1 / 72

Hóc Môn, ngày 08 – 09 /11/2011

HỘI THẢO NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO. Hóc Môn, ngày 08 – 09 /11/2011. Câu hỏi 1: Bạn đã bị lừa dối bao giờ chưa? Cảm giác của bạn về người lừa dối mình như thế nào? (Xin chia sẻ tình huống đó). Câu hỏi 2: Hãy kể ra trường hợp bạn sống “Thật thà, thẳng thắn” và bị “thua thiệt”.

gloria-wood
Download Presentation

Hóc Môn, ngày 08 – 09 /11/2011

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. HỘI THẢO NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO Hóc Môn, ngày 08 – 09 /11/2011

  2. Câu hỏi 1: Bạn đã bị lừa dối bao giờ chưa? Cảm giác của bạn về người lừa dối mình như thế nào? (Xin chia sẻ tình huống đó)

  3. Câu hỏi 2: Hãy kể ra trường hợp bạn sống “Thật thà, thẳng thắn” và bị “thua thiệt”

  4. - Ăn ngay nói thẳng.- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.- Của ít lòng nhiều.- Đời loạn mới biết tôi trung.- Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng. - Thật thà là cha quỷ quái

  5. Chuyên đề 1: Sự chân thật * Đúc kết: • Sự chân thật là điều cần thiết cho cuộc sống. • Suy nghĩ và hành động chân thực luôn được mọi người quý mến và tôn trọng. 3. Điều quan trọng nhất là phải biết sống chân thực với bản thân mình.

  6. Chuyên đề 1: Sự chân thật * Đúc kết: 4. Hãy chân thật với mọi người để mọi người chân thật với mình. 5. Chân thực là đức tính cần thiết của người lãnh đạo. 6. Để sống chân thật, chúng ta phải biết điều nào là không chân thật và không làm những điều đó.

  7. Câu hỏi 1: Hãy giải thích câu thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt”. Nguyên nhân?

  8. Câu hỏi 2: Đã bao giờ bạn bị cấp trên gạt ngang khi trình bày một vấn đề chưa? Cảm giác của bạn thế nào? Xin hãy chia sẻ?

  9. Chuyên đề 2: Lắng nghe và thấu hiểu * Đúc kết: 1. Thấu hiểu 1 vấn đề người khác truyền đạt là điều kiện bắt buộc của CBQL

  10. Chuyên đề 2: Lắng nghe và thấu hiểu 2. Để thấu hiểu, điều đầu tiên phải biết lắng nghe • Bạn có thực sự muốn lắng nghe một điều gì đó ko? • Cần gợi ý và tạo môi trường thuận lợi cho người khác nói điều mình thực sự muốn lắng nghe • Cần lắng nghe trọn vẹn và cởi mở, đừng vội suy nghĩ và kết luận đúng/sai • Những thông tin nghe được cần được chuyển hóa thành những nhận thức theo xu hướng tích cực thì mới được gọi là “sự lắng nghe hoàn hảo”

  11. Câu hỏi: Những điều gì bạn hay than phiền trong cuộc sống và công việc?

  12. Chuyên đề 3: Sự than phiền * Đúc kết: 1. Sự than phiền hiện diện mọi lúc, mọi nơi và thường không mang lại hiệu quả tích cực cho bất cứ ai.

  13. Chuyên đề 3: Sự than phiền * Đúc kết: 2. Có nhiều nguyên nhân gây nên sự than phiền, cơ bản có thể chia làm 2 loại: + Chủ quan: Những việc xảy ra trái với ý muốn, không hài lòng. + Khách quan: Những tình huống diễn biến không lường trước được.

  14. Chuyên đề 3: Sự than phiền * Đúc kết: 3. Việc than phiền người khác xảy ra do thiếu thông cảm lẫn nhau. Cách tốt nhất để loại bỏ những than phiền này là nên nhanh chóng gặp trực tiếp người đã gây ra sự than phiền, cùng tìm hiểu, bàn bạc để phân tích cụ thể các nguyên nhân trên tinh thần thông cảm tích cực để phòng ngừa sự việc xảy ra trong tương lai.

  15. Chuyên đề 3: Sự than phiền * Đúc kết: 4. Than phiền là điều không nên có của người lãnh đạo

  16. Câu hỏi 1: khi được giao nhiệm vụ khó khăn, điều gì giúp bạn quyết định nhận/ không nhận nhiệm vụ đó?

  17. Câu hỏi 2: Điều gì khiến bạn yên tâm khi giao việc cho 1 người?

  18. Chuyên đề 4: Niềm tin * Đúc kết: 1. Mỗi người đều có giá trị nhất định. Thông qua hành động, các giá trị đó được mọi người công nhận và giúp mỗi người tự tin vào bản thân

  19. Chuyên đề 4: Niềm tin * Đúc kết: 2. Tin tưởng vào mọi người xung quanh giúp chúng ta cảm thấy không đơn độc, thêm tự tin vào bản thân, công việc và cuộc sống.

