1 / 23

Chiến Tranh dư ớ i nhãn quan c ủ a ngư ờ i M ỹ

VIỆT NAM. Chiến Tranh dư ớ i nhãn quan c ủ a ngư ờ i M ỹ. Chiến tranh Việt Nam chấm dứt 20 năm qua, song nó vẵn ám ảnh người Mỹ, nhất là các chính trị gia, chiến lược gia, các nhà sử học, và giới truyền thông Mỹ. Họ như những người mù sờ voi.

mala
Download Presentation

Chiến Tranh dư ớ i nhãn quan c ủ a ngư ờ i M ỹ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. VIỆT NAM Chiến Tranhdưới nhãn quan của người Mỹ Chiến tranh Việt Nam chấm dứt 20 năm qua, song nó vẵn ám ảnh người Mỹ, nhất là các chính trị gia, chiến lược gia, các nhà sử học, và giới truyền thông Mỹ. Họ như những người mù sờ voi. Ký giả Larry Englemann, một tiến sĩ sử học của California State University trong bài tựa đề “Vietnam War Twenty Years After” đã viết: • “Some American reporters refer to Vietnam as the only war Americans lost”và ông ta biện hộ • “It is quite difficult to explain how a nation that withdrew its military forces from south Vietnam in accordance with a peace agreement lost a war two years later”.(Thật khó giải thích thế nào mà một quốc gia đã rút quân ra khỏi Nam Việt Nam theo một hiệp ước hoà bình lại thua cuộc chiến 2 năm sau) • Rồi ông ta kết luận:“South Vietnam lost in 1975, not the United States”. Để hiểu ai thua trong cuộc chiến Việt Nam, chúng ta sẽ tìm hiểu: a- Tại sao người Mỹ đến Việt Nam? b- Người Mỹ đã điều khiển cuộc chiến như thế nào? Và c- Cuộc chiến chấm dứt ra sao?

  2. Tại sao người Mỹ đến Việt Nam? • Người Mỹ đến Việt Nam vì Sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản Trên Thế Giới. Sau Thế Chiến thứ hai, chủ nghĩa Cộng Sản đã bành trướng khắpĐông Âu và Đông Á. Do đó một tuyến phòng thủ của Thế Giới Tự Do đã hình thành để ngăn chặn. Việt nam trở thành điểm nóng vào lúc đó A- Tại Âu Châu:Trong Thế chiến, Sô Viết chiếm đóng Đông Âu “The Soviets by 1948 had gained control of the “free” government of Poland, Rumania, Hungary, Czechoslovakia, Eastern Germany” (Todd& Curti, p 707) và đe doