1 / 22

ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY). ThS . Hồ Kim Thi Khoa Địa lý – Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM Email: hokimthi@gmail.com Blog: www.thidlkt.wordpress.com. Các tác nhân làm thay đổi không gian kinh tế. Ai kiểm soát kinh tế: các hãng sản xuất hay chính phủ?. Nội dung. Lao động. Nhà nước

davida
Download Presentation

ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. ĐỊA LÝ KINH TẾ(ECONOMIC GEOGRAPHY) ThS. Hồ Kim Thi KhoaĐịalý – Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM Email: hokimthi@gmail.com Blog: www.thidlkt.wordpress.com

  2. Các tác nhân làm thay đổi không gian kinh tế Ai kiểm soát kinh tế: các hãng sản xuất hay chính phủ?

  3. Nội dung Lao động • Nhà nước • TNCs • Lao động • Người tiêu dùng • Những người lao động – tác nhân của thay đổi không gian kinh tế toàn cầu. • Người lao động trong chủ nghĩa tư bản toàn cầu

  4. • • • TNCS States • • • • • • A • • • • • • • • • • • • • • • Labour Consumers • • • • Các chuỗi và mạng lưới của các tác nhân trong không gian kinh tế Văn hóa Giới tính sắc tộc Mối quan hệ qua lại cơ bản Công nghệ B Phát triển không đồng đều của tự nhiên Hình 2.1: Hình phối cảnh địa lý kinh tế về kinh tế toàn cầu

  5. Những người lao động – tác nhân của thay đổi không gian kinh tế toàn cầu • Lao động không chỉ là yếu tố sản xuất giống như vốn, trang thiết bị, nguyên liệu, mà còn là những người có vai trò tích cực định hướng nền kinh tế toàn cầu. • Nói cách khác, lực lượng lao động có khả năng cải thiện vị trí tương đối của họ qua đó quyết định bản chất địa lý kinh tế xung quanh họ.

  6. Những người lao động – tác nhân của thay đổi không gian kinh tế toàn cầu Có 2 khía cạnh thể hiện ảnh hưởng của người lao động đến không gian kinh tế toàn cầu: • Di dân chủ động: • Một trong những chiến lược mà người lao động có thể khẳng định khả năng cải thiện những điều kiện sống và làm việc của họ là di dân. • Di dân có nhiều loại: tạm thời hay vĩnh viễntrong quốc gia hay giữa các quốc gia,hợp pháp hay bất hợp pháp, có kỹ năng hay không có kỹ năng.

  7. Những người lao động – tác nhân của thay đổi không gian kinh tế toàn cầu • Trong đó di dân tình nguyện hay di chuyển quốc tế chủ động của những người lao động có kỹ năng cao là ảnh hưởng nhiều nhất đến nền kinh tế toàn cầu hiện nay. • Loại di dân này được mở rộng đặc biệt trong vòng 20 năm trở lại đây, và trở thành một trong những động lực của quá trình toàn cầu hóa.

  8. Những người lao động – tác nhân của thay đổi không gian kinh tế toàn cầu • Di dân có trình độ là kết quả của chương trình bổ nhiệm và biệt phái trong phạm vi của các tập đoàn xuyên quốc gia thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính; • hoặc do nhu cầu tìm phương kế sinh sống cho gia đình và cá nhân thông qua tìm kiếm cơ hội giáo dục ở nước ngoài.

  9. Những người lao động – tác nhân của thay đổi không gian kinh tế toàn cầu Thí dụ: • Dân nhập cư có trình độ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế ở thung lũng Silicon (California). Hiện tại có khoảng 1/3 nhà khoa học và kỹ sư ở thung lũng Silicon là được sinh ra ở nước ngoài và chủ yếu xuất thân từ châu Á. • Có 2001 nhà máy do những người có nguồn gốc từ Trung Quốc quản lý và 774 là thuộc dân tộc Ấn Độ quản lý, tổng cộng chiếm khoảng 24% trong số các nhà máy tại đây.

  10. Những người lao động – tác nhân của thay đổi không gian kinh tế toàn cầu • Những thành công của dân nhập cư châu Á ở thung lũng Silicon là dựa vào khả năng tự hòa nhập vào hệ thống kinh doanh và công nghệ địa phương. • Hsinchu, vùng công nghệ hàng đầu của Đài Loan. Tác nhân chính yếu ở đây lànhóm kỹ sư Đài Loan được đào tạo tại Mỹ, những người có kinh nghiệm và khả năng ngôn ngữ để hoạt động có hiệu quả ở cả 2 nơi.

  11. Những người lao động – tác nhân của thay đổi không gian kinh tế toàn cầu • Tổ chức lao động qua nhiều vị trí khác nhau • Hoạt động lao động có thể xảy ra giữa những người lao động trong cùng một vùng, hoặc cùng một nước, hay xảy ra giữa những người lao động của các quốc gia khác nhau. • Các hoạt động qua nhiều vị trí này có một số ưu điểm: • Hợp tác liên không gian có thể ngăn chận những nhóm lao động khácnhau đối đầu lẫn nhau. • Sức mạnh đơn giản của số đông có thể có được từ việc đưa nhiều người lao động vào cùng một hoạtđộng cụ thể. • Một lượng lớn tài nguyên có thể được khai thác dựa trên những tổ chức lao động quốc gia và quốc tế.

  12. Những người lao động – tác nhân của thay đổi không gian kinh tế toàn cầu • Trong nhiều nước, việc thành lập những hiệp hội nghành nghề là một phương tiện quan trọng để thực hiện những liên hệ giữa những đại biểu của người lao động, và phối hợp tốt trong hoạt động. • Trong thập niên gần đây, khi mức độ toàn cầu hóa trở nên nhanh chóng, các hợp đồng lao động và tốc độ hiệp hội hóa trong phạm vi quốc gia chịu nhiều áp lực từ phía nhà nước cũng như công ty, thì chủ nghĩa quốc tế hóa lao động ngày càng có tầm quan trọng; có nghĩa là, những nghiệp đoàn lao động có xu hướng mở rộng trên phạm vi quốc tế, nhằm ngăn chận việc vươn ra toàn cầu của các công ty và vốn.

  13. 2. Người lao động trong chủ nghĩa tư bản toàn cầu • Vốn toàn cầu, lao động địa phương • Với chủ nghĩa tư bản toàn cầu hiện nay, nguồn vốn được di chuyển linh hoạt giữa các nước. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và thu nhập của người lao động trong nước. • Do đó việc các công ty có thể tái phân bố sản xuất trên quy mô toàn cầu trở thành mối đe dọa thường trực đến người lao động.

  14. 2. Người lao động trong chủ nghĩa tư bản toàn cầu • Các công ty đã sử dụng điều này như một công cụ đắc lực để thỏa thuận với người lao động và các nhóm lợi ích địa phương. • Người lao động ngày càng có nhiều áp lực trong việc bảo vệ những lợi ích của mình ở một nơi nào đó và có thể bước vào quá trình cạnh tranh với những người lao động ở nơi khác nếu muốn đảm bảo an toàn trong nghề nghiệp

  15. 2. Người lao động trong chủ nghĩa tư bản toàn cầu • Quá trình cạnh tranh này có thể xảy ra ở phạm vi dưới và/hoặc liên quốc gia. Thí dụ: Anh và Tây Ban Nha có thể cạnh tranh để dành được hợp đồng sản xuất xe hơi mới của Nhât Bản nhằm cung cấp cho thị trường châu Âu. • Tương tự, những vị trí phân bố trong các quốc gia này cũng có thể bị lôi cuốn vào quá trình cạnh tranh với nơi khác để hấp dẫn vốn đầu tư nhiều nhất khi cần thiết. • Các chính phủ địa phương, vùng hay quốc gia có thể bị lôi kéo vào động lực cạnh tranh này, đưa ra một số tiền lớn từ ngân sách công để khuyến khích đầu tư.

