1 / 51

CHUYÊN ĐỀ VỀ THĂM DÒ CHỨC NĂNG (2009 – 2011) HV.CKII. NGUYỄN THÊM

CHUYÊN ĐỀ VỀ THĂM DÒ CHỨC NĂNG (2009 – 2011) HV.CKII. NGUYỄN THÊM. THÍNH LỰC ĐỒ ĐƠN GIẢN VÀ HOÀN CHỈNH PHÂN CHIA CÁC LOẠI ĐIẾC Người hướng dẫn khoa học BSCKII.GVC. PHAN VĂN DƯNG PGS.TS.NGUYỄN TƯ THẾ.

bruno
Download Presentation

CHUYÊN ĐỀ VỀ THĂM DÒ CHỨC NĂNG (2009 – 2011) HV.CKII. NGUYỄN THÊM

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CHUYÊN ĐỀ VỀ THĂM DÒ CHỨC NĂNG(2009 – 2011)HV.CKII. NGUYỄN THÊM THÍNH LỰC ĐỒ ĐƠN GIẢN VÀ HOÀN CHỈNH PHÂN CHIA CÁC LOẠI ĐIẾC Người hướng dẫn khoa học BSCKII.GVC. PHAN VĂN DƯNG PGS.TS.NGUYỄN TƯ THẾ

  2. Thính giác của người bình thường không hoàn toàn giống nhau. Chỉ số sức nghe ở những thanh niên không bị bệnh tai mũi họng là chuẩn mực cho người bình thường. • Vùng nghe được của tai người ở dải 16 - 20.000 Hz (Hertz) và mỗi tần số có ngưỡng nghe tối thiểu và tối đa. So sánh với thính giác của một số loài vật thì thính giác người • Tiếng nói con người nằm trong vùng nhạy cảm nhất của trường nghe, khoảng tần số 250 - 4.000 Hz, tối đa ở vùng tần số 1.000 - 2.000 Hz. Về cường độ, tiếng nói thông thường nằm trong khoảng 30 - 70 dB (nói nhỏ: 30 - 35 dB, nói vừa 55 dB, nói to 70 dB). Còn thua kém loài động vật Ví dụ: dơi, chuột, mèo nghe được tần số 60.000 Hz, có loài dơi nghe được 100.000 Hz.[3] • Các máy đo sức nghe thông thường chỉ đo các tần số 125 - 8.000 Hz.[3]. ĐẶT VẤN ĐỀ

  3. Sơ lược yếu tố dịch tể về điếc và nghe kém: • * Trên thế giới có hơn 500 triệu người bị giảm thính lực. Theo dự đoán đến năm 2015, số người này sẽ tăng lên 700 triệu người. • Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 278 triệu người trên thế giới bị giảm thính lực trung bình hay nặng ở cả hai tai (giảm sức nghe vừa phải hoặc tương đối nặng khi mất sức nghe >41 dB hay lớn hơn ở tai nghe tốt hơn ở người trưởng thành và >31 dB với trẻ em - 15 tuổi) • 68 triệu người mất sức nghe ở thời kỳ thơ ấu và 210 triệu người mất sức nghe ởngười lớn. Và ước tính có khoảng 364 triệu người khác bị mất sức nghe ở mức độ nhẹ ,80% trong tổng số bệnh nhân điếc và giảm thính lực sống tại những quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.

  4. Hơn 112 dân châu âu sống trong môi trường tiếng ồn; 113 chịu những tiếng ồn ban đêm quấy phá giấc ngủ.[3] • Tại Mỹ, năm 1981có hơn 9 triệu người phải chịu tiếng ồn trên 85dB - năm 1990, hàng ngày có khoảng 30 triệu người, Tại Đức và các nước phát triển khác, từ 4 đến 5 triệu người, tức là 12 - 15% công nhân phải chịu tiếng ồn 85 dự trở lên. • Tại Việt Nam năm 2001 Bệnh viện TMHTW cùng với Bệnh viện TMH Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành điều tra "Bệnh tai và nghe kém" ở 6 tỉnh: Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên, Đồng Nai, Long An và Đồng Tháp. • Tổng số điều tra 13. 120 đối tượng với kết quả thu được: - Số người bị nghe kém mức 1 là 28.86%. - Số người bị nghe kém mức 2 là 2.39%. - Số người bị nghe kém mức 3 là 5.99%.[3]

  5. Thính lực đồ là gì? Là biểu đồ minh họa khả dụng của một người và mức độ mất thính lực ở mỗi bên tai người đó. • Ngày nay việc khảo sát thính lực để phát hiện điếc và nghe kém đối với mọi đối tượng, đã có nhiều phương pháp để lựa chọn. Bao gồm các phương pháp đo thính lực đồ đơn giản, hoàn chỉnh và các phương pháp đo thính lực khách quan. • * Khảo sát thính lực đơn giản và hoàn chỉnh bao gồm: đo sức nghe bằng giọng nói, đo sức nghe bằng các dụng cụ mẫu, âm thoa và đo sức nghe bằng máy do thính lực (audiometer). • Theo tổ chức y tế thế giới đề nghị đo thính lực đơn giản sử dụng 2 phương pháp: bằng giọng nói và bằng máy đo thính lực đơn giản • * Đo thính lực khách quan bao gồm: đo trở kháng tai (Tympanometry), đo điện kích thích thân não (ABE =Auditory Brainstem Response), đo điện tuyền âm ốc tai (OAEs =Oto Acoustic Emictions)

