1 / 32

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ. Dự án “ Tăng cường năng lực quyết định và giám sát ngân sách của các cơ quan dân cử Việt nam” – UBTCNS Quốc hội Giới thiệu phân tích lợi ích – chi phí trong đánh giá chi tiêu công. TS. VŨ SỸ CƯỜNG Huế/ 2013. NỘI DUNG.

louie
Download Presentation

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ Dự án “ Tăng cường năng lực quyết định và giám sát ngân sách của các cơ quan dân cử Việt nam” – UBTCNS Quốc hội Giới thiệu phân tích lợi ích – chi phí trong đánh giá chi tiêu công TS. VŨ SỸ CƯỜNG Huế/ 2013

  2. NỘI DUNG • Giới thiệu phân tích lợi ích – chi phí (CBA) • Phân biệt phân tích lợi ích - chi phí với phân tích tài chính • Phân biệt phân tích lợi ích - chi phí với phân tích hiệu quả - chi phí • Phân loại phân tích lợi ích – chi phí • Mục đích sử dụng phân tích lợi ích – chi phí • Các bước trong phân tích lợi ích – chi phí • Kỹ thuật xác định Lợi ích – chi phí trong CBA

  3. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ? • “Một khung phân tích có hệ thống choviệc thẩm định kinh tế các dự án tư và công được đề xuất trên quan điểm xã hội nói chung” • (A systematic framework for economic appraisal of proposedpublic and private projects from a public interest point of view) • Trích từ“Benefit-Cost Analysis: Financial and Economic Appraisal using Spreadsheets” cuûa H. Campbell & R. Brown (2003)

  4. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ? • “Phân tích kinh tế, còn gọi là phân tích lợi ích – chi phí, là phân tích mở rộng của phân tích tài chính, ... được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và các cơ quan quốc tế để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không” • (Frances Perkins, 1994).

  5. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ? • “Phân tích lợi ích – chi phí là một phương pháp đánh giáchính sách mà phương pháp này lượng hóa bằng tiền giá trị của tất cả các kết quả của chính sách đối với tất cả mọi thành viên trong xã hội nói chung. Lợi ích xã hội ròng (NSB = B – C) là thước đo giá trị của chính sách” • (Boardman, 2001).

  6. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ? • Phân tích lợi ích – chi phí là một phương pháp đánh giá để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn • Phân tích lợi ích – chi phí quan tâm chủ yếu đến hiệu quả kinh tế • Phân tích lợi ích chi phí xem xét tất cả các lợi ích và chi phí (có giá thị trường và không có giá thị trường) • Phân tích lợi ích – chi phí xem xét vấn đề trên quan điểm lợi ích chung của toàn xã hội, cho biết bằng định lượng : ai được, ai mất • Phân tích lợi ích chi phí cung cấp thông tin so sánh trước khi ra quyết định • Phân tích lợi ích – chi phí cung cấp cơ sở cho theo dõi, giám sát khi thực hiện dự án, chính sách

  7. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ (CBA) VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Phân tích Lợi ích – Chi phí Phân tích tài chính Thường được sử dụng trong các dự án đầu tư của doanh nghiệp, sử dụng khi mời thầu dự án đầu tư Chủ yếu xem xét lợi ích và chi phí tài chính của đơn vị thực hiện dự án Dòng tiền gồm thuế và trợ cấp • So sánh lợi ích và chi phí dự kiến của một dự án đầu tư công, chính sách. Lợi ích và chi phí là của toàn cộng đồng • Thời gian phân tích là vòng đời của toàn bộ dự án • Lợi ích và chi phí không phải lúc nào cũng có thể xác định chính xác như các sản phẩm trao đổi trên thị trường • Dòng tiền không bao gồm thuế hoặc chuyển giao

