1 / 36

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC . Dr. Vũ Đình Hòa KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC. Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 1,5 Thực hành: 0,5 - Gồm bài tập: Phân tích bài báo chuyên ngành - Thảo luận - Trình bày. 2. MỤC TIÊU MÔN HỌC. Sau khi kết thúc môn học viên có khả năng:

morwen
Download Presentation

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU KHOA HỌC Dr. Vũ Đình Hòa KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

  2. Tổng số tín chỉ: 2 • Lý thuyết: 1,5 • Thực hành: 0,5 - Gồm bài tập: Phân tích bài báo chuyên ngành - Thảo luận - Trình bày

  3. 2. MỤC TIÊU MÔN HỌC Sau khi kết thúc môn học viên có khả năng: 1) Có kỹ năng tìm kiếm, đọc, hiểu, đánh giá, tổng hợp (critical reading & thinking) tài liệu khoa hoc; 2) Phân tích được các thành phần của quá trình nghiên cứu khoa học; 3) Xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng một đề tài nghiên cứu, lập kế hoạch nghiên cứu; 4) Có kỹ năng viết báo cáo/bài báo khoa hoc theo thể lệ chuẩn của tạp chí và trình bày một báo cáo khoa học;

  4. ĐÁNH GÍA KẾT QUẢ HỌC TẬP • Bài tập, trình bày 0,4 • Thi hết môn 0,6 Thi giữa kỳ Thi kết thúc học phần = Trình bày một đề cương nghiên cứu hoàn chỉnh Đề tài: học viên tự lựa chọn và xây dựng

  5. TÀI LIỆU ĐỌC • Vũ Cao Đàm (2005). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB KH & KT. • Salkind, N. J. (2000). Exploring Research. Fourth Edition, Prentice Hall. • Saunders, M., P. Lewis and A. Thornhill (2003). Research Methods for Business Students, Third Edition. Prentice Hall. • Day, R. A. (1988) How to write and publish a scietific paper. Cambridge University Press. • McMillan, V. E. (1997) Writing paper in the Biological Sciences. Bedford/St Martins. • Murray, R. (2006) How to write a thesis. Open University Press.

  6. 1. KHOA HỌC LÀ GÌ?

  7. KHOA HỌC LÀ GÌ? • Khoa học là một hình thể kiến thức hoặc một quy trình nhằm thu nhận và kiểm chứng kiến thức • Kiến thức bao trùm chân lý chung hoặc sự vận hành của quy luật phổ biến, có thể thu nhận và kiểm định thông qua phương pháp khoa học (Từ điển Webster’s)

  8. PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC • Phương pháp khoa học là một quy trình nghiên cứu/khám phá có logic và có hệ thống (trình tự) • Nguyên lý và quy trình để tìm kiếm tri thức một cách hệ thống bao gồm sự nhận biết và thiết lập một vấn đề, thu thập số liệu thông qua quan sát và thí nghiệm, thiết lập và kiểm định giả thuyết.

  9. NGHIÊN CỨU LÀ GÌ? • Từ điển Webster’s – Nghiên cứu là sự khám phá - điều tra hay thực nghiệm nhằm phát hiện và giải thích sự vật, rà soát những học thuyết hay quy luật đã chấp nhận trong ánh sáng của sự vật mới hay áp dụng thực tiễn những học thuyết mới hay quy luật mới đó. • Nghiên cứu là một quá trình mà qua đó tri thức mới được phát hiện = tạo ra KHOA HỌC

  10. NGHIÊN CỨU - RESEARCH • Nghiên cứu –Research • Re = điều tra lại • Search = tìm kiếm cái gì đó mới và tốt hơn • Nghiên cứu = để “BIẾT”

  11. Từ “en.wikipedia.org/wiki/Research”, • Nghiên cứu là hoạt động của con người dựa trên những áp dụng trí tuệ trong khảo cứu sự vật. 11