  6. * Máy đo thính lực có nhiều loại khác nhau, loại đơn giản để tầm soát điếc, loại phức tạp không những xác định độ điếc mà còn để xác định các dạng điếc * Dựa trên những thính lực đồ đã nghiên cứu, theo từng nguyên nhân gây điếc và nghe kém, các chuyên gia đã đưa ra những thính lực đồ mẫu cho từng bệnh lý và trở thành qui chuẩn trong nghành thính học. Ngày nay các nhà lâm sàng dựa theo đó để chẩn đoán và phân loại điếc.

  7. Chương ISƠ LƯỢC GIẢI PHẪU - SINH LÝ CƠ QUAN THÍNH GIÁC • I. GIẢI PHẪU CƠ QUAN THÍNH GIÁC • II. SINH LÝ HỌC CƠ QUAN THÍNH GIÁC

  8. ĐỌC THÍNH LỰC ĐỒ • Đọc thính lực đồ nhằm dựa vào xem xét, tính toán trên thính lực đồ để đưa ra các nhận định về: - Tình trạng thính lực: bình thường hay có suy giảm. - Thể loại nghe kém (nếu có suy giảm nghe). + Nghe kém truyền âm. + Nghe kém tiếp âm + Nghe kém hỗn hợp: xu hướng dẫn truyền hay xu hướng tiếp nhận. Nếu có thể cần phân tích sâu hơn để giúp cho nhận định vị trí tổn thương. - Mức độ nghe kém. Thiếu hụt theo dB ở các tần số.

  9. Thể loại nghe kém • Căn cứ trên đồ thị đường khí và đường xương, có thể chia nghe kém theo 3 thể loại chính: • Nghe kém thể truyền âm - Đồ thị đường khí xuống thấp, dưới khoảng 20dB. - Đồ thị đường xương ở quanh trục 0dB - Ngưỡng nghe đường khí cao hơn 20dB nhưng không bao giờ vượt quá mức 60-70dB. - Ngưỡng nghe đường xương thường trong khoảng -10dB đến 10dB.

  10. - Nếu đồ thị đường khí xuống thấp nhiều ở phía trái (ngưỡng nghe ở các âm tần thấp giảm nhiều) và gần bình thường ở các tần số cao thường do tắc vòi Eustachi, viêm tai giữa

  11. - Nếu đồ thị đường khí gần như nằm ngang (ngưỡng nghe ở các âm tần giảm gần như nhau) thường do bít tắc ống tai ngoài như nút biểu bì, tịt ống tai ngoài...

  12. Nghe kém thể tiếp âm • - Đồ thị đường khí và đường xương đều xuống thấp. • - Đồ thị đường khí và đường xương luôn song hành, có thể trùng với nhau hoặc khoảng cách nhau không quá 10dB. • - Ngưỡng nghe đường khí và đường xương đều cao, có thể đến 100dB, nhưng với từng tần số thì 2 ngưỡng nghe không chênh lệch nhau đến 10dB. • - Nếu đường xương và đường khí xuống thấp rõ phía phải (ngưỡng nghe ở các âm tần cao giảm nhiều), đi chếch lên ở phía trái (ngưỡng nghe ở các âm tần thấp gần bình thường) ta có nghe kém thể loa đạo đáy • - Nếu ngược lại đường xương và đường khí xuống thấp rõ phía trái và đi lệch lên ở phía phải, ta có nghe kém thể loa đạo đỉnh

  13. Nghe kém tiếp âm thể loa đạo đáy

  14. Nghe kém tiếp âm thể loa đạo đỉnh

  15. Nghe kém tiếp âm thể toàn loa đạo Đồ thị dạng chữ V ở tần số 4000 điếc do tiếng ồn kéo dài

  16. Nghe kém thể hỗn hợp • - Đồ thị đường khí và đường xương đều xuống thấp nhưng không bao giờ song hành hay trùng với nhau. • - Ngưỡng nghe đường khí và đường xương đều cao nhưng không bằng nhau, ngưỡng nghe đường khí luôn cao hơn đường xương từ 10 đến 60dB. • Nghe kém hỗn hợp xu hướng truyền âm • - Nếu đồ thị đường khí thấp, cách xa đường xương ở phía trái (ngưỡng nghe đường khí cao hơn đường xương ở các âm tần thấp) rồi đi chếch lên và gần với đồ thị đường xương ở phía phải (ngưỡng nghe ở các âm tần cao nhỏ hơn), ta có: • Nghe kém hỗn hợp xu hướng tiếp âm • - Ngược lại nếu đồ thị đường khí và đường xương đều chếch xuống ở phía phải (ngưỡng nghe ở các âm tần cao lớn hơn), ta có:

  17. Các chỉ số: - Dự trữ loa đạo: là ngưỡng nghe đường xương ở từng tần số (nếu thấp hơn 30dB là dự trữ loa đạo còn tốt). - Khoảng Rinne: là khoảng cách giữa ngưỡng nghe đường khí và đường xương ở cùng một tần số. khoảng Rinne ở 1000Hz = 70dB - 30dB = 40dB gọi là số dB tối đa có thể thu hồi lại được sau phẫu thuật phục hồi chức năng

  18. Lưu ý: 1. Đo sức nghe đơn âm tại ngưỡng: - Bắt buộc phải đo trong buồng cách âm. - Nhằm xác định thể loại, mức độ nghe kém,lập thính lực đồ. 2. Cách đo: - Đo tai nghe khá, đường khí trước. - Tìm ngưỡng nghe đường khí và đường xương ở từng tần số. 3. Tiếng ù che lấp. - Phải làm khi ngưỡng nghe đường xương ở cùng một tần số giữa hai tai chênh lệch  15dB. Phải đủ to để che lấp bên tai không đo nhưng không ảnh hưởng đến tai đo. 4. Ba dạng thính lực đồ chính: - Nghe kém truyền âm:Đồ thị đường xương bình thường. Đồ thì đường khí xuống thấp dưới đường xương. - Nghe kém thể tiếp âm: đồ thị đường khí và đường xương luôn song hành, không cách nhau quá 10dB. - Nghe kém thể hỗn hợp: đồ thị đường khí và đường xương đều xuống thấp nhưng không song hành, không trùng nhau.

  19. ĐO THÍNH LỰC TRÊN NGƯỠNG • Đo thính lực trên ngưỡng bao gồm các nghiệm pháp được thực hiện với các âm thử có cường độ cao hơn cường độ ngưỡng nghe (đã được xác định qua đo sức nghe) để phát hiện tìm hiểu các rối loạn về khả năng nhận biết cường độ, tần số và rối loạn về thời gian lưu âm. Nói cách khác đo thính lực trên ngưỡng để phát hiện các méo cảm giác nghe v 2. NỘI DUNG - Cường độ: khi có bất thường về quan hệ giữa cường độ cảm giác (nghe nhận) và cường độ vật lý. - Tần số: khi có bất thường về cảm giác thanh, trầm của âm như cùng một tần số nhưng vì hai tai có cảm giác khác nhau nên tạo thành hai âm khác nhau. - Thời gian: khi có bất thường về cảm giác độ dài của âm như thời gian lưu âm thay đổi.Các méo cảm giác này giúp cho nhận định tổn thương vùng nghe ở loa đạo hay sau loa đạo.

  20. Lưu ý: • 1. Đo thính lực trên ngưỡng cho nhận định về: • - Vùng tổn thương nghe (tại hay sau loa đạo). • - Tình trạng và mức độ tổn thương nghe. • 2. Hiện tượng Recruitment (hồi thính): - Biểu hiện tổn thương các tế bào cảm giác nghe ở cơ quan Corti. - Là sự bù trừ về số lượng khi có suy giảm về chất lượng tế bào nghe. • 3. Các nghiệm pháp Recruitment một tai: - S.I.S.I nghe nhận được > 60% xung trên ngưỡng: có Recruitment (R+). - Lüscher: phân biệt được xung trên ngưỡng: 0,3 - 0,7dB: R+. • 4. Hiện tượng mệt mỏi thính giác (méo về thời gian): • Nghiệm pháp Ton Decay: - phải nâng thêm 3-4 lần: tổn thương ở loa đạo. - phải nâng nhiều hơn, không đạt: tổn thương sau loa đạo.

  21. Một số thuật ngữ cần thiết khi đọc nhĩ lượng đồ: . Ear canal volume (ECV) “Là lượng không khí tương ứng giữa đầu dò và màng nhĩ (nếu màng nhĩ còn nguyên vẹn), hoặc lượng không khí giữa đầu dò và tai giữa (nếu màng nhĩ bị thủng) • I. NHĨ LƯỢNG ĐỒ (TYMPANOMETRY) .Tympanometric Peak Pressure (TPP)/ Middle Ear Pressure (MEP) Là áp lực của ống tai biểu thị tại đỉnh trên nhĩ lượng đồ. .Độ thông thuận tỉnh (SC = Static Compliance) .Gradient: Gradient nhĩ lượng đồ là sự đo lường khách quan mô tả độ dốc của nhĩ lượng đồ gần đỉnh. Gradient nhĩ lượng đồ ít được dùng tại Úc để phân tích nhĩ lượng đồ.

  22. Các loại nhĩ lượng đồ: Vùng bóng mờ ở các hình bên dưới biểu thị cho vùng của chức năng tai giữa bình thường Đỉnh nhọn MEP ở giữa khoảng +50 đến -99 mmH2O SC = 0.3 đến 1.6cc ( ở trẻ lớn) / 0.2 đến 0.9cc (ở trẻ em từ 3-5 tuổi) ECV ở trong vùng giới hạn bình thường

  23. Không có đỉnh/ đường “tròn” MEP hoặc SC không đo được/ hoặc giảm thấp ECV trong giới hạn bình thường

  24. Dạng đỉnh nhọn MEP nhỏ hơn -99mm H2O (MEP âm tính) SC = 0.3-1.6 ở trẻ lớn/ 0.2 đến 0.9cc ở trẻ em từ 3-5 tuổi ECV trong giới hạn bình thường

  25. Dạng đỉnh nhọn MEP bình thường SC < 0.3cc ở trẻ lớn (kém di động = hypomobile) ECV trong giới hạn bình thường

  26. Dạng đỉnh nhọn MEP bình thường SC >1.6 cc (trẻ lớn) ( tăng di động = hypermobile) ECV trong giới hạn bình thường

  27. Màng nhĩ thủng Không có đỉnh/ dạng tròn hoặc đường phẳng MEP hoặc SC không đo được hoặc giảm ECV lớn hơn 2.5 cm3

  28. Các lý do để đo nhĩ lượng đồ lại • Bệnh nhân nuốt, nói chuyện, cười,ho,.. trong lúc đo • Khi bạn có trong tay nhĩ lượng đồ với kết quả “kỳ quặc”, không tương thích với thính lực đồ. Khi nghi ngờ như vậy, nên đo lại lần nữa. • Đo nhĩ lượng đồ lần đầu tiên Đo lại nhĩ lượng đồ

  29. Ghi nhận kết quả nhĩ lượng đồ Những kết luận thường dùng để báo cáo kết quả nhĩ lượng đồ Loại A: Nhĩ lượng đồ cho thấy áp lực tai giữa và SC bình thường Loại B: Nhĩ lượng đồ cho thấy áp lực tai giữa hoặc SC không đo được, phù hợp với bệnh lý tai giữa( gợi ý tai giữa ứ dịch) Loại C: Nhĩ lượng đồ cho thấy áp lực tai giữa âm tính rõ rệt cùng với sự hiện diện SC bình thường, phù hợp với bất thường tai giữa hoặc vòi nhĩ hoặc co rút màng nhĩ. Loại As: Nhĩ lượng đồ cho thấy áp lực tai giữa bình thường, giảm SC, phù hợp với di động màng nhĩ giảm (gợi ý xơ nhĩ hoặc xốp xơ tai) Loại Ad: Nhĩ lượng đồ cho thấy áp lực tai giữa bình thường, tăng SC, phù hợp với di động màng nhĩ tăng(gợi ý mất liên tục chuỗi xương con) ECV lớn:Nhĩ lượng đồ cho thấy ECV lớn, phù hợp với màng nhĩ thủng hoặc đang đặt ống thông khí hòm nhĩ.

  30. PHÂN CHIA CÁC LOẠI ĐIẾC Đo sức nghe, chẩn đoán điếc đã có nhiều tiến bộ với các máy móc hiện đại có thể giúp được thầy thuốc chẩn đoán chính xác vùng bị tổn thương và mức độ tổn thương. Vùng bị tổn thương: Điếc dẫn truyền, tiếp nhận hay hỗn hợp thông thường, điếc dẫn truyền là ở tai giữa và tai ngoài, đa số bệnh nhân được điều trị có kết quả tương đối tốt. Điếc tiếp nhận là do tổn thương tai trong, tổn thương thần kinh, rất khó điều trị. Mức độ điếc: . Dựa vào biểu đồ đo sức nghe bằng đơn âm có thể đánh giá ước lượng. - Theo công thức Fletcher - Carhart: cộng mức suy giảm thính lực đường khí ở 3 tần số 500, 1000, 2000 rồi chia làm 3. Ví dụ: biểu đồ hình giảm sút: sức nghe = = 60 - Hoặc tính theo Barem của hội đồng vật lí trị liệu

  31. Phân độ các loại điếc - Điếc nhẹ: 20 - 40 dB. - Điếc vừa: 40 - 60 dB. - Điếc nặng: 60 - 80 dB. - Điếc đặc: > 80 dB. • ĐIẾC DO BỆNH CỦA TAI NGOÀI • Nhiều bệnh của tai ngoài có thể gây ra giảm sút sức nghe, sau đây chỉ nêu vài trường hợp. Nút ráy tai và dị vật tai gây ra giảm sức nghe khi bịt kín ống tai. Ví dụ: Một nút ráy taigây ra nghe kém nhưng lúc đi tắm, nước vào tai làm dãn nở nút ráy, bịt kín ống tai, triệu chứng nghe kém trở nên rõ rệt. • Thính lực đồ điếc dẫn truyền kiểu đơn thuần. • Nhĩ lượng đồ không đo được • Điều trị: chỉ cần lấy hết nút ráy.

  32. Dị dạng: Nếu dị dạng chỉ khu trú ở tai ngoài (vành tai nhỏ, tịt ống tai ngoài) hoặc có thêm hoặc chỉ có dị dạng tai giữa (các kiểu dị dạng của chuỗi xương con) • Thính lực đồ điếc dẫn truyền đơn thuần. Nếu kèm thêm dị dạng tai trong thính lực đồ điếc hỗn hợp. • Nhĩ lượng đồ không đo được • Điều trị: Phẫu thuật tạo vành tai, tạo ống tai ngoài, tái tạo hệ thống xương con.

  33. ĐIẾC DO VIÊM TAI GIỮA • 2.1. Tắc vòi nhĩ • Giai đoạn tắc vòi đơn thuần: thính lực đồ điếc dẫn truyền đơn thuần nhất thời. Khi vòi nhĩ thông trở lại thì thính giác trở về bình thường. • Giai đoạn có tiết dịch: là sự kéo dàicủa giai đoạn trước. áp lực âm tính và dịch tiết ở hòm nhĩ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các cửa sổ hoặc do các hiện tượng vận mạch phản xạ của tai trong nên điếc nhiều khi biểu hiện tính chất hỗn hợp. • Thính lực đồ thường là điếc dẫn truyền • Nhĩ kượng đồ typ B • Điều trị: Điều trị nguyên nhân và đặt ống thông hơi hòm nhĩ thường dẫn tới kết quả phục hồi nguyên trạng, dù đã có biểu hiện sự tham gia của tai trong.

  34. Giai đoạn xơ dính: chất dịch nhầy quánh lại, biến thành xơ dính, hòm như xẹp. Thính lực đồ điếc thường có tính chất hỗn hợp, rất khó hồi phục. Nhĩ lượng đồ typ C hoăc typ Ad 2.2. Điếc do viêm tai giữa cấp tính Thính lực đồ điếc dẫn truyền đơn thuần.Trường hợp có phản ứng mê nhĩ thì biểu hiện điếc hỗn hợp. Nhĩ lượng đồ thường typ A (bình thường)typ As Điều trị: đặt ống thông khí, phẫu thuật tai giữa. Do bệnh tích giải phẫu rất đa dạng (lỗ thủng màng nhĩ to nhỏ, vị trí khác nhau, chuỗi xương con có bị đứt đoạn hay không, mặt đế đạp có bị cứng khớp do các quá trình xơ viêm, mức độ thương tổn của mê nhĩ.

  35. 2.2. Điếc do viêm tai giữa mạn tính • Viêm tai giữa mạn tính chia ra làm hai loại đơn giản và loại có cholesteatoma. • Nếu mê nhĩ không bị thương tổn thì thính lực đồ điếc dẫn truyền đơn thuần. • Nếu mê nhĩ bị thương tổn do viêm tai giữa cấp hoại tử, do cholesteatoma.Thính lực đồ.điếc mang tính hỗn hợp, có thể có hồi thính. Do bệnh tích giải phẫu rất đa dạng (lỗ thủng màng nhĩ to nhỏ, vị trí khác nhau, chuỗi xương con có bị đứt đoạn hay không, mặt đế đạp có bị cứng khớp do các quá trình xơ viêm, mức độ thương tổn của mê nhĩ, tuổi tác.. lâm sàng rất phong phú và các biểu hiện về mức độ điếc cũng đa dạng. • Nhĩ lượng đồ typ Ad, MCV tăng đồng nghĩa với màng nhỉ thủng, không có sự liên tục chuổi xương con • Điều trị: phẫu thuật tai giữa và tái tạo hệ thống tiểu cốt nếu có tổn thương.

  36. . ĐIẾC DO TUỔI GIÀ là một hiện tượng sinh lý không ai tránh khỏi. Đối với những người có tuổi do sự lão hóa của tai có thể dẫn đến giảm thính lực và điếc. • Sự lão hóa của bộ máy thính giác là do sự thoái hóa tế bào cơ quan Corti, bắt đầu từ vòng đáy lên vòng đỉnh, đồng thời các sợi hạch và đường dẫn truyền thần kinh cũng teo đi.Hiện tượng suy giảm thính giác đã bắt đầu 20 - 30 tuổi nhưng có thể gây phiền hà, khó chịu từ tuổi 50 trở đi. • Thính lực đồ là điếc tiếp nhận đơn thuần • Nhĩ lượng đồ typ A,nếu màng nhĩ bị co lõm, xơ dính thì nhĩ đồ typ As • Điều trị: đeo máy trợ thính.[3],[4],[6].

