1 / 27

KỸ THUẬT NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT

KỸ THUẬT NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT. Chủ đề: Kỹ thuât nuôi ghép một số loài cá nước ngọt trong ao đất. Nhóm SV thực hiện. Nguyễn Văn Niệm 4095227 Nguyễn Thụy Diễm Kiều 4097890 Nguyễn Ngọc Hải Yến 4097930.

sinjin
Download Presentation

KỸ THUẬT NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. KỸ THUẬT NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT • Chủ đề:Kỹ thuât nuôi ghép một số loài cá nước ngọt trong ao đất.

  2. Nhóm SV thực hiện • Nguyễn Văn Niệm 4095227 • Nguyễn Thụy Diễm Kiều 4097890 • Nguyễn Ngọc Hải Yến 4097930

  3. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay, nuôi cá đang là một trong những nghề đem lại không ít lợi nhuận cho bà con nông dân. Giới thiệu

  4. Một số đặc điểm của cá lóc và cá sặc rằn: • Cá lóc:Cá lóc có hình dạng thủy lôi, đầu giống đầu rắn… • Thích sống ở vùng nước đục, thường nằm phục ở dưới đáy vùng nước nông có nhiều rong cỏ. • Dễ thích ứng với môi trường (mt) nhờ có cơ quan hô hấp phụ. • Sống được trong mt O2 thấp, có khi không cần nước chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu. • Cá lóc thuộc loại cá dữ. Thức ăn là côn trùng, cá con và tôm con…

  5. Cá sặc rằn: • Cá sặc rằn có hình dạng dẹp bên. • Thức ăn ở thời kỳ đầu: phiêu sinh ĐV, phiêu sinh TV & thủy TV phân hủy... • Thức ăn ở thời kỳ trưởng thành: mùn bã hữu cơ, TV phiêu sinh, ĐV phiêu sinh, mầm non TV cũng như các loại TV thủy sinh mềm trong nước... Thức ăn do người cung cấp: bột ngũ cốc các loại, cám tấm, động vật và khi thiếu thức ăn chúng ăn cả trứng của chúng.

  6. Dựa vào đặc điểm của 2 loài cá này – Ta tiến hành nuôi ghép chúng với nhau( Ở đây cá lóc là đối tượng nuôi chủ lực) với kĩ thuật như sau:

  7. Mùa vu: Mùa vụ nuôi phụ thuộc vào việc sản xuất con giống. Nguồn cá giống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thông thường nguồn cá giống xuất hiện tập trung vào tháng 7 – 8.(Do vậy, mùa vụ nuôi cũng tập trung vào những tháng này).  Nhưng muốn có được nhiều lợi nhuận hơn thì ta có thể nuôi trước hoặc sau mùa vụ (Nhưng cần phải có kỷ thuật cao hơn…)

  8. I.Chuẩn bị ao(Hình thức nuôi thâm canh) - Diện tích ao nuôi từ 500m2-1200m2. - Bờ ao phải cao hơn mặt nước 30 - 40 cm,độ sâu từ 1-1.5m, không có lỗ rò, Dùng lưới hoặc đăng tre chắn xung quanh để phòng tránh cá nhảy ra ngoài. - Ao nuôi được cải tạo và vệ sinh trước khi nuôi… - Chủ động được nguồn nước cung cấp cho ao nuôi, xa khu công nghiệp, nước không bị ô nhiễm ( Có thể kết hợp hệ thống nuôi nhuyễn thể, thực vật thủy sinh… làm sạch môi trường hệ thống nuôi). - Giai đoạn nuôi thịt có thể không cần bón phân gây màu nước.

  9. II.Chọn cá giống Chọn cá giống cần theo một số tiêu chí sau: -  Cá giống phải đồng đều kích cỡ, màu sắc trong sáng, bơi lội phản ứng nhanh nhẹn. - Cá không bị dị hình dị tật. - Cá không bị xây xát, không bị các bệnh ngoài da: ký sinh trùng, xuất huyết, đóm đỏ… * Tốt nhất là mua giống ở những nơi có uy tín, có giấy kiểm dịch trước khi xuất.

  10. III.Thả cá giống * Thời gian thả cá: Vào lúc sáng sớm(thích hợp nhất là từ 8-9 giờ sáng),chiều mát và những lúc trời không có mưa lớn. Tránh thả cá vào những khi nhiệt độ nước quá cao để tránh sốc nhiệt độ… * Để tránh trường hợp cá lóc ăn thịt cá sặc rằn trong quá trình nuôi thì ta nên thả cá sặc rằn trước cá lóc khoảng 25-30 ngày hoăc chọn kích cỡ của con giống sặc rằn lớn hơn kích cỡ cuả cá lóc.

  11. Cá lóc: Do cá lóc có cơ quan hô hấp phụ nên có thể nuôi với mật độ cao, thông thường trung bình khoảng 30 – 50 con/m2, không nên nuôi với mật độ quá dầy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cá, khả năng tăng trưởng cũng như dễ bị mắc bệnh. Có thể thả giống theo bảng đề nghị sau (tùy theo kích cỡ) : Bảng kích cỡ và mật độ thả giống (Nguồn: Khoa Thủy Sản ĐHCT)

  12. Cá sặc rằn Mật độ thả: 15-25 con/ m2 Kích cỡ cá: 4-6 cm/con Bảng: Tỷ lệ ghép, kích cỡ và mật độ thả giống

  13. IV. Kỹ thuật cho ăn và thức ăn của cá: Kỹ thuật cho ăn: * Hàng ngày cho cá ăn từ 1-2  lần vào lúc sáng sớm và chiều mát. - Ngày 1 : Thiết lập nhu cầu lượng thức ăn – cho cá ăn thỏa mản 100% nhu cầu. - Ngày 2-10 : Cho cá ăn bằng lượng ngày thứ nhất. - Ngày 11 : Thiết lập lượng nhu cầu thức ăn mới.

