do và điều tiết giá cả • Thị trường tự do: Giải quyết trên thị trường thông qua giá cả • Nhà nước kiểm soát thông qua việc đưa ra những mức giá khác giá cân bằng. • Giá trần (thấp):Áp dụng khi có sự thiếu hụt hàng hóa thiết yếu. Thỏa mãn một phần nhu cầu đối với hàng hóa thiết yếu của người có thu nhập thấp vì dụ giá trần với lương thực khi mất mùa…hậu quả: thiếu cung, tem phiếu, phân phối chợ đen • Giá sàn (cao):Đảm bảo thu nhập nhất định cho người cung ứng. Ví dụ lương tối thiểu. Hậu quả: Thất nghiệp. Hoặc nhà nước phải thu mua phần cung dư thừa

  46. 2.8 Cơ chế thị trường và vai trò của chính phủ • Cơ chế thị trường: Người bán và người mua tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá trị và lượng hàng hóa dịch vụ Thị trường không có sự can thiệp của nhà nước là thị trường tự do • Giải quyết 3 vấn đề. Sản xuất cái gì được xác định chủ yếu từ nhu cầu của khách hàng Các hãng luôn tìm hiểu nhu cầu để đáp ứng những gì thị trường cần

  47. 2.8 Cơ chế thị trường và vai trò của chính phủ • Giải quyết 3 vấn đề. Sản xuất như thế nào: thông qua cơ chế cạnh tranh. Cạnh tranh: sản xuất sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu, với chi phí nhỏ nhất lợi nhuận cao nhất. Cạnh tranh là động lực phát triển Phân phối theo thu nhập: Thu nhập từ cung ứng Các yếu tố sản xuất. Hàng hóa dịch vụ được phân phối cho người tiêu dùng theo thu nhập của họ • Vai trò của chính phủ. Cơ chế thị trường năng động, thúc đẩy phát triển nhưng còn nhiều vấn đề phải giải quyết: môi trường, phát triển hài hòa bền vững, chênh lệch giầu nghèo, phân hóa xã hội.. => cần sự can thiệp điều chỉnh khi cần thiết

  48. 2.8 Cơ chế thị trường và vai trò của chính phủ • Chính phủ giải quyết các nhiệm vụ Nâng cao hiệu quả: Khuyến khích công bằng Tăng trưởng và phát triển bền vững

  49. 2.8 Cơ chế thị trường và vai trò của chính phủ • Chính phủ giải quyết các nhiệm vụ Nâng cao hiệu quả: hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. 3 yếu tố làm thị trường không cạnh tranh hoàn hảo, do đó phân phối nguồn lực không tối ưu • Độc quyền và cạnh tranh không hoàn hảo: khi người bán hoặc người mua có thể tác động tới giá cả. Ví dụ nhà sản xuất độc quyền tăng giá để đạt lợi nhuận max. Người tiêu dùng thiệt. Xã hội thiệt Giá cao hàng ít. Vẽ đồ thị minh họa

  50. 2.8 Cơ chế thị trường và vai trò của chính phủ • Ảnh hưởng ngoại ứng: là những tác động trong đó có sự trao đổi không tự nguyện về giá trị và lợi ích. Xảy ra khi một hãng hay cá nhân làm hại hoặc làm lợi cho người khác bên ngoài thị trường (nghĩa là không được trả tiền hoặc không phải trả tiền tương ứng) • Hàng hóa công cộng: hàng hóa không thể loại trừ các cá nhân không cho hưởng thụ hàng hóa đó và chi phí gia tăng để phục vụ thêm khách hàng là bằng không

More Related