  37. ĐIẾC DO SŨNG NƯỚC MÊ NHĨ - CHÓNG MẶT MENIERE • Do dãn mạch co mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch,, chuyển hóa nước, protid, muối khoáng, dị ứng, rối loạn nội tiết làm thay đổi áp lực thẩm thấu.đều có thể gây ra sũng nước mê nhĩ. • có 3 triệu chứng: chóng mặt, ù tai, nghe kém - Ngoài cơn các triệu chứng biến mất, Về sau cơn tái phát ngày càng nhanh hơn, cơn nặng hơn. Điếc cũng trở nên rõ rệt và không thuyên giảm. • Thính lực đồ kiểu điếc tiếp nhận đơn thuần. Trên thính lực đồ giảm sút ở hầu hết các tần số, có hồi thính, nghe đôi và thời gian lưu âm kéo dài, vì vậy khi nói to hoặc có tiếng động lớn ở mức nào đó thì nghe chói tai, khó chịu. Về sau điếc ngày càng nặng hơn. • Nhĩ lượng đồ có thể bình thương typA. [3],[4],[6]. • Điều trị: Nội khoa, Tránh tresstrên lâm sàng nhiều bệnh nhân bị bệnh Meniere trước khi phát bệnh có bị tress

  38. . LOẠN DƯỠNG MÊ NHĨ: do rối loạn cấu trúc xương của mê nhĩ và cứng khớp bàn đạp - cửa sổ bầu dục. có kèm theo loạn dưỡng xương và biểu hiện lâm sàng về tai. Hoặc là bệnh của riêng mê nhĩ như bệnh xốp xơ tai. • Bệnh thường gặp từ tuổi dậy thì con gái, di truyền từ người mẹ • Thính lực đồ điếc lúc đầu thường là dẫn truyền đơn thuần, cả hai tai đều bị, có thể sớm muộn nặng nhẹ hơn nhau tí chút, hoặc tương đương, điếc tiến triển nặng dần lên với đời sống sinh lý của người phụ nữ như khi mang thai, sinh con, cho con bú, đoạn kinh... trở thành điếc hỗn hợp và có thể là điếc đặc hoàn toàn. Nhưng cũng nhiều khi ngừng tiến triển, ở một mức độ nào đó, thậm chí tốt lên (hiếm). Nhiều bệnh nhân có bàng thính Willis: nghe rõ hơn ở chỗ có tiếng ồn, thường là tiếng ồn trầm. Điếc kèm theo ù tai rất khó chịu. • Thăm khám soi tai không có gì đặc biệt. • Nhĩ lượng đồ typ As • Điều trị: phẫu thuật xương bàn đạp, lay động hoặc thay thế, Ngoài ra có thể đeo máy trợ nghe, uống fluorua natri (ít người chỉ định).

  39. ĐIẾC DO CHẤN THƯƠNG ÁP LỰC DO THAY ĐỔI ÁP LỰC KHÔNG KHÍ HAY GẶP Ở PHI CÔNG VÀ THỢ LẶN, HOẶC DO SỨC ÉP. • Điếc do chấn thương: Điếc do thay đổi áp lực không khí. • - Đối với phi công: khi máy bay lên cao, nhất là khi hạ xuống nhanh. áp lực giữa trong hòm nhĩ và ngoài màng nhĩ chênh lệch nhau do đó xảy ra hiện tượng tắc vòi, • Thính lực đồ điếc trường hợp này biểu hiện giống trường hợp tắc vòi nhĩ, điếc đẫn truyền • Nhĩ lượng đồ typ C • - Đối với thợ lặn: khi đưa xuống sâu quá nhanh hoặc giảm áp đột ngột khi đưa lên có thể gây ra điếc nặng. Điếc trong trường hợp này biểu hiện giống trường hợp cơn chóng mặt Meniere. Thính lực đồ kiểu điếc tiếp nhận đơn thuần • Nhĩ lượng đồ thường biểu hiện typ C.

  40. . ĐIẾC DO CHẤN THƯƠNG ÂM THANH • Là sự giảm sút thính giác vĩnh viễn do sự tiếp xúc với âm thanh gây ra, có thể âm thanh cường độ mạnh trong thời gian ngắn (tiếng súng, tiếng bom, tiếng mìn, tiếng sét lúc nghe điện thoại v.v...)hoặc tác động của cường độ âm thanh lớn liên tục hoặc cắt quãng trong thời gian dài (trong các nhà máy, động cơ phản lực v.v...). thường được gọi là điếc nghề nghiệp. • sự giảm sút thính lực phụ thuộc vào từng cá thể, cường độ, thời gian, nhịp độ tiếp xúc với tiếng ồn. sự giảm sút thính lực này thường bắt đầu từ tần số 4000 Hz tức là giữa vòng xoắn ốc của người. Nói chung tiếng ồn có tần số cao có hại hơn tiếng ồn có tần số trầm. Dần dần sự giảm sút thính lực mở rộng ra các tần số khác, tức là thương tổn lan rộng ra các vòng xoắn ốc khác, cuối cùng có thể toàn bộ ốc tai bị thương tổn, nhất là tiếng động mạnh, tiếp xúc lâu dài.