  14. *Cho cá ăn bằng sàn ăn ( Sàn ăn nên đặt cách đáy từ 10-20 cm) để dễ kiểm tra lượng thức ăn thừa hoặc thiếu nhằm mục đích kiểm soát được lượng thức ăn và không gây ô nhiễm cho cả ao nuôi… * Sau khi cho ăn khoảng 1 giờ thì kiểm tra lượng thức ăn trong sàn để điều chỉnh lượng thức ăn kịp thời. Nếu cho ăn thức ăn công nghiệp nên cho ăn thức ăn dạng nổi cách cho ăn như đối với các loài cá khác. * Chú ý khi cho ăn cần phải xem xét hoạt động của cá để nắm bắt tình hình sức khỏe của cá kịp thời có hướng xử lý.

  15. Thức ăn : * Cá lóc:Cá lóc có thể sử dụng nhiều loại thức ăn như: cá, tép, ếch nhái….Trong quá trình nuôi có thể tập cho cá quen dần với thức ăn tự chế với nguồn nguyên liệu là cá tạp, tấm, cám, bắp hoặc thức ăn công nghiệp... Sau một tháng nuôi có thể cắt nhỏ từng miếng mồi vừa kích cỡ cá hoặc có thể để nguyên con. (Cũng có thể cho cá lóc ăn thức ăn công nghiệp tuy nhiên nếu cho ăn thức ăn công nghiệp cần phải tập cho cá ăn từ lúc còn nhỏ và không cho ăn thức ăn tươi sống trong khi tập cho ăn thức ăn chế biến.)

  16. Thức ăn cho cá lóc: Cá tạp Thức ăn công nghiệp:

  17. Khẩu phần ăn cho cá có thể cho ăn theo trọng lượng thân của cá có thể áp dụng theo bảng sau: Bảng khẩu phần ăn cho cá (% so với trọng lượng cá thả nuôi, nguồn Khoa thủy sản, ĐHCT)

  18. * Cá sặc rằn:Thức ăn: bao gồm cám, bột cá (loại cá tươi hoặc phụ phẩm của nhà máy), bèo cám, bèo hoa dâu, rong đuôi chồn, cá còn có thể ăn các thức ăn chế biến có hàm lượng đạm cao, lượng cho ăn chiếm từ 5-6% trọng lượng cá... và phân chuồng đã ủ hoai hoặc phân chuồng lấy từ hầm Biogas…( Khẩu phần thức ăn : 5 – 7% trọng lượng cá/ngày).

  19. Thức ăn cho cá sặc rằn: Cám, bột cá Rong, bèo

  20. V.Quản lý ao nuôi và chăm sóc cá: - Trong quá trình nuôi cần thường xuyên kiểm tra cống bọng theo dõi sự biến động chất lượng nước trong ao nuôi, cần phải giữ nước sạch, định kỳ thay nước. Theo Ts. Dương Nhật Long nên định kỳ 2 – 3 tuần thay nước 01 lần, nếu có điều kiện nên cho nước lưu thông nhẹ thường xuyên. - Định kỳ 02 tuần xử lý nước bằng các hóa chất xử lý nước có bán trên thị trường. Đến mùa mưa nên bón vôi xung quanh bờ ao để ổn định pH nước.

  21. Các yếu tố thủy hóa giới hạn trong nuôi cá ( Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt -ĐHCT)

  22. * Định kỳ 02 tuần bón vôi (đá vôi CaCO3) để ổn định môi trường nước đồng thời phòng ngừa bệnh cho cá nuôi với lượng 2–4 kg/100m2 (chú ý không nên sử dụng vôi sống Ca(OH)2­ trong quá trình nuôi). Bảng : Một số thuốc hóa chất sử dụng để phòng và trị bệnh (Kỷ thuật nuôi cá nước ngọt - ĐHCT)

  23. VI.Thu hoạch • Sau khi cá lóc được 5 – 6 tháng nuôi, cá lóc đạt trọng lượng trung bình 0,8 – 1kg/con thì cá sặc rằn cũng có thể đạt khoảng 100g/con. • Ngưng cho cá ăn 1 – 2 ngày vào mùa hè. Nếu vào mùa đông thì ít nhất là 3 ngày. • Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh ít nhất là 21 ngày. Tháo nước ra chỉ còn 40 – 50 cm, kiểm tra khí H2S để tránh gây độc cho cá trong khi kéo lưới (sử dụng KMnO4 để trung hòa), lấy lưới kéo đánh bắt dần, Sau đó tát cạn để thu hoạch toàn bộ để hạn chế xay xát... Nên thu hoạch cá vào buổi sáng sớm nhằm để giảm sốc cho cá và giảm hao hụt…

  24. Cá sặc rằn đạt khoảng 100g/con

  25. CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!!!

More Related