1 / 69

THUỐC LÝ HUYẾT Đối tượng: BS YHCT

THUỐC LÝ HUYẾT Đối tượng: BS YHCT. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: Trình bày được cơ sở phân loại, tính chất chung của các vị thuốc lý huyết Trình bày đúng tên khoa học, bộ phận dùng, hoạt chất chính của các cây thuốc lý huyết.

paniz
Download Presentation

THUỐC LÝ HUYẾT Đối tượng: BS YHCT

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. THUỐC LÝ HUYẾT Đối tượng: BS YHCT

  2. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: Trình bày được cơ sở phân loại, tính chất chung của các vị thuốc lý huyết Trình bày đúng tên khoa học, bộ phận dùng, hoạt chất chính của các cây thuốc lý huyết. Liệt kê được công năng, chủ trị, liều dùng của các vị thuốc lý huyết

  3. ĐẠI CƯƠNG Thuốc lý huyết dùng trị các bệnh về huyết Hành huyết Bổ huyết Chỉ huyết Huyết ứ, huyết lưu thông khó khăn gây đau đớn Xuất huyết, băng huyết, trĩ, máu cam….

  4. THUỐC HÀNH HUYẾT

  5. THUỐC HÀNH HUYẾT Tác dụng (04 tác dụng) - Lưu thông huyết mạch - Điều trị các chứng huyết ứ do sang chấn, bế kinh - Viêm tắc làm sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức - Các bệnh sang lở, mụn nhọt thời kỳ đầu.

  6. PHÂN LOẠI THUỐC HÀNH HUYẾT Thuốc hoạt huyết Thuốc phá huyết Tác dụng nhẹ, điều trị sưng đau do huyết mạch lưu thông kém Ngưu tất Ích mẫu Hồng hoa…….. Tác dụng mạnh, trị các chứng ứ huyết gây đau đớn mảnh liệt Khương hoàng Nga truật Tô môc………

  7. PHỐI HỢP + Thuốc lý khí ---> tăng tác dung + Thuốc khử hàn ---> ứ huyết do hàn ngưng + Thuốc trừ phong thấp ---> đau nhức do phong thấp + Thuốc hành khí ---> khí trệ + Thuốc nhuyễn kiên ---> có khối u KIÊNG KỴ CHUNG Phụ nữ có thai

  8. THUỐC HOẠT HUYẾT

  9. CỎ XƯỚC TKH: Achyranthes aspera L. Họ Dền Amaranthaceae. BPD: dùng rễ có khi dùng cả thân

  10. TPHH: saponin • CD: • Chữa kinh không đều, ứ huyết, thống kinh • Trị phong thấp, đau lưng, nhức xương, viêm khớp, sưng gối, chân tay co quắp • Hạ cholesterol, trị cao huyết áp • LD: 12 - 40g • Dịch chiết methanol của lá có tác dụng chống ung thư tuyến tuỵ của người trong ống nghiệm.

  11. NGƯU TẤT • TKH: • Achiranthes bidentataBlume. • Họ Dền Amaranthaceae. • BPD:Dùng rễ

  12. TPHH: saponin triterpen • TDDL: • Thuốc có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein. Dịch chiết Cồn Ngưu tất có tác dụng ức chế tim ếch cô lập, làm giãm mạch hạ áp, hưng phấn tử cung có thai hoặc không có thai. Thuốc còn có tác dụng lợi tiểu, làm hạ đường huyết, cải thiện chức năng gan, hạ cholesterol máu. • Dịch chiết n-BuOH của Achyranthes bidentata có hiệu quả ngăn ngừa mất xương ở chuột, có thể dùng để điều trị loãng xương.

