1 / 36

B ệnh uốn ván (Tetanus)

B ệnh uốn ván (Tetanus). Gi ới thiệu chung. L à bệnh chung cho nhiều loài súc vật và người Do nhi ễm trùng vết thương M ầm bệnh sản sinh ngoại độc tố (NĐT thần kinh) phá huỷ các noron vận động làm cho con vật có triệu chứng đặc trưng là co cứng cơ vân. L ịch sử và địa dư bệnh.

basia-cash
Download Presentation

B ệnh uốn ván (Tetanus)

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Bệnh uốn ván (Tetanus)

  2. Giới thiệu chung • Là bệnh chung cho nhiều loài súc vật và người • Do nhiễm trùng vết thương • Mầm bệnh sản sinh ngoại độc tố (NĐT thần kinh) phá huỷ các noron vận động làm cho con vật có triệu chứng đặc trưng là co cứng cơ vân

  3. Lịch sử và địa dư bệnh • Là một trong ít bệnh được phát hiện đầu tiên • Năm 1884 Carle và Rattone đã mô tả bệnh uốn ván điển hình ở thỏ. Sau đó Nicolaier đã chứng minh rằng bệnh là do 1 loại VKcó nha bào, nha bào ở đầu trông như dùi trống • Năm 1889 Kitasato lần đầu tiên đã phân lập được trực khuẩn, tìm ra độc tố và đã gây bệnh thực nghiệm thành công cho động vật • Địa dư : bệnh có ở nhiều nơi trên thế giới

  4. I. Căn bệnh • Vi khuẩn Clostridium tetani • Là một trực khuẩn to, ngắn, thẳng hoặc hơi cong, kích thước 0,5 – 0,8 x 3 – 4µm • Gram (+) • Yếm khí triệt để • Sinh nha bào (nha bào nằm ở một đầu của VK, kích thước lớn hơn bề ngang của VK, quan sát thấy giống hình dùi trống, cái vợt) • VK có khả năng di động do có nhiều lông nhỏ ở xung quanh thân • Có 10 serotyp, dựa vào KN lông, một số liên quan đến vùng địa lý phân lập, nhưng các serotyp có độc tố thần kinh giống nhau

  5. I. Căn bệnh

  6. I. Căn bệnh

  7. I. Căn bệnh • Tính chất nuôi cấy : • Phát triển tốt trên các môi trường nuôi cấy yếm khí • Nhiệt độ thích hợp 37°C, pH 7,2 – 7,6 • Trong môi trường nước thịt gan yếm khí, sau 24 giờ môi trường vẩn đục đều, có mùi thối hay mùi sừng cháy, để lâu đóng cặn ở dưới, nước bên trên trong. Nếu môi trường có óc VK làm đen óc • Môi trường thạch máu gluco : VK làm dung huyết, khuẩn lạc nhám (dạng R) • Môi trường thạch đứng VF (viande foie) : VK sinh hơi làm rạn nứt thạch

  8. KhuÈn l¹c C.tetani trªn m«i tr­êng th¹ch m¸u

  9. I. Căn bệnh • Sức đề kháng • Vi khuẩn có sức đề kháng không cao • Nha bào có sức đề kháng rất cao : • Không bị diệt sau khi đun sôi 1,5 giờ • Hấp ướt 1210C/10 phút • Vi khuẩn có thể bị diệt bởi Iod 3% trong vài giờ, nhưng phenol, lysol, formalin với nồng độ thông thường không có tác dụng • Độc tố của C.tetani bị phá hủy ở 65°C/15’, 60°C/20’, Asmt/15-18giờ • Cồn, formol , iod làm mất độc tính của độc tố nhưng vẫn giữ được tính KN; do đó người ta dùng formol 4%o để giải độc tố uốn ván trong vòng 1 tháng  giải độc tố, dùng để chế vacxin

  10. II. Truyền nhiễm học • Loài vật mắc bệnh • Trong thiên nhiên, tất cả các loài động vật có vú đều mắc bệnh, mẫn cảm nhất là ngựa, trâu, bò, dê, cừu, lợn • Mọi lứa tuổi đều mắc • Gia súc non mẫn cảm hơn gia súc trưởng thành • Trong phòng thí nghiệm : thường dùng chuột lang, thỏ hoặc chuột bạch • Tiêm độc tố uốn ván vào dưới da, bắp thịt với liều chưa đến mức gây chết, sau 2 ngày con vật cứng đuôi, chân và móng duỗi thẳng , các bắp thịt co quắp, nếu tiêm đủ liều sau 3 ngày chuột sẽ chết • Tiêm độc tố cho thỏ con, thỏ sẽ chết sau 5-10 ngày