  8. PHÂN BIỆT CBA VÀ FA

  9. PHÂN BIỆT CBA VÀ CEA

  10. Quyết định Không thực hiện dự án Thực hiện dự án Nguồn lực dành cho dự án thay thế Nguồn lực dành cho dự án (khan hiếm) (khan hiếm) Giá trị đầu ra của dự án Giá trị đầu ra của dự án thay thế Output Chi phí cơ hội của dự án Lợi ích = $X Cost = $Y If X>Y, nên thực hiện “Có làm hoặc không làm” Tiếp cận qua CBA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CBA

  11. SỬ DỤNG CBA TRONG RA QUYẾT ĐỊNH • “Có” và “Không” • “Trước và Sau”? • Trong khi người phân tích có thể đề xuất dự án, còn việc quyết định tùy vào thẩm quyền • CBA có nghĩa bổ sung, cung cấp thông tin cho ra quyết định chứ không thay thế việc ra quyết định

  12. PHÂN LOAỊ CBA • Theo Boardman, có thể chi thành 4 loại như sau: • Ex-ante BCA: được tiến hành trước khi dự án được thực thi • Ex-post BCA: được tiến hành sau khi dự án được thực thi để xem lợi ích mang lại có lớn hơn chi phí không • In medias res BCA: được tiến hành trong suốt thời kỳ thực thi dự án • Ex-ante/ex-post BCA: dạng kết hợp giữa ex-ante BCA và ex-post BCA.

  13. MỤC ĐÍCH SƯ DỤNG CBA • Có hai mục đích chính sau đây: • Giúp cải thiện việc ra quyết định • Thất bại thị trường => sự can thiệp của chính phủ => CBA cho biết liệu sự can thiệp này có mang lại hiệu quả hơn không? Lợi ích có lớn hơn chi phí không? • Nói cách khác, mục đích của CBA là giúp việc ra quyết định và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. • Giúp người phân tích hiểu biết thêm về dự án cũng như tiến trình của nó • Tuy nhiên, mục đích cụ thể của CBA tùy thuộc vào các CBA cụ thể như sau:

  14. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CBA

  15. ƯU ĐIỂM CỦA CBA • Cung cấp thông tin giúp xã hội ra quyết định về việc phân bổ nguồn lực hiệu quả giữa các mục tiêu sử dụng cạnh tranh lẫn nhau (sự rõ ràng và tin cậy cho việc ra chính sách) • Cung cấp khung phân tích vững chắc cho việc thu thập dữ liệu cần thiết • Giúp tổng hợp và lượng hóa bằng tiền các tác động khác nhau để có thể so sánh được • Được ứng dụng cho việc đánh giá nhiều loại tác động của dự án (có giá và không có giá thị trường)

  16. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT CBA • 1. Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết • 2. Nhận dạng các lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án • 3. Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án (lượng hóa bằng tiền) • 4. Chiết khấu các lợi ích và chi phí để đưa về hiện giá • 5. Xác định tiêu chí lựa chọn dự án • 6. Phân tích sự phân phối • 7. Phân tích độ nhạy • 8. Đưa ra đề xuất • 9. Báo cáo cuối cùng

  17. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA CBA • Chi phí là tất cả các chi phí bất kể ai gánh chịu • Lợi ích là tất cả các lợi ích bất kể ai hưởng thụ • Phải có một đơn vị đo lường chung • Phải dựa trên đánh giá của người tiêu dùng và người sản xuất vì nó thể hiện hành vi thực sự của họ • Phân tích một dự án nên so sánh giữa “có và không” có dự án • Phải xác định rõ quan điểm phân tích • Tránh tính hai lần các lợi ích và chi phí • Xác định tiêu chí quyết định các dự án • Phải xác định rõ tác động dộng tăng thêm và thay thế

  18. Ví dụ về Chi phí và lợi ích : Dự án đầu tư giao thông Lợi ích Chi phí Chi phí cơ hội của xây dựng đường Gia tăng khấu hao xe cộ Gia tăng tai nạn do đường tốt Tổn thất của người bị lấy đất làm đường Tổn thất của người kinh doanh trên đường cũ • Trực tiếp • - Hữu hình : chi phí năng lượng • - Vô hình : thời gian • Gián tiếp • - Hữu hình ??? • - Vô hình ??? • Khác: • - Lợi ích của những người kinh doanh liên quan đến đường mới

