1 / 21

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI

HỘI THẢO “Vai trò của Nữ ĐBQH trong việc tham gia quyết định các vấn đề qua trọng của quốc gia”. ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI. TS. Bùi Sỹ Lợi Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội. NỘI DUNG TRÌNH BÀY. Đặt vấn đề

Download Presentation

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. HỘI THẢO“Vai trò của Nữ ĐBQH trong việc tham gia quyết định các vấn đề qua trọng của quốc gia” ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TS. Bùi Sỹ Lợi Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội

  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY • Đặt vấn đề • Cấu trúc hệ thống ASXH của VN: Hiện tại và tầm nhìn • Quan điểm và định hướng lập pháp về ASXH

  3. ĐẶT VẤN ĐỀ: Những góc nhìn về ASXH • ASXH: thước đo trình độ phát triển của một quốc gia, bạn đồng hành của tăng trưởng kinh tế; • ASXH: Sự phúc đáp của nền quản trị đối với quyền con người, quyền công dân thông qua việc nâng cao chất lượng cuộc sống; • ASXH: tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập khu vực và quốc tế;  Hoàn thiện chính sách, pháp luật ASXH nhằm bảo đảm công bằng, hài hòa xã hội, phát huy dân chủ và phát triển bền vững.

  4. I. CẤU TRÚC HỆ THỐNG ASXH Ở VIỆT NAM:Hiện tại và tầm nhìn

  5. 1. Cấu trúc hệ thống ASXH của VN hiện nay * Khái niệm: Là sự bảo vệ, trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng với người “yếu thế” trong XH nhằm hỗ trợ khi họ bị suy giảm khả năng lao động, gặp rủi ro, bất hạnh, rơi vào tình trạng nghèo đói…động viên, khuyến khích tự lực vươn lên giải quyết vấn đề của chính họ. • 3 thành phần chính: BHXH – Cứu trợ XH – Ưu đãi người có công. • * Theo nghĩa rộng, còn bao gồm: Chương trình xóa đói giảm nghèo. CT trợ giúp các địa phương đặc biệt khó khăn…

  6. 2. Phân biệt ASXH với chính sách XH • Về ASXH • ASXH có nguồn gốc từ tiếng Anh: Social Security. • Ở VN, thuật ngữ ASXH xuất hiện vào thập kỉ 70. • Quan niệm của các nhà quản lí về ASXH là: • Bảo đảm xã hội; • Bảo trợ xã hội; • An toàn xã hội; • Hoặc “Bảo hiểm xã hội”. • Quan niệm khác: ASXH bao trùm cả 4 vấn đề trên.

  7. (tiếp) • Chính sách xã hội • Là những chính sách điều tiết các mối quan hệ xã hội, làm cho xã hội phát triển theo hướng công bằng và văn minh. • Các CSXH cơ bản: • CS lao động việc làm; • CS bảo đảm xã hội; • CS dân số kế hoạch hoá gia đình; • CS bảo vệ sức khoẻ nhân dân; • CS xoá đói giảm nghèo; • CS xây dựng nền dân chủ xã hội; • CS sửa chữa các khuyết tật xã hội; • CS đối với các giai tầng xã hội…

  8. (tiếp) • Sự khác biệt: • ASXH là một trong những nội dung cơ bản của CSXH + ASXH là đảm bảo sự đoàn kết toàn dân và chia sẻ cộng đồng đối với các rủi ro trong đời sống xã hội; + ASXH là bao gồm hệ thống quan điểm, nguyên lý, chính sách và các giải pháp nhằm bảo vệ các thành viên trong xã hội. • CSXH bao trùm lên ASXH, nhằm điều tiết các mối quan hệ xã hội, làm cho xã hội phát triển công bằng, văn minh và bền vững.

  9. 3. Vai trò của hệ thống ASXH trong chiến lược phát triển KT - XH • Đảm bảo cho các đối tượng yếu thế được chăm sóc, bảo vệ khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn; tạo “lưới chắn” an toàn cho các thành viên; • Thể hiện truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái; • San sẻ trách nhiệm, thực hiện công bằng xã hội, phân phối lại thu nhập, giải quyết các vấn đề xã hội; • Ổn định tình hình chính trị đất nước; • Thúc đẩy tiến bộ xã hội  “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

  10. 4. Mô hình cấu trúc hệ thống ASXH cho giai đoạn 2011 - 2020 • ASXH là một bộ phận của Chiến lược tổng thể phát triển KT-XH 2011 – 2020; • ASXH phải là biện pháp bảo đảm an toàn mang tính kinh tế thông qua thực thi các cơ chế, chính sách và can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro; • Hệ thống ASXH phải tạo ra nhiều tầng, nấc bảo vệ cho các thành viên xã hội không bị rơi vào tình trạng bần cùng hóa;