  13. CD: • Dùng sống: kinh nguyệt bế, kinh nguyệt không đều. Nôn ra máu, chảy máu cam. • Dùng chín (tẩm rượu hoặc muối): đau khớp, đau xương sống, đặc biệt đối với khớp chân. • Tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện ra sỏi đục. • Trị cao huyết áp. • LD: 6 - 12 g

  14. ÍCH MẪU TKH: Leonurus heterophyllus Sw., Họ Hoa môi Lamiaceae. BPD: Dùng toàn bộ phận trên mặt đất của cây Ích mẫu

  15. TDDL: Ích mẫu có tác dụng kích thích tử cung và gây sẩy thai trên súc vật thí nghiệm. Tác dụng lợi tiểu. Stachydrine trong Ích mẫu có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ

  16. TPHH: flavon (quercetin, rutin), alkaloid CD: Trị bế kinh, kinh nguyệt không đều, ứ huyết sau sanh Viêm thận gây phù Chữa đau mắt đỏ, sưng mắt, mờ mắt Trị cao huyết áp, trĩ. Trị sang lở mụn nhọt LD: 8 - 16 g

  17. ĐÀO NHÂN Là nhân hạt cây Đào Prunus persica (L.) Batsch Họ Hoa hồng Rosaceae

  18. TPHH: chất béo, Amygdalin, Emulsin... TDDL: + Cồn chiết xuất Đào nhân có tác dụng ức chế máu ngưng tụ, co tử cung, cầm máu đối với sản phụ sinh con so. + Do thành phần dầu lipid của Đào nhân chiếm đến 45% vì vậy Đào nhân có tác dụng nhuận trường. + Nước sắc Đào nhân có tác dụng kháng viêm ở giai đoạn đầu và tác dụng giảm ho đối với súc vật thực nghiệm. + Glucosid Khổ hạnh nhân có tác dụng ức chế tế bào ung thư có chọn lọc Quả có tác dụng chống oxy hóa và kháng virus.

  19. CD: • Chũa đau bụng kinh, bế kinh • Huyết ứ sau sinh, chấn thương sưng đau • Trị táo bón, ho đờm • Chữa ghẻ lở • LD: 4 – 8g

  20. HỒNG HOA TKH: Carthamus tinctorius L. Họ Cúc Asteraceae. BPD: Dùng hoa

  21. TPHH: carthamin, sắc tố Hydroxysafflor Yellow A • TDDL: • Có tác dụng kích thích co giản tử cung, hạ huyết áp của động vật thí nghiệm • Hydroxysafflor Yellow A có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh vỏ não, tủy sống bị chấn thương, chấn thương phổi cấp. • CD: • Ứ huyết, bế kinh, kinh nguyệt không đều, • thống kinh, huyết ứ thành hòn cục • Đẩy thai chết lưu trong bụng. • Hạt chữa táo bón. • LD: 4 - 12 g

  22. ĐAN SÂM TKH: Salvia multiorrhiza Bunge. Họ Hoa MôiLamiaceae. BPD: Dùng rễ phơi sấy khô của cây Đan sâm

  23. TPHH: Tanshinone, Cryptotanshinone • CD: • Trị thống kinh, kinh nguyệt không đều, thai chết lưu. • Trị các chứng đau khớp, đau dây thần kinh do hàn, đau vai và gáy, đau khớp xương, đau lưng • Đau dạ dày, mụn nhọt. • Chữa sốt cao • LD: 6 – 12g/ ngày dạng thuốc sắc.

  24. TDDL: Tanshinone có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ trong các bệnh tim mạch và tai biến. Cryptotanshinone có tác dụng chống các dòng tế bào ung thư ác tính di căn. Dịch chiết có tác dụng chống oxy hóa và giảm cholesterol.