  19. Ví dụ về Chi phí và lợi ích : Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Lợi ích Chi phí Chi phí cơ hội xây bệnh viện Chi phí của người mất đất cho xây dựng Khác : tổn thất của các nhà thuốc và phòng khám tư trong vùng • Trực tiếp: • -Tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh • - Vô hình:??? • Gián tiếp: • - Tăng thời gian lao động • - Cải thiện chất lượng lao động • Khác : lợi ích của nhà thầu XD, nhà cung cấp thuốc..

  20. Nguyên tắc xác định và quy đổi lợi ích, chi phí • Nguyên tắc 1: Tính những kết quả (lợi ích hoặc chi phí) tăng thêm • Lưu ý : Phân biệt giữa tổng lợi ích (chi phí) với thay đổi trong lợi ích (chi phí); So với hiện trạng • Nguyên tắc 2 : Loại trừ các kết quả chìm • - Các chi phí đã phát sinh hoặc các lợi ích đã nhận được trước khi dự án bắt đầu thì không thể thay đổi được nữa nên không được tính trong chi phí, lợi ích của dự án • Nguyên tắc 4 : Tính tất cả các thay đổi lợi ích • - Bao gồm lợi ích trực tiếp, gián tiếp • Nguyên tắc 5: Tính tất cả thay đổi về chi phí • - Bao gồm : chi phí trực tiếp của dự án, chi phí gián tiếp do tác động của dự án • - Lưu ý : sử dụng khái niệm chi phí cơ hội khi tính toán chi phí • Nguyên tắc 6: Kiểm tra các khoản lệ phí của dịch vụ độc quyền : thu gom rác, điện.. Cần tính chi phí thực của các dịch vụ này • Nguyên tắc 7: Tránh tính trùng • Nguyên tắc 8 : Loại trừ chi phí và kết quả phát sinh ngoài biên giới quốc gia

  21. Nguyên tắc xác định và quy đổi lợi ích, chi phí • Nguyên tắc 9 : Xem xét đến các thay đổi về giá trị tài sản như chi phí bảo trì, thay thế.. • Nguyên tắc 10 : Tính đến các tác động ra ngoài ( ngoại ứng) • Nguyên tắc 11 : Xem xét các chi phí và lợi ích khi thị trường là độc quyền • Nguyên tắc 12 : Cân nhắc đến các chi phí – lợi ích không thể lượng hóa thành tiền • Nguyên tắc 13 : Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu • Lựa chọn lãi suất trái phiếu dài hạn hoặc lãi suất tiết kiệm dài hạn làm tỷ suất tham chiếu • Tỷ suất lợi nhuận trung bình của các dự án tương tự • Nguyên tắc 14: Cơ sở quyết định: • NPV> 0 hay IRR > r ( dự kiến) • Lợi ích – Chi phí> 0 hoặc tính hệ số Lợi ích/ Chi phí> 1

  22. Ví dụ về cách tính NPV với tỷ lệ chiết khấu 8 % Lợi ích ròng = 142.030 – 103.540= 38.490

  23. Ví dụ về phân tích lợi ích chi phí cho một dự án đầu tư • Giả sử chính quyền đang xem xét một dự án cải tạo đường quốc lộ với các dữ liệu chi phí như sau: • - Một triệu bao nhựa đường • - Một triệu h lao động ( 500 công nhân với 2000 h lao động mỗi người). Giá nhân công trong điều kiện thông thường là 20 $/h • - 10 triệu đô la chi phí bảo dưỡng / năm (chi phí duy trì) • Hãy phân tích lợi ích, chi phí của dự án

  24. Tính toán chi phí của dự án • Chi phí xã hội của đầu vào không được quyết định bởi giá đầu vào mà phụ thuộc vào chi phí cơ hội của việc sử dụng đầu vào đó • Nếu thị trường cạnh tranh thì có thể coi giá cả đầu vào bằng chi phí cơ hội • Chi phí cơ hội có thể cao hoặc thấp hơn giá cả nếu thị trường có độc quyền • Ví dụ: làm đường ở khu vực khó khăn, không có nhiều nhân công sẵn sàng thì giá nhân công cao hơn còn nếu nhiều người thất nghiệp thì giá thấp hơn • Giả sử dự án thuê ½ nhân công là thất nghiệp và chi phí cơ hội là 5 $/h • Nếu thị trường là độc quyền thì Chi phí cơ hội xã hội của đầu vào (nhựa đường) bằng chi phí sản xuất biên nếu do làm đường mà các nhà máy sản xuất nhựa đường phải tăng thêm sản lượng • Nếu đầu vào chịu thuế gián thu thì nguyên tắc xác định : (i) nếu dự án làm nhà cung cấp phải tăng sản lượng thì chọn giá nhà cung cấp để tính. (ii) nếu mức cung sản lượng không đổi thì chọn mức giá thị trường • Đo lường chi phí tương lai quy về giá trị hiện tại • PV = -i • Nếu số năm sử dụng dài có thể tính xấp xỉ PV= C/r

  25. Tính toán chi phí của dự án

  26. Xác định lợi ích • Giảm được thời gian đi lại của mọi người ước tính 500.000 h/năm • Giảm được 5 người chết do đường xá tốt hơn • Vấn đề : • Quy đổi ra tiền thời gian tiết kiệm và sinh mạng

  27. Xác định lợi ích của tiết kiệm thời gian • Dựa vào thị trường để xác định • - Giá trị tiết kiệm bằng giờ công lao động : giả sử là 17 $ thì số tiền tiết kiệm sẽ là 17*500.000=8.5 triệu • - Liệu tiền lương có phản ánh đúng thời gian tiết kiệm ???? • Dựa vào khảo sát để ước tính lợi ích thời gian • Dựa vào sở thích để ước tính như nhu cầu ở nhà trung tâm và nhà ngoại ô khác nhau dẫn đến giá nhà khác nhau

  28. Xác định giá trị sinh mạng • Giá trị sinh mạng ??? Rất khó để ước tính • Sử dụng tiền lương để ước tính • VL • Yt – tổng thu nhập kỳ vọng năm t • Pj – xác suất sống của người từ năm hiện tại j đến năm t • Tỷ lệ chiết khấu r • Định giá tùy thuộc hoàn thành làm thay đổi xác suất gây tử vong • Biểu lộ sở thích qua đánh giá xác suất gây tử vong • VD: một người chấp nhận làm việc với thu nhập cao hơn 15.000 $ dù rủi ro tử vong cao hơn bình thường là 2 % • Giá trị sinh mạng là 15.000*2 % = 3 triệu $ • Định giá qua hành động của chính phủ : ví dụ chi phí y tế dự phòng để giảm tỷ lệ tử vong

  29. Tổng hợp phân tích lợi ích chi phí

  30. Các vấn đề khác trong CBA • Chi phí ngân sách • Ước tính các yếu tố vô hình • Vấn đề phân phối trong các dự án công • Tính không chắc chắn

  31. Khó khăn khi sử dụng CBA • Xác định lợi ích và chi phí • Quy đổi lợi ích và chi phí thành tiền • Xác định tỷ suất chiết khấu • Các sai sót thường gặp • Sai sót do bỏ sót • Sai sót trong dự báo lợi ích – chi phí • Sai sót trong đo lường • Sai sót trong đánh giá

  32. KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA CBA • Phương pháp thay thế: • Tiến hành CBA định tính • Thực hiện phân tích chi phí – hiệu quả (CEA) • Sự thích hợp của CBA khi xem xét các mục tiêu khác mục tiêu hiệu quả • Thực hiện phân tích đa mục tiêu • Thực hiện CBA gia quyền theo sự phân phối

More Related