  41. Thính lực đồ biểu hiện điếc hổn hợp thiên về tiếp nhân kiểu toàn loa đạo (có V thính lực) thường ở tần số 4000HZ • Nhĩ lượng đồ typ As. [3],[4],[6]. • ĐIỀU TRỊ • Phòng tránh tiếng ồn - Vì vậy cần phát triển các biện pháp phòng hộ: giảm tiếng ồn từ nguồn (máy, nơi làm việc v.v...) và phòng hộ cá nhân. - Thay đổi môi trường làm việc, máy móc trang bị, để giảm bớt tiếng ồn kích thích, nếu không thay đổi điều kiện khách quan, thì phải dùng phương pháp che tai để ngăn tiếng ồn. - Khi có điều kiện cần được chuyển sang nơi làm việc khác tương đối yên tĩnh hơn. Tạo điều kiện để phục hồi thính lực tránh chuyển sang giai đoạn xấu. - Phải kiểm tra định kỳ thính lực khi tiếp xúc với tiếng ồn

  42. . ĐIẾC ĐỘT NGỘT • Định nghĩa: Là điếc tiếp nhận từ 30 dB trở lên ít nhất ở 3 tần số liên tiếp nhau và xuất hiện trong vòng 3 ngày. • Điếc đột ngột được tác giả De Klevn lần đầu mô tả năm 1944. Theo Martin 'Điếc đột ngột là những trường hợp điếc tai trong, xảy ra một cách bất chợt và nhanh chóng giống như một tiếng sét giữa trời quang mây tạnh'. Điếc đột ngột thường xuất hiện ở một tai, nhưng cũng có thể gặp cả hai (2%), ngoài nghe kém ra thì có thể có ù tai, chóng mặt.. • Bệnh sinh đến nay vẫn chưa rõ ràng mà vẫn chỉ dừng lại ở các giả thuyết mà thôi. • Điếc đột ngột là một hội chứng (không phải là một bệnh) hay gặp ở cấp cứu TMH nên cần điều trị càng sớm càng tết, đặc biệt phải có thính lực đồ để theo dõi thường xuyên.

  43. Các dạng thính lực đồ - Thính lực đồ dạng đi lên. - Thính lực đồ dạng đi xuống: • Biểu đồ thính lực có dạng đi xuống, giảm nhiều ở các tần số cao, giảm ít ở các tần số trầm. Do tổn thương các tế bào vùng đáy nhiều hơn so với vùng đỉnh. • Người bệnh nghe tốt hơn ở các âm trầm. - Thính lực đồ dạng ngang. - Biểu đồ thính lực có dạng hình chữ V, giảm nhiều hơn ở các tần số trung bình, giảm ít ở các tần số trầm và tần số cao. Người bệnh nghe kém hơn ở các âm có tần số trung bình. - Thính lực đồ dạng "lưng lừa". - Thính lực đồ dạng điếc sâu. - Thính lực đồ dạng hình đĩa.

  44. ĐIẾC DO CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO 9.1. Chấn thương sọ não có vỡ xương đá bao gồm: * Vở hòm nhĩ và mê nhĩ thương tổn cả tai giữa và tai trong gây ra điếc nặng. Thính lực đồ điếc kiểu tiếp nhận * Vỡ hòm nhĩ ngoài mê nhĩ thương tổn chỉ khu trú tai giữa Thính lực đồ gây ra điếc kiểu dẫn truyền. Nhĩ lượng đồ typAd 9.2. Chấn thương sọ não không có vỡ xương đá Có thể gây điếc do trật khớp búa đe hoặc mảnh xương trần hòm nhĩ bị biến dạng là lệch chuỗi xương con. Ngoài ra chấn động não cũng gây ra giảm sút thính lực ở trung ương. Thính lực đồ kiểu điếc dẫn truyền Nhĩ lượng đồ typ Ad Điều trị: Phẫu thuật đặt lại khớp búa đe - Nghỉ ngơi tránh vận động.

  45. . ĐIẾC DO NHIỄM ĐỘC: Do sử dụng thuốc có thể gây nhiễm độc thính giác ở bất kì lứa tuổi nào, bao gồm những nhóm kháng sinh và thuốc điều trị sốt rét có thể gây tổn thương thính giác. Dây thần kinh số VIII và cơ quan rất nhạy cảm với các loại nhiễm độc khác nhau: Các loại thuốc như salicylate, đặc biệt là quinine các kháng sinh nhóm aminozit như streptomycine, kanamycine, gentamycine v.v... • Thuốc có"độc tính" đối với tai là những loại thuốc sau khi dung gây tổn thương cơ quan nghe của tai trong (chủ yếu là tổn thương tế bào lông), gây ra triệu chứng giảm thính lực, ù tai, chóng mặt.. Khi có tổn thương thính lực hai bên, trước khi phát sinh điếc tai thường có các triệu chứng khác, như ù tai, hoa mắt, tê môi miệng... • Điếc có thể xảy ra ở cá thể bị nhiễm độc, liều lượng cao, sử dụng thời gian kéo dài. • Thính lực đồ thường là điếc cả hai tai, điếc tiếp nhận đơn thuần, các tần số cao bị trước rồi đến tần số trầm, có hồi thính. • Nhĩ lượng đồ typ A vì tai giữa không tổn thương

