1 / 44

GVHD: Cô Đỗ Thị Nhung SVTH: Nhóm 09 – Địa 3b

GVHD: Cô Đỗ Thị Nhung SVTH: Nhóm 09 – Địa 3b. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM KHOA ĐỊA LÍ. CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU. Chế Độ Nhiệt. K’ HÀNH H’ LUYÊN H’ CHOAI NIÊ LƯƠNG THANH TÂM LỤC THỊ THU THẢO THÂN THỊ THỦY. THÀNH VIÊN NHÓM. NỘI DUNG. I. Đặc điểm chế độ nhiệt

elsu
Download Presentation

GVHD: Cô Đỗ Thị Nhung SVTH: Nhóm 09 – Địa 3b

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. GVHD: Cô Đỗ Thị Nhung SVTH: Nhóm 09 – Địa 3b TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM KHOA ĐỊA LÍ CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU Chế Độ Nhiệt

  2. K’ HÀNH H’ LUYÊN H’ CHOAI NIÊ LƯƠNG THANH TÂM LỤC THỊ THU THẢO THÂN THỊ THỦY THÀNH VIÊN NHÓM

  3. NỘI DUNG I. Đặc điểm chế độ nhiệt II. Ảnh hưởng của chế độ nhiệt III. Chế độ nhiệt ở Đà Lạt

  4. I. Đặc điểm Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến BBC (8034’B – 23023’B). Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao.

  5. Do tác động của bức xạ và ánh nắng, của hoàn lưu gió mùa và gió tín phong cũng như của địa hình. Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo vĩ độ, độ cao và theo mùa. Ngoài ra, chế độ nhiệt còn có sự phân hóa theo chiều Đông - Tây và có sự thất thường.

  6. 1. Việt Nam có nền nhiệt độ cao: • Lượng bức xạ tổng cộng rất lớn: đạt 120 – 130 kcal/cm2/năm, có nơi cao hơn hoặc thấp hơn ví dụ ở Tp. HCM là 136,4 kcal/cm2/năm , HN là 115 kcal/cm2/năm. • Cán cân bức xạ: quanh năm dương đạt 75 kcal/cm2/năm, HN là 85,8 kcal/cm2/năm, vượt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới. • Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/năm • Nhiệt độ trung bình: 20 – 220C

  7. Bảng: Nhiệt độ trung bình năm của một số địa phương

  8. 2. Sự phân hóa chế độ nhiệt

  9. 2.1. Phân hóa theo vĩ độ ( B – N ) • Do vị trí địa lí trên đất liền, điểm cực Bắc sát chí tuyến bắc và điểm cực Nam cách xích đạo không xa, khiến khắp nơi đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh, càng về phía Bắc khoảng cách 2 lần ấy càng ngắn, còn về phía Nam khoảng cách ấy càng lớn.

  10. Miền Bắc có chế độ nhiệt kiểu Chí tuyến (1 cực đại và 1 cực tiểu) • 1 tháng nhiệt độ cao nhất vào tháng 6 hoặc tháng 7 • 1 tháng nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 hoặc tháng 1

  11. Miền Nam có chế độ nhiệt kiểu Xích đạo (2 cực đại và 2 cực tiểu) • 2 lần nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 (tuyệt đối) và tháng 8 (tương đối) • 2 lần nhiệt độ thấp nhất vào tháng 6 (tương đối)và tháng 12 (tuyệt đối). • 1 tháng nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 hoặc tháng 1.

  12.  Xét về nhiệt độ trung bình (NĐTB) NĐTB tháng 1 (tháng lạnh nhất) trong cả nước cũng có sự tăng dần từ Bắc vào Nam. Ví dụ: Lạng Sơn: 13,30C (21051’B) Hà Nội: 16,40C (21002’B) TP. HCM: 25,80C (10049’B) Rạch Giá: 260C (10000’B) NĐTB tháng nóng nhất cũng có sự khác nhau. Ở Hà Nội là 28,90C vào tháng 7. Ở Tp. HCM là 28,90C vào tháng 4.