  11. Thö C. tetani trªn chuét

  12. II. Truyền nhiễm học • Đường xâm nhập • Chủ yếu nha bào xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, khi có đủ 2 điều kiện sẽ “nảy mầm” thành vi khuẩn : • Yếm khí • Không bị thực bào • Cơ chế sinh bệnh • Nha bào xâm nhập vào cơ thể, sau khi “nảy mầm” thành VK sẽ nhanh chóng sinh sản và tiết độc tố (đặc biệt ngoại độc tố TK); phá huỷ các noron thần kinh vận động ngay tại các cơ bắp, ngăn cản sự phân huỷ Axetylcholin, làm cho cơ bắp chỉ co, không duỗi được • Do cơ co, cản trở hô hấp, con vật chết trong tình trạng ngạt thở • Gia súc nhai lại có biểu hiện chướng hơi

  13. Độc tố gồm hai thành phần : • 1 . Một phần có tác dụng gây tan máu, gọi là tetanolysin, không có ý nghĩa về lâm sàng. • 2 . Một phần gây co giật các cơ, gọi là tetanospasmin. Các triệu chứng cơ bản của bệnh uốn ván như cứng hàm, lưng uốn cong, co giật đau đớn là do tetanospasmin gây ra. Chất độc này đi từ vết thương có trực khuẩn, qua máu hoặc bạch huyết vào các đầu mút dây thần kinh ngoại vi rồi bám vào trung tâm thần kinh gây ra triệu chứng uốn ván.

  14. III. Triệu chứng • Ngựa : • Thời gian nung bệnh 5 - 7 ngày • Ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn, không sốt • Ba triệu chứng đặc trưng : • Hiện tượng co cứng cơ vân • Phản xạ quá mẫn • Rối loạn cơ năng

  15. III. Triệu chứng • Ngựa : • Hiện tượng co cứng cơ vân : • Cơ bắp hằn lên rõ • Bốn chân thẳng đứng, không đi lại được, đặc biệt đi vòng tròn, nếu ngã không gượng dậy được • Đầu duỗi thẳng ra, 2 tai vểnh lên không ve vẩy được, môi mím chặt • Lưng uốn cong như tấm ván phơi ngoài trời nắng hoặc vồng lên như tàu lá chuối • Đuôi vòng về phía lưng hoặc quặp chặt vào bẹn • Lỗ mũi mở rộng, mắt không chớp, mi nháy trễ hẳn xuống

  16. III. Triệu chứng • Ngựa : • Phản xạ quá mẫn : mọi tác động nhẹ đến xúc giác hoặc kích thích nhẹ đều làm cho con vật hoảng hốt, ngã lăn ra, sợ sệt • Rối loạn cơ năng : • Lúc đầu con vật không sốt, khi gần chết thân nhiệt tăng cao • Rối loạn tuần hoàn : tim đập nhanh, yếu • Vã mồ hôi khắp cơ thể • Cơ vòng hậu môn dãn, phân tự chảy ra ngoài

  17. Trâu, bò, cừu : Triệu chứng đa phần giống ngựa, tiến triển chậm hơn Con vật mất khả năng nhai lại III. Triệu chứng

  18. Người : Khi có vết thương, đặc biệt vết thương bầm, dập Giai đoạn đầu bị sưng tấy (kéo dài 3-4 ngày), lúc sốt, lúc không, các phản xạ bình thường, khả năng tiêu hoá bình thường Ngày thứ 5-6, xuất hiện hiện tượng cứng hàm: ăn, uống, nói khó hơn. Lúc này toàn bộ cơ thể bị nhiễm ngoại độc tố, hầu như khó cứu chữa Khi có tiếng động, có hiện tượng co giật dữ dội, hoảng loạn, co cứng cơ Hiện tượng này phát triển nhanh trong 2-3 ngày, bệnh nhân chết III. Triệu chứng