  20. Chuyên đề 4: Niềm tin * Đúc kết: 3. Để tăng cường sự tự tin, phải tạo ra và phát triển nhiều giá trị của bản thân mình thông qua việc tu dưỡng, rèn luyện các giá trị đạo đức, tính cách, năng lực cần thiết trong cuộc sống và công việc bằng các trải nghiệm thực tế

  21. Chuyên đề 4: Niềm tin * Đúc kết: 4. Tin tưởng ở mọi người xung quanh phải được biểu hiện cụ thể bằng cách trao cho nhau niềm tin & cơ hội hành động thực tế

  22. Chuyên đề 4: Niềm tin * Đúc kết: 5. Việc công nhận những thành quả của người khác, động viên khích lệ họ góp phần tạo cho họ thêm tự tin. 6. Niềm tin tạo thêm sức mạnh quan trọng để vượt qua mọi khó khăn, không tự tin, không làm được việc lớn. Không tin tưởng ở cấp dưới, không thể lãnh đạo được ai cả.

  23. Câu hỏi: trách nhiệm của bạn là gì? Bạn đã hoàn thành trách nhiệm của mình chưa?

  24. Chuyên đề 5: Trách nhiệm * Đúc kết: 1. Trách nhiệm là biết tự giao công việc cho mình và biết thực thi bằng hành động cụ thể. Nhận thức rõ trách nhiệm giúp cho mỗi người định hướng hành động đúng và tự tạo ra chuẩn mực hành động cho bản thân mình.

  25. Chuyên đề 5: Trách nhiệm * Đúc kết: 2. Biết tự nhận trách nhiệm là yêu cầu cần có của người lãnh đạo. Không dám nhận trách nhiệm và đổ thừa cho người khác thì không xứng đáng là người lãnh đạo

  26. Chuyên đề 5: Trách nhiệm * Đúc kết: 3. Việc dám nhận trách nhiệm cùng người khác và giúp người khác sửa chữa sai lầm là tố chất của người lãnh đạo

  27. Câu hỏi: hãy chia sẻ niềm đam mê của bạn trong cuộc sống

  28. Chuyên đề 6: Niềm đam mê * Đúc kết: 1. Đam mê là điều đáng có trong cuộc sống. Đam mê tạo thêm sức mạnh cho mỗi người. 2. Niềm đam mê cho việc bổ sung kỹ năng, kiến thức là những đam mê nên có.

  29. Chuyên đề 6: Niềm đam mê * Đúc kết: 3. Những đam mê có hại mặc dù đem lại lợi ích nhỏ làm thỏa mãn bản thân nhưng vẫn là điều không nên có & nên hạn chế tối đa 4. Khi có được những đam mê chính đáng thì chúng ta cảm thấy sung sướng hơn, vượt qua khó khăn cực khổ dễ dàng hơn và sẽ gặt hái được nhiều lợi ích cụ thể.

  30. Chuyên đề 6: Niềm đam mê * Đúc kết: 5. Đam mê sẽ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống và công việc. 6. Đam mê công việc là điều cần có của người lãnh đạo.

  31. Câu hỏi 1: Hãy hoàn tất câu ca dao: “Nói lời ......”

  32. Câu hỏi 2: Bạn đã từng thất hứa với ai chưa? Hậu quả là gì?

  33. Câu hỏi 3: Kể ra lời nói phản cảm hay mắc phải. # * @ & > ? !! : , } { :’ ) ,# ~ @ & > ? !! :

  34. Chuyên đề 7: Trân trọng lời nói của mình * Đúc kết: 1. Phải biết sử dụng ngôn từ đúng lúc, đúng chỗ và đúng hoàn cảnh. 2. Khi đã hứa phải thực hiện đúng lời hứa cả nội dung, chất lượng và thời gian.

  35. Chuyên đề 7: Trân trọng lời nói của mình * Đúc kết: 3. Khi không thể thực hiện được lời hứa phải xin lỗi, thông báo và đưa ra thời hạn mới với lời cam kết thực hiện. Đồng thời, có trách nhiệm khắc phục hậu quả do thất hứa.

  36. Chuyên đề 7: Trân trọng lời nói của mình * Đúc kết: 4. Việc trân trọng lời nói của mình tạo động lực cho bản thân cố gắng vượt qua khó khăn hoàn thành lời hứa. Đồng thời tạo ra niềm tin đối với người khác. 5. Trân trọng lời nói của mình là đức tính cần phải có của người lãnh đạo.