  13.  Xét về các trị số tuyệt đối từ bắc vào nam, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất phân bố như sau:

  14.  Xét về biên độ nhiệt thì nơi nào chịu tác động của gió mùa đông bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn cho nên biên độ nhiệt ngoài Bắc lớn hơn ở trong Nam và vùng ven biển cũng cao hơn ở Tây Bắc.

  15. Miền Bắc: 6 – 70C Biên độ nhiệt Miền Nam: 3 – 40C

  16. Xét về tổng nhiệt độ, thì sự diễn biến như nhiệt độ trung bình, nghĩa là có sự giảm dần từ Nam ra Bắc, từ thấp lên cao, ở miền Bắc có nhịp điệu mùa, còn ở miền Nam là đồng đều trong năm. • Ở vùng đồng bằng, từ Nam ra Bắc tổng nhiệt độ giảm khoảng 1500C/ 1 vĩ độ.

  17. Trên dưới 80000C/năm Ở Đèo Hải Vân >93000C/năm Đà Nẵng >95000C/năm Quy Nhơn 10.0000C/năm ĐB SCL

  18. Miền Bắc: Tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới • Miền Nam: Tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn của khí hậu á xích đạo và nhiệt đới.

  19. 2.2. Phân hóa theo mùa • Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4) • Có sự hoạt động mạnh mẽ của GMĐB và xen kẽ là những đợt GMĐN. • Nhưng có sự khác nhau giữa các miền.

  20. Miền Bắc: chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất của GMĐB, nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi xuống dưới 150C. • Miền Nam: do GMĐB không ảnh hưởng, nên nhiệt độ trung bình tháng vẫn cao hơn. • Sự phân hóa chế độ nhiệt diễn ra rõ nhất ở Miền Bắc

  21. Xét về bản chất của các khối khí • Bản chất của GMĐB là sự di chuyển của khối không khí cực đới lục địa (NPc) từ áp cao Xibia thổi về, mang theo khối khí rất lạnh và khô. NPc vào Việt Nam theo 2 đường: • Đường 1:Từ lục địa thẳng xuống (NPc đất) • Đường 2: đi qua biển Nhật Bản và Hoàng Hải (NPc biển) • Trên đường di chuyển, các thuộc tính ban đầu của khối khí đã bị biến tính cả về nhiệt độ lẫn lượng ẩm, nên nhiệt độ nước ta cũng có sự khác nhau phụ thuộc vào tính chất của các khối khí.

  22. Có tính chất lạnh và khô. Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất vào giữa mùa đông, còn nhiệt độ cao hơn vào thời kì đầu. Tính chất có sự thay đổi theo thời gian và không gian: - Hà Nội: tháng 11 và tháng 3 nhiệt độ khoảng 16 – 180C, tháng 12 đến tháng 2 là 13 - 150C - Lạng Sơn: lạnh hơn 1 - 20C - Lai Châu: nóng hơn 2 -30C NPc đất:

  23. NPc biển: • Ấm và ẩm hơn NPc đất, có tính chất lạnh và ẩm • Càng vào đất liền nước ta, nhiệt độ càng tăng • Cuối mùa nhiệt độ đã tăng 50C. • Từ bắc vào nam cũng như đồng bằng Bắc Bộ lên Tây Bắc, nhiệt độ tăng lên rõ rệt. • Hà nội vào cuối mùa đông: nhiệt độ là 18 – 200C. • Tây Bắc do bị phơn nên nhiệt độ tăng 2 – 40C

  24. Frông cực • Là loại frông lạnh hình thành giữa khối không khí mới đến và các khối không khí nóng hơn đang tồn tại ở Việt Nam. • Mỗi khi frông cực tràn về nhiệt độ giảm đi nhanh chóng, trung bình khoảng 3 – 50C/24h, có khi 5 - 100C/24h. • Ở Đông Bắc nhiệt độ giảm trên 100C/24h.