  19. Triệu chứng bệnh uốn ván

  20. Triệu chứng bệnh uốn ván

  21. Triệu chứng bệnh uốn ván

  22. Triệu chứng bệnh uốn ván

  23. Triệu chứng bệnh uốn ván

  24. IV. Bệnh tích • Không đặc trưng • Trạng thái tụ máu, tím bầm các niêm mạc do con vật chết trong tình trạng ngạt thở

  25. V. Chẩn đoán • Chẩn đoán dựa vào triệu chứng, bệnh tích • Chẩn đoán dịch tễ học • Chẩn đoán phân biệt • Bệnh dại : con vật biểu hiện điên cuồng, lồng lộn, rối loạn tâm lý (sợ nước, sợ gió) • Bệnh viêm màng não : có triệu chứng thần kinh, biến đổi tâm lý, có những cơn co giật • Hiện tượng ngộ độc Strichnin : con vật co giật từng cơn

  26. VI. Điều trị • Nguyên tắc : • Điều trị căn nguyên • Điều trị triệu chứng

  27. Điều trị căn nguyên • Nguyên tắc : • Tiêu diệt căn nguyên • Không cho sản sinh độc tố mới • Trung hoà độc tố đã có • Biện pháp : • Mở rộng vết thương, tạo điều kiện hiếu khí bất lợi cho vi khuẩn • Gạt bỏ tổ chức dập nát, tổ chức lạ tại vết thương • Sát trùng vết thương bằng các chất sát trùng giàu O2 như thuốc tím, oxy già • Dùng kháng độc tố • Kháng sinh

  28. Điều trị căn nguyên • Ngày 1 : dùng kháng huyết thanh • Liều lượng : • trâu bò 80.000-100.000UI/con • bê, nghé, gia súc nhỏ: 40.000-50.000UI/con • Ngày 2, 3, 4 : sử dụng kháng sinh tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc tố. - Penicillin 10 – 12 triệu UI /ngày x 10 ngày; - Metronidazol 500mg/6 giờ hoặc clindamycin, erythromycin. - Đồng thời phải điều trị đặc hiệu với nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác gây ra.

  29. Điều trị căn nguyên • Tiêm giải độc tố : sau khi tiêm KHT 1 tuần, tiêm 3-4 mũi giải độc tố uốn ván • Tiêm dưới da • Tiêm cách nhật Tốt nhất là nên tiêm kháng độc tố trước khi điều trị vết thương.

  30. Điều trị triệu chứng • Đưa con vật vào nơi yên tĩnh • Dùng các thuốc làm dịu thần kinh như • Uống Chloralhydrat • Tiêm MgSO4 • Trợ sức, trợ lực : vitamin B1, vitamin C, CafeinNatribenzoat

  31. Điều trị triệu chứng • Kiểm soát các cơn co cứng: Dùng một hay phối hợp các thuốc sau đây: diazepam được sử dụng phổ biến: lorazepam, barbiturat, chlorpromazin. Thuốc phong bế thần kinh cơ kết hợp với thở máy để điều trị các cơn co cứng không đáp ứng với thuốc hoặc các cơn co cứng đe dọa ngừng thở.

  32. Điều trị triệu chứng • Điều trị hỗ trợ: - Mở khí quản có thể kết hợp hoặc không kết hợp với thở máy - Bù nước và điện giải - Tăng cường dinh dưỡng bằng truyền dịch hoặc cho ăn qua ống thông vào dạ dày - Vật lý trị liệu để đề phòng cứng cơ - Dùng heparin và các chất kháng đông khác để đề phòng tắc mạch phổi • Dùng vaccin gây miễn dịch chủ động (với người) Tất cả bệnh nhân phải được tiêm vaccin sau khi bệnh đã phục hồi.

  33. VII. Phòng bệnh • Đề phòng không cho con vật bị thương, xây xát. Nếu bị thương, xây xát phải xử lý theo nguyên tắc trên • Vệ sinh chuồng trại • Trước, trong và sau khi thiến, hoạn, phẫu thuật phải đảm bảo vô trùng • Vacxin phòng bệnh : • Gia súc : không tiêm đại trà, áp dụng với gia súc trước vụ cày kéo (vùng uốn ván) 7-15 ngày • Người : tiêm bắt buộc cho bà mẹ có thai, trẻ sơ sinh

More Related