  11. II. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG LẬP PHÁP VỀ AN SINH XÃ HỘI

  12. 1. Kinh nghiệm nước ngoài • Trong hệ thống ASXH của nhiều nước, dù khác biệt về yếu tố địa lý, thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế, sắc tộc… nhưng BHXH và cứu trợ XH luôn là những thành tố quan trọng của hệ thống, trong đó: • BHXH được thực hiện thông qua đóng góp của cá nhân và hỗ trợ của Chính phủ; • Cứu trợ XH là việc làm tái phân phối của quốc gia, là chế độ bảo hộ đối với công dân

  13. 2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về ASXH của VN • Mặt tích cực: • Ban hành nhiều VBPL về ASXH, phạm vi điều chỉnh bao quát cả BHXH, TGXH, ƯĐXH và thị trường lao động chủ động; • Thường xuyên sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản theo hướng phù hợp với kinh tế thị trường; • Nhiều chính sách ASXH được thể chế hóa thành các đạo luật, có giá trị pháp lý cao; • PL về ASXH có tính nhất quán trên cơ sở chủ trương, quan điểm của Đảng

  14. 2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về ASXH của VN • Mặt hạn chế: • Hoạt động điều chỉnh PL còn manh mún, không đồng bộ, thiếu sự liên kết giữa các chính sách; • Hệ thống VBPL về ASXH dày đặc, gồm nhiều loại văn bản quy phạm có giá trị khác nhau, khiến việc áp dụng pháp luật, tuyên truyền, phổ biến khó khăn; • Tính dự liệu, tính khả thi còn thấp  văn bản dễ lạc hậu, phải sửa đổi thường xuyên • Mức độ bao phủ thấp, khả năng tiếp cận của nhiều đối tượng còn hạn chế; một số chính sách mới (BH thât nghiệp, BHXH tự nguyện…) còn bất cập;

  15. 2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về ASXH của VN • Mặt hạn chế (Tiếp)… • Phương pháp điều chỉnh một số chế độ ASXH còn hạn chế, mang nặng tính bao cấp, chưa nâng cao khả năng tự chống đỡ của người dân và huy động nguồn lực xã hội; • Chưa thiết lập được hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác ASXH có hiệu quả, thiếu cơ chế giám sát đánh giá hiệu quả; chế tài xử phạt chưa đủ mạnh.

  16. 3. Quan điểm hoàn thiện PL về ASXH • Xây dựng pháp luật ASXH cơ bản toàn diện, bền vững với cơ chế, chính sách và khung pháp lý phù hợp định hướng phát triển KT-XH nhằm thực hiện công bằng xã hội và phát triển con người. • Xây dựng và thực hiện toàn diện các chính sách ASXH hướng đến bao phủ toàn bộ người dân theo các cấp độ chính sách khác nhau (tiếp cận phổ thông), lấy các giá trị con người và quyền cơ bản của con người làm cơ sở. • Xây dựng pháp luật ASXH có trọng tâm, trong đó đặc biệt chú ý đến các đối tượng yếu thế cần đặc biệt quan tâm; nâng cao năng lực tự an sinh của người dân.

  17. 3. Quan điểm hoàn thiện PL về ASXH (tiếp)… • Bảo đảm nguyên tắc đoàn kết, chia sẻ, tương trợ xã hội; thực hiện công bằng và khuyến khích để thu hút sự tham gia vào hệ thống; • Phát triển các chính sách ASXH với nội dung, cách tiếp cận và chuẩn mực mang tính hội nhập quốc tế, phù hợp với bối cảnh di chuyển lao động quốc tế ngày càng mạnh mẽ. • Mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội vào việc thực hiện chính sách ASXH, tạo cơ chế xã hội hóa hiệu quả.

  18. 4. Định hướng lập pháp • Quan niệm về Khung pháp luật về ASXH: Là hệ thống VBPL có vai trò chủ đạo, làm nền tảng cho cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo đảm ASXH; • Cần nhìn nhận PL về ASXH là lĩnh vực PL độc lập, có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng.

  19. Các định hướng cụ thể: • Tiếp tục xây dựng mới, hoặc sửa đổi, bổ sung các luật chuyên ngành thuộc lĩnh vực ASXH: Luật việc làm, Luật lương tối thiểu, sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm XH; • Tổ chức nghiên cứu, xây dựng luật (hoặc bộ luật) về ASXH nhằm pháp điển hóa toàn diện các nguyên tắc, chế độ ASXH phù hợp với cấu trúc hệ thống ASXH VN giai đoạn tới; • Thúc đẩy việc ban hành các văn bản hướng dẫn để bảo đảm tính kịp thời, khả thi của các luật chuyên ngành về ASXH. • Tăng cường sự giám sát của QH và đại biểu dân cử.

  20. Rủi ro bệnh tật Xung đột Rủi ro xã hội Phòng ngừa rủi ro thông qua chính sách hỗ trợ người dân có việc làm Giảm thiểu rủi ro thông qua chính sách BHXH, BHYT Khắc phục rủi ro thông qua trợ giúp xã hội Rủi ro kinh tế CON NGƯỜI Môi trường Chu kỳ sống (vòng đời) Thiên nhiên Mô phỏng cấu trúc hệ thống ASXH theo chức năng

  21. Xin trân trọng cảm ơn sự theo dõi của Quý vị!...

More Related