  25. “ Nhất vị Đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang (một vị Đan sâm cũng có tác dụng ngang với cả bài Tứ vật) “ Đan sâm nhất vật, nhi hữu Tứ vật chi công; bổ huyết sinh huyết, công quá Quy, Thục; điều huyết liễm huyết, lực kham Thược dược; trục ứ sinh tân, tính bội Khung cùng” (chỉ mình vị Đan sâm mà có công năng như bài Tứ vật, bổ huyết và sinh huyết hơn cả Đương quy, Thục địa, điều huyết và liễm huyết không thua kém Bạch thược, trừ huyết ứ sinh huyết mới vượt cả Xuyên khung)

  26. XUYÊN KHUNG TKH: Ligusticum wallichii Franch. họ Hoa tán Apiaceae BPD: Dùng thân rễ phơi khô của cây Xuyên khung.

  27. TDDL: 1. Nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn, tim co bóp tăng, nhịp tim chậm lại. Nồng độ cao lại ức chế tim làm giãn tim và tim ngừng đập. Xuyên khung có tác dụng làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu oxy cơ tim. 3.Thuốc làm giãn mạch ngoại vi và hạ áp lâu dài trên súc vật thử nghiệm. 4.Thuốc có tác dụng ức chế sự ngưng tập của tiểu cầu và sự hình thành máu cục. 5.Xuyên khung làm tăng lưu lượng máu ở não, làm giảm phù não. 6.Thuốc có tác dụng an thần rõ rệt 7.Tác dụng tăng co bóp cơ tử cung cô lập của thỏ mang thai, lượng lớn trái lại làm cơ tê liệt. 8.Xuyên khung còn có tác dụng chống phóng xạ, kháng khuẩn và chống nấm ngoài da, còn có tác dụng trị chứng thiếu vitamin E.

  28. TPHH: tinh dầu, ligustrazine • CD: • Dùng sống: • Kinh nguyệt không đều, bế kinh, hành kinh đau bụng, đau cơ, đau khớp, nhọt độc đau nhức • Tẩm rượu sao: • Trị đau đầu (do phong hàn, phong nhiệt, phong thấp, ứ huyết, thiếu máu) hoa mắt, đau răng • Trị sốt rét. • Sao thơm: • Điều trị chứng suy nhược, huyết kém, xanh xao • LD: 4 - 12 g

  29. HUYẾT GIÁC Là lõi gỗ của cây Huyết giác

  30. TPHH: màu đỏ • CD: • Chữa ứ huyết, bế kinh, thống kinh, tụ máu • Chữa phong thấp, đau nhức, bong gân • Cầm máu (máu cam, ho, nôn ra máu) • LD: 6 - 12 g

  31. MỘT DƯỢC TKH: Myrrha BPD: Dùng chất gôm nhựa của cây Một dược.

  32. TPHH: Nhựa, tinh dầu • TDDL: Ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da và hạ mỡ máu • CD: • Trị thống kinh, bế kinh • Trị phong thấp tý. • Trị đau do chấn thương, trật đả • Ung nhọt, lở loét lâu liền miệng. • LD: 2 – 4g

  33. NHŨ HƯƠNG TKH: Gummi resina Olibanum Chất gôm lấy từ cây Nhũ hương

  34. TPHH: 90% hỗn hợp acid mastixic C20H32O2, acid masticolic, một ít masticaresen, có khoảng 2% tinh dầu mùi long não trong đó chủ yếu là dipinen. CD: Trị đau bụng kinh, huyết ứ sau sinh Trị phong thấp, chấn thương sưng đau Chũa mụn nhọt lâu liền miệng LD: 3 – 6g

  35. THUỐC PHÁ HUYẾT

  36. KHƯƠNG HOÀNG TKH: Curcuma longa L. họ Gừng Zingiberaceae. BPD: Là củ cái của cây Nghệ

  37. TPHH: curcumin, tinh dầu, tinh bột • CD: • Bế kinh, máu ứ đọng trong tử cung sau khi sinh nở • Trị tiêu hóa kém, bụng đầy, đau dạ dày ợ chua • Trị viêm gan, vàng da, mật bài tiết khó khăn • Chữa huyết tích thành hòn cục • chứng đau nhói ở vùng tim • Giúp mau lên da non. • LD: 6 - 12 g • Curcumin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống ung thư vú

  38. TDDL: Chất Curcumin có tác dụng thông mật Chất Curcumen có tác dụng hạ cholesterol máu Tinh dầu có tác dụng diệt nấm, sát khuẩn, mau lành vết thương Khương hoàng có tác dụng chống đau thắt tim, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu. Thuốc có tác dụng tiêu viêm như cocticoit đối với mô hình gây phù chân của chuột lớn và chuột nhắt. Nướcsắc Khương hoàngchích ổ bụng cho chuột có thai vào nhiều thời kỳ và cho thỏ mới có thai đều có tác dụng gây sẩy thai.