  12. “to make known something previousely unknown to human beings. It is advance human knowledge, to make it more certain or better fitting (Heyllar & Veal, 1996)

  13. Đặc điểm khác biệt của nghiên cứu khoa học là duy trì ghi chép và kiểm soát hay quan sát thận trọng những điều kiện mà trong đó các hiện tượng được nghiên cứu sao cho người khác có khả năng lặp lại những quan sát đó (Webster)

  14. Mục đích nghiên cứu • Để mô tả: nghiên cứu môtả mô tả cách thức mà sự vật tồn tại. Ví dụ, mô tả các yếu tố chủ yếu dẫn đến sự thành công của những nhà kinh doanh. • Để đánh giá: nghiên cứu đánh giá giải thích ảnh hưởng của những thay đổi. Ví dụ, ảnh hưởng của nền tảng gia đình đến con đường nghề nghiệp của thành viên trong gia đình. • Để giải thích: Nghiên cứu giải thích tại sao. Ví dụ, tại sao nữ học sinh nhập học khóa tiếng Anh nhiều hơn nam giới?

  15. Các loại hình nghiên cứu • Nghiên cứu có thể phân loại thành (theo mục đích):- Nghiên cứu cơ bản- Nghiên cứu ứng dụng

  16. a. Nghiên cứu cơ bản • Nghiên cứu cơ bản còn gọi là - Nghiên cứu nền tảng- Nghiên cứu thuần tuý • Nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu mà trong đó mục tiêu chủ yếu là:- Tiến bộ của kiến thức, tìm kiếm kiến thức mới- Sự hiểu biết mối quan hệ giữa các sự vật 16

  17. Nghiên cứu cơ bản • Nghiên cứu cơ bản:- Khám phá - Động lực của người nghiên cứu là: * Sự tò mò * Sự quan tâm * Trực giác • Nghiên cứu cơ bản được tiến hành không có mục đích áp dụng cụ thể. 17

  18. Nghiên cứu cơ bản có thể có những ứng dụng thực tế ngoài mong đợi. • Nghiên cứu cơ bản có thể trở thành nền tảng cho Nghiên cứu ứng dụng. • Không có gì đảm bảo cho lợi ích ngắn hạn: - Định luật Mendel: ~ 35 năm - Đại số Boolle: ~ 150 năm cơ sở toán học của CNTT 18

  19. Ví dụ NCCB • Vũ trụ hình thành như thế nào? • Proton, neutron và electron gồm những gì? • Nấm mốc sinh sản thế nào? • Mã di truyền đặc trưng của ruồi giấm là gì? • Vai trò của RNAi đối với tế bào/cơ thể sống

  20. b. Nghiên cứu ứng dụng • Nghiên cứu ứng dụng có mục tiêu chính là:- Phát hiện - Giải thích- Phát triển • NCƯD giải quyết các vấn đề (câu hỏi) cụ thể, thực tiễn; mục tiêu chủ yếu không phải để tìm kiếm, thu nhận kiến thức. • Được thực hiện dựa trên NCCB. • Thông thường, một cơ sở như Trường ĐH có chương trình NCƯD do các đối tác quan tâm tài trợ. 20

  21. “ Nếu khảo cứu được tiến hành với quan điểm để thu nhận thông tin trực tiếp có ích trong việc tạo ra vật thể có tính hữu dụng về thương mại hay tính thiết thực, thì nghiên cứu đó được gọi là nghiên cứu ứng dụng.” (Webster, 1913). • Nghiên cứu ứng dụng được thiết kế nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn của thế giới đương đại, chứ không phải tìm kiếm kiến thức. Mục tiêu của nhà khoa học ứng dụng là cải tiến điều kiện của con người.