  46. . ĐIẾC DO NHIỄM KHUẨN HOẶC NHIỄM VIRÚT • Rất hay gặp, xảy ra trong hoặc sau khi bị các loại bệnh nhiễm khuẩn như thương hàn, các loại sốt phát ban, cúm, zona, giang mai, viêm màng não tủy v.v.... Nhiều khi phát hiện ra di chứng điếc thì giai đoạn nhiễm khuẩn đã bị bỏ qua, gia đình và cá nhân không còn nhớ nữa. Nói chung các loại bệnh này gây tổn thương dây thần kinh thính giác và các sợi tận cùng thần kinh ở ốc tai, tức là viêm dây thần kinh số VIII cùng với viêm màng não và viêm mê nhĩ. • Thính lực đồ thường là điếc tiếp nhận kiểu ốc tai hoặc là rễ thần kinh. • Nhĩ lượng đồ có thể bình thương typ A • Điều trị: kháng sinh + corticoid.

  47. ĐIẾC DO GIANG MAI: Ngày nay nhờ kháng sinh điều trị có hiệu quả nên giang mai tai rất hiếm. • Điếc do giang mai có các dạng: viêm mê nhĩ, xốp xơ tai, viêm dây thần kinh số VIII cùng với viêm màng não và viêm mê nhĩ. • Thính lực đồ thường là điếc tiếp nhận • Nhĩ lượng đồ typ As. [3],[4]. • ĐIẾC DO U VÙNG RỄ • Bao gồm các loại điếc do u chèn ép rễ dây số VIII ở phần ống tai trong hoặc ở góc cầu tiểu não. U dây thần kinh số VIII. • U dây thần kinh số VIII phát triển qua 3 giai đoạn. • Thính lực đồ điếc kiểu tiếp nhận, tuần tiến một bên, chủ yếu là tần số cao. Không có hồi thính, thoái hóa ngưỡng nghe và thoái hóa phản xạ cơ bàn đạp, chứng tỏ thính giác mệt mỏi nhanh chóng (nghiệm pháp Ton decay test - TDT- Carhart và reflex decay test của Anderrson). • Đo ABR độ trể sóng V hai tai > 6.0 ms. Nhĩ lượng đồ bình thường typA

  48. ĐIẾC DO TỔN THƯƠNG TRUNG ƯƠNG • Gồm hai loại: Thương tổn ở thân não (hành tủy, cầu não, não giữa) như xuất huyết, tắc mạch, u, nhiễm khuẩn và xơ cứng rải rác. Thương tổn nhỏ ở vùng này cũng có thể ảnh hướng nhỏ đến nhiều vùng của đường thính giác. thương tổn ở vỏ não như viêm não, viêm màng não, chấn thương, xuất huyết, tắc mạch, u, bệnh tâm thần, tuổi già, thiếu máu và bệnh thận. • Điếc do tổn thương trung ương biểu hiện ở chỗ nghe mà không hiểu ý nghĩa của từ hoặc của câu nói. • Thính lực đồ đo sức nghe đơn âm thì khá tốt nhưng đo sức nghe tiếng nói (thính lực lời) thì giảm nhiều. Dùng các nghiệm pháp đo sức nghe tiếng nói đặc biệt (lọc cao, lọc thấp, nhanh, chậm, chuyển đổi giảm hoán cộng gộp) dùng âm vị... cho thấy sức nghe - hiểu giảm nhiều.

  49. Điếc và nghe kém từ lâu về phương diện xã hội, được xem như là tàn tật của con người. • Hiện nay làm thế nào để làm giảm gánh nặng của giảm thính lực? • Mục tiêu của WHO là tới năm 2010 giảm được 50% gánh nặng về xã hội và kinh tế do bệnh điếc và nghễng ngãng gây ra. Giải pháp là tập trung vào phòng bệnh, phát hiện và điều trị sớm và phục hồi thính lực. • Biện pháp can thiệp • - Có thể ngăn chặn bệnh không trở thành mạn tính thông qua phát hiện sớm, can thiệp nội khoa hay ngoại khoa hợp lý. Phát hiện sớm các khuyết tật về thính lực để can thiệp sớm • - Các biện pháp có thể phục hồi thính lực như: cấy điện cực ốc tai, đeo máy trợ thính, mổ tái tạo lại hệ thống dẫn truyền như vá màng nhĩ tái tạo xương tiểu cốt.. • - Tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng để mọi người nhận thức được tầm quan trọng của bệnh điếc và nghễnh ngãng. KẾT LUẬN

More Related