  25. Khối khí nhiệt đới biển Đông Trung Hoa (Tp) • Có nguồn gốc là khối khí cực đới Xibia đã được nhiệt đới hóa do tồn tại lâu ngày trên biển Đông Trung Hoa, nên có nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn không khí biển nhiệt đới thuần túy. • Càng đi vào phía Nam nhiệt độ và độ ẩm không khí càng tăng, tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa Bắc Bộ và Nam Bộ tới 20C.

  26. Mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10) • Mùa này có sự hoạt động xen kẽ giữa Tín phong Tây Nam, GMTN. • Trong mùa này nhiệt độ cao trên phạm vi cả nước và đạt trên 250C, nên sự phân hóa chế độ nhiệt không rõ rệt. • Nhưng do nguồn gốc của TPTN và GMTN khác nhau mang theo những khối khí khác nhau.

  27. GMTN – khối khí chí tuyến Vịnh Bengan (TBg): • Mang theo khối khí nóng, nhiệt độ trung bình 27 – 320C ở Tây Nguyên, Nam Bộ. • Nhưng càng lên phía bắc và sang sườn đông Trường Sơn TBg đã trở thành gió Lào – khối khí nóng nhất và khô nhất, nhiệt độ có thể lên tới 400C ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

  28. TPTN – Khối khí xích đạo (Em) • Mang theo khối khí xích đạo, mát và ẩm hơn . • Phía Bắc: Em có nhiệt độ trung bình ngày 27 – 290C, nhiệt độ tối cao 38 - 390C. • Phía Nam, Em mát hơn và khô hơn, nhiệt độ trung bình ngày 26 - 280C, tối cao 36 - 380C.

  29. Xét về tổng nhiệt độ: Mùa đông ở miền Bắc, tổng nhiệt độ chỉ bằng 2/3 tổng nhiệt độ mùa hè (3000 - 35000C so với 4500 - 50000C) • Xét về nhiệt độ: có thể phân biệt các tháng:  Rất rét: <100C • Rét: 10 - <150C  Lạnh: 15 - <180C  Lạnh vừa: 18 -<200C  Nóng: 20 - <250C  Rất nóng: >25 0C.

  30. Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra): có một mùa đông lạnh • Từ Đèo Ngang – Hải Vân: lạnh vừa (mùa đông) • ĐB Bắc Bộ: lạnh • Miền núi phía Bắc: rét và rất rét • Từ Đà Nẵng trở vào Nam: nóng và rất nóng Miền Nam (từ Đà Nẵng vào Nam) không có mùa đông

  31. 2.3. Sự phân hóa theo độ cao • Nơi nào có độ cao lớn hơn sẽ có nhiệt độ trung bình thấp hơn. • Do tác động của quy luật đai cao nên ở các vùng núi tổng nhiệt độ lại giảm và chỉ còn đạt tiêu chuẩn của khí hậu á nhiệt đới và khí hậu ôn đới. • Tuy nhiên trong sự phân hóa khí hậu từ thấp lên cao thì tính chất nóng ẩm thể hiện ở các vùng thấp vẫn mang tính trội hơn vì tới 60% diện tích nước ta ở độ cao dưới 600m.

  32. Bảng phân hóa chế độ nhiệt theo độ cao địa hình ở một số địa phương: • Ta thấy rằng do hoạt động của GMĐB mà các núi có cùng độ cao nhưng núi ở miền Bắc vẫn lạnh hơn ở miền Nam.

  33. Trên núi: tổng nhiệt độ giảm khoảng 180 - 2000C/100m. • Ở miền núi phía Bắc tổng nhiệt độ có thể xuống 6000 - 50000C • Miền Nam là 7000 - 60000C.