  16. 2. Người lao động trong chủ nghĩa tư bản toàn cầu Thí dụ: năm 1993 Nhà nước bang Alabama Mỹ đã đề xuất hỗ trợ cho Mercedes Benz một số tiền là 250$ /chiếc, để đảm bảo an toàn trong cạnh tranh với những bang phía Nam. Con số này lên đến 167.000 USD trên một nghề được tạo ra. Những cải thiện đáng kể trong công nghệ sản xuất, giao thông vận tải, và thông tin liên lạc đã tạo thuận lợi bố trí những phức hợp địa lý sản xuất và làm gia tăng nhanh chóng tốc độ lưu thông của vốn tài chính trên toàn cầu.

  17. 2. Người lao động trong chủ nghĩa tư bản toàn cầu • Mặt khác, việc hạ thấp những hàng rào bảo hộ thương mại và những rào cản trong đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm gần đây đã làm tăng khả năng trao đổi cả những hàng hóa lẫn các yếu tố sản xuất. • Những điều này đã làm gia tăng cường độ cạnh tranh giữa các nơi khác nhau. Thí dụ: công nghệ đã góp phần làm tăng năng suất và thường là vượt quá khả năng mở rộng thị trường, do đó làm tăng chi phí cạnh tranh.

  18. 2. Người lao động trong chủ nghĩa tư bản toàn cầu • Đồng thời, có thể thấy, sản xuất và lao động cũng có nhiều cách hay nhiều lý do để gắn bó với những không gian nhất định: • Đi lại hàng ngày: Phần lớn người lao động không có thời gian hoặc không đủ tiền để di chuyển xa đến nơi làm việc. Ở các nước tư bản tiên tiến, khoảng cách đi lại từ nhà ở đến nơi làm việc trung bình mỗi ngày khá cao từ trên 100 km trở lên. Trong khi đó, phần lớn lao động trên thế giới đều sống gần nơi làm việc. • Tái sản xuất lao động: Tái sản xuất lao động nhất thiết cũng tại địa phương. Những lề thói đa dạng trong cuộc sống hàng ngày và các tổ chức cộng đồng như gia đình, nhà thờ, trường học, câu lạc bộ, … tất cả đều phát triển theo thời gian tại những nơi nhất định.

  19. 2. Người lao động trong chủ nghĩa tư bản toàn cầu • Gắn bó với một nơi nhất định: Người lao động thường gắn bó với nơi sinh ra và đây luôn là lý do để họ không thích di chuyển đến sống và làm việc nơi khác. Khái niệm ‘quê hương’ có khuynh hướng địa phương mạnh mẽ trong tình cảm con người của mọi người. Những nơi như thế có thể trở thành những địa điểm quen thuộc, nơi đi đi lại lại hàng ngày, chốn yêu mến và thân thiện. Những ràng buộc tình cảm với một nơi như vậy có thể rất khó phá vỡ.

  20. 2. Người lao động trong chủ nghĩa tư bản toàn cầu • Nền tảng sản xuất: Tất cả các hoạt động sản xuất đều thuộc về một nơi nào đó. Đối với nhiều lao động làm công ăn lương, sản xuất luôn xảy ra tại một nơi cố định. Ngay cả những TNC rộng lớn nhất, với tính cơ động tương đối cao nhất so với những doanh nghiệp nhỏ, vẫn cần phải kết hợp với lao động, nguyên vật liệu và công nghệ tại nơi hoạt động.

  21. 2. Người lao động trong chủ nghĩa tư bản toàn cầu • Quy tắc: Những quy tắc của người lao động cũng thường thể hiện và trải nghiệm tại địa phương. Ngay những nơi mà các thể chế quy định quốc gia (TD: những liên đoàn nghề nghiệp quốc gia) hoặc quốc tế (TD: EU, NAFFTA) thì những cơ chế luật lệ của các tổ chức này rốt cuộc cũng phải khớp với phạm vi địa phương. Tóm lại, có nhiều lý do gắn bó người lao động và gia đình của họ với không gian sống, trái với tính cơ động rất cao của vốn.

More Related