  22. Ví dụ NCƯD • Phương pháp cải tiến ngành trồng trọt • Điều trị hay chữa một bệnh cụ thể cho gia súc • Cải tiến hiệu suất năng lượng của gia đình, cơ quan hay phương thức vận tải • Cải tiến phương pháp giảng dạy/đánh giá kết quả học tập

  23. Tóm lại, NCƯD • Vận dụng quy luật được phát hiện từ NCCB để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống. • Giải pháp có thể là một giải pháp công nghệ, vật liệu, tổ chức & quản lý. • NCƯD cũng là nghiên cứu gốc được tiến hành chủ yếu hướng vào mục đích hay mục tiêu thực tiễn cụ thể.

  24. Ví dụ về nghiên cứu ứng dụng

  25. Phương pháp nghiên cứu • Diễn giải • Quy nạp

  26. Diễn giải (top-down) Lý thuyết Giả thuyết Quan sát Khẳng định

  27. Quy nạp (bottom-up) Lý thuyết Giả thuyết thăm dò Mẫu hình, quy tắc Quan sát

  28. NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA MỘT NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CAO

  29. NGHIÊN CỨU CÓ CHẤT LƯỢNG CAO • Nghiên cứu là một hoạt động dựa vào công trình của của nhiều người khác -không phải sao chép công trình - xem xét các công trình đã tiến hành để có cơ sở lựa chọn và thực hiện vấn đề cho chính mình ( cái gì đã biết đến và cái gì chưa được biết trước khi tiến hành nghiên cứu) - Ví dụ có 150 nghiên cứu về … , kết quả của những nghiên cứu ấy không thể bỏ qua; không lặp lại một trong những nghiên cứu đó nhưng có thể chọn những phương pháp và kết quả khi xem xét để có phương án nghiên cứu riêng.

  30. NGHIÊN CỨU CÓ CHẤT LƯỢNG CAO 2. N/C là một hoạt động có thể lặp lại - Phát hiện khoa học có thể lặp lại - Kết quả thí nghiệm có thể lặp lại

  31. NGHIÊN CỨU CÓ CHẤT LƯỢNG CAO 3. Có thể khái quát hoá cho các hoàn cảnh khác 4. Dựa vào nền tảng logic và gắn với học thuyết (lý luận) - Ý tưởng nghiên cứu không chỉ là vấn đề sở thích/quan tâm. Hoạt động nghiên cứu đưa ra câu trả lời có thể lấp khoảng trống cho những bí ẩn rộng lớn và phức tạp

  32. Nghiên cứu có chất lượng 5. Nghiên cứu có thể thực hiện được Đưa ra câu hỏi có thể trả lời được và trả lời trong thời hạn xác định 6. Nghiên cứu tạo ra vấn đề/câu hỏi mới hoặc có tính chu kỳ về bản chất - Câu trả lời cho cho vấn đề nghiên cứu hôm nay đưa ra cơ sở cho vấn đề/câu hỏi nghiên cứu ngày mai

  33. Nghiên cứu có chất lượng 7. Nghiên cứu mang tính kế thừa, có sự gia tăng

  34. Khái niệm các phương pháp nghiên cứu

  35. Bài tập 1. Quá trình nghiên cứu không bao giờ đứng tách rời khỏi nội dung của nghiên cứu. Là một học viên cao học ngành CNSH, anh (chị) hãy trả lời những câu hỏi sau: (a) Anh (chi) đặc biệt quan tâm lĩnh vực nào trong ngành Công nghệ sinh học? (b) Ai là người nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực đó, và trọng tâm nghiên cứu của họ là gì? (c) Hãy tìm một số bài báo của tác gỉa liên quan tới lĩnh vực đã nêu. • Mỗi nhóm tìm một bài báo nghiên cứu tiếng Việt và 2 bài tiếng Anh liên quan tới sinh học và CNSH. Đọc và so sánh cấu trúc của các bài báo đó, mô tả tóm tắt cách tiến hành trong nghiên cứu đó, trả lời một số câu hỏi sau đây: (a) Giả thuyết của nghiên cứu hoặc Câu hỏi chính của nghiên cứu là gì? (b) Những yếu tố quan trọng nào đã được xác định trong nghiên cứu đó?

More Related