  39. NGA TRUẬT Nga truật còn gọi là Nghệ Tím, Tam Nại, Nghệ Đen, Nghệ Xanh, Bồng Truật.TKH: Curcuma zedoaria Berg. Rosc. Họ Gừng Zingiberaceae BPD: thân rễ

  40. TPHH: 1,0 - 1,5% tinh dầu, 3,5% chất nhựa và chất nhày. Trong tinh dầu, thành phần chủ yếu có 48% secquitecpen 35%, zingiberen 9,6% và một chất có tinh thể. • CD: • - Bế kinh, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều • Trị viêm loét hành tá tràng, ăn uống chậm tiêu, đau bụng không rõ nguyên nhân, buồn nôn • Chữa ho nhiều đờm • Làm thuốc bổ • Chữa ung thư • LD: 3 - 6g

  41. Tinh dầu Nga truật có tác dụng phá hoại và ức chế tế bào ung thư gan. Nước sắc Nga truật làm tăng sự hấp thu máu và huyết cục trong bụng thỏ thực nghiệm, có tác dụng kháng khuẩn, kiện vị và ngừa thai.

  42. TÔ MỘC TKH: Caesalpinia sappan L. họ ĐậuFabaceae. BPD: gỗ thân

  43. TPHH: tanin • CD: • - Bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều, ứ huyết sau sinh • Trị kiết lỵ • LD: 4 – 16g • Dịch chiết có tác dụng chống oxy hóa và giảm cholesterol chuột

  44. TAM LĂNG TKH: Sparganium stoloniferum Buch.Ham. Họ Hắc tam lăng Sparganiaceae. BPD: Thân rễ

  45. TPHH: alkaloid, phenylpropane glycoside, beta-sitosterol • CD: • Trị bế kinh, thống kinh, thai chết lưu • Trị đau dạ dày, tắc tia sữa • Chữa đầy bụng, ăn không tiêu, buồn nôn • Ức chế tế bào ung thư • Tam lăng tẩm giấm có tác dụng giảm đau • LD: 6 - 12 g

  46. THUỐC CHỈ HUYẾT

  47. PHÂN LOẠI THUỐC CHỈ HUYẾT Thuốc lương huyết chỉ huyết Hàn, Lương Thuốc khử ứ chỉ huyết Ôn Tác dụng điều trị xuất huyết do xung huyết, viêm tắc, trĩ, vết thương….. Tam thất Bồ hoàng Bạch cập……… Tác dụng điều trị xuất huyết do do nhiệt tà nhập vào huyết Hoa hòe Trắc bá Cỏ mực….

  48. THUỐC KHỬ Ứ CHỈ HUYẾT

  49. TAM THẤT TKH: Panaxpseudoginseng Wall. Họ Nhân sâm Araliaceae. BPD: Dùng rễ củ phơi sấy khô của cây Tam thất

  50. Củ tam thất hình thoi hoặc hình con quay (đa số), dài 2-4cm, đường kính 1-2cm. Đầu củ sần sùi do những vết tích của thân cây rụng hằng năm tạo thành. Mặt ngoài màu đen, có nhiều nếp nhăn dọc. Thịt màu xám đen. Vị ngọt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm. Củ tam thất gừng hình tròn thuôn một đầu hoặc hình trứng (giống quả trứng chim), dài 1,2-1,5cm, nhẵn. Mặt ngoài màu trắng vàng, có nhiều vòng song song ngang củ. Thịt màu trắng ngà. Vị cay, nóng, mùi thơm như gừng.

More Related