  34. 2.4. Sự phân hóa theo chiều Đông - Tây • Bên cạnh sự phân hóa theo Bắc – Nam, theo mùa, theo độ cao thì chế độ nhiệt còn phân hóa theo chiều Đông – Tây. Đó là giữa 2 sườn của Trường Sơn Nam và Trường Sơn Bắc. • Khi TBg càng lên phía bắc và sang sườn đông Trường Sơn, dãy núi Việt - Lào TBg đã trở thành gió Lào – khối khí nóng nhất và khô nhất, nhiệt độ có thể lên tới 400C ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

  35. 3. Sự thất thường của chế độ nhiệt • Sự thất thường của chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc, nơi mà GMĐB đã mang không khí lạnh từ vùng áp cao Xibia. • Số tháng nhiệt độ xấp xỉ giá trị trung bình ở Đông Bắc chỉ khoảng 30%, ĐBBB là 40%, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ được trên 50%. • Cường độ thất thường thể hiện qua sự dao động của năm lạnh nhất và năm nóng nhất so với trị số trung bình.

  36. Nhiệt độ tháng 1 (tháng lạnh nhất) có thể nóng hoặc lạnh hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm từ 3 – 60C. Ví dụ: • Lạng Sơn nhiệt độ trung bình tháng 1 là 13,70C, nhưng năm rét nhất năm 1930 là 7,80C lạnh hơn 5,90C. Còn năm nóng nhất 1950 thì lên đến 17,90C, nóng hơn 4,20C so với trung bình. • Hà Nội, sự dao động này là -4,30C và +40C (NĐTB: 16,60C, rét nhất 1930 là 12,30C, nóng nhất 1901 là 20,60C • Đồng Hới, sự dao động là -2,90C và +4,20C (NĐTB 18,90C, rét nhất 1930 là 160C, nóng nhất 1941 là 23,10C

  37. Càng xuống phía Nam sự dao động về nhiệt độ mùa lạnh càng nhỏ đi với sự yếu dần của GMĐB. • Trong mùa nóng, có sự đồng nhất về nhiệt độ của các khối khí, nên mức độ dao động của nhiệt độ tháng 7 – tháng nóng nhất trong mùa hè cũng chỉ 1 - 20C

  38. II. Ảnh hưởng của chế độ nhiệt Khí hậu Việt Nam nói chung và các yếu tố khí hậu nói riêng đã tạo ra thuận lợi và khó khăn đến tự nhiên cũng như các hoạt động sản xuất của con người

  39. Do nước ta có nền nhiệt độ cao. Cung cấp ánh sáng và nhiệt độ cho sinh vật sinh trưởng cũng như con người, phát triển nền NN nhiệt đới. • Sự phân hóa của chế độ nhiệt và ẩm đã tạo ra sự đa dạng, phong phú trước hết là các kiểu khí hậu của nước ta, sau đó là phong phú và đa dạng của sinh vật, và các hoạt động kinh tế của người dân. • Ảnh hưởng đến phong tục tập quán của mỗi miền  đa dạng văn hóa  bản sắc của mỗi vùng miền.

  40. Bên cạnh đó cũng có những khó khăn như : • Sự thay đổi thất thường của nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, hoạt động kinh tế đặc biệt là sản xuất nông nghiệp • Nhiệt độ cao quá hay thấp quá cũng làm thay đổi sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. • Do đó cần phải nghiên cứu kĩ các yếu tố khí hậu để đề ra những biện pháp phát triển và đề phòng phù hợp • Ví dụ: lựa chọn giống cây trồng vật nuôi thích hợp với từng mùa, kiểu khí hậu.

  41. Chế độ nhiệt ở Đà Lạt

  42. TÀI LIỆU THAM KHẢO • Sách: Bộ GD, Địa lí lớp 8, NXB GD Đặng Duy Lợi, Địa lí tự nhiên Việt Nam (phần đại cương), 2010, NXB Đại học Sư phạm. Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam, 2010, NXB Đại học Sư phạm. 2. Web: http://tintuc.xalo.vn/002084146386/ap_cao_luc_dia_chi_phoi_nen_nhiet_do_o_mien_bac.html?id=1293244&o=0

  43. Cảm ơn Cô và các bạn đã chú ý lắng nghe

More Related