  37. Câu hỏi: Tại sao các đội bóng thi đấu trên sân nhà thường có kết quả tốt hơn khi thi đấu trên sân khách?

  38. CĐ 8: Tạo và nuôi dưỡng môi trường truyền sức mạnh * Đúc kết: 1. Nếu biết truyền sức mạnh cho tập thể, cho người khác thì kết quả do họ mang lại sẽ lớn hơn mong đợi của mình.

  39. CĐ 8: Tạo và nuôi dưỡng môi trường truyền sức mạnh * Đúc kết: 2. Cách truyền sức mạnh tốt nhất là tạo ra một môi trường truyền sức mạnh cho mọi hành động, suy nghĩ của mọi người. Khi đó, chúng ta sẽ có được kết quả tốt hơn nhiều so với suy nghĩ và hành động trong một môi trường thông thường.

  40. CĐ 8: Tạo và nuôi dưỡng môi trường truyền sức mạnh * Đúc kết: 3. Việc chú ý lắng nghe, biểu lộ sự chân thật, kích thích niềm tin, niềm đam mê và tinh thần trách nhiệm sẽ giúp cho việc tạo môi trường truyền sức mạnh được tốt hơn.

  41. CĐ 8: Tạo và nuôi dưỡng môi trường truyền sức mạnh * Đúc kết: 4. Người lãnh đạo phải biết tạo ra và nuôi dưỡng môi trường truyền sức mạnh cho tập thể của mình.

  42. Câu hỏi 1: Bạn hiểu thế nào về sự mặc định? Sự mặc định hình thành trên cơ sở nào? Theo bạn mặc định tốt hay xấu? Cho ví dụ

  43. Câu hỏi 2: Tại sao có sự thành kiến, thường nó gây nên hậu quả gì?

  44. Chuyên đề 9:Mặc định & thành kiến * Đúc kết: • Sự mặc định về 1 con người, sự vật, hiện tượng luôn có sẵn trong suy nghĩ của chúng ta. Có mặc định chính xác & mặc định chưa chính xác. 2. Khi mặc định 1 điều gì đó, chúng ta nghĩ rằng nó sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc nhưng đôi khi không phải như vậy.

  45. Chuyên đề 9:Mặc định & thành kiến * Đúc kết: 3. Thành kiến (sự mặc định không chính xác) xảy ra do chúng ta thiếu lòng tin, sử dụng thông tin không chính xác, đã lỗi thời hoặc lười suy nghĩ. Thành kiến làm chúng ta đánh giá sai con người, sự vật, hiện tượng và từ đó có các quyết định không chính xác ảnh hưởng (đôi khi sẽ rất lớn) đến chất lượng của cuộc sống & công việc.

  46. Chuyên đề 9:Mặc định & thành kiến * Đúc kết: 4. Muốn giảm thiểu thành kiến, chúng ta cần có sự lắng nghe, phân tích và trải nghiệm một cách thường xuyên, liên tục. 5. Thành kiến là điều không được có của người lãnh đạo.

  47. Câu hỏi: có khi nào bạn bỏ qua một quyết định để bây giờ cảm thấy hối tiếc không? Từ đó rút ra điều gì?

  48. Chuyên đề 10: Tính quyết đoán Câu chuyện ”Đẽo cày giữa đường” Có một Bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, Bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Hôm nay, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng Bác chưa làm cái cày bao giờ, Bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người. Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê: "Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá", bác nông dân nghe thấy có lý bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo "Bác đẽo thế này không cày được đâu,cái đầu cày bác làm to quá...." Bác nông dân nghe có lý hơn, Bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, Bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói"Bác đẽo thế không ổn rồi,cái cày bác làm dài quá không thuận tay", Bác nông dân nghe lại có lý hơn, lại chỉnh sửa theo. Và cuối cùng hết ngày hôm đấy Bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, Bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng Bác đã hiểu "Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn"

  49. Chuyên đề 10: Tính quyết đoán * Đúc kết: 1. Quyết đoán là một đức tính cần thiết cho mọi người, nhất là người lãnh đạo. 2. Quyết đoán cần có cơ sở & dựa trên sự lắng nghe nhiều người.

  50. Chuyên đề 10: Tính quyết đoán * Đúc kết: 3. Quyết đoán có thể đi đến kết quả đúng hay chưa đúng, tốt hay chưa tốt. Cần nghiêm túc phân tích kết quả và dám nhận trách nhiệm nếu kết quả không tốt xảy ra và quan trọng là biết rút kinh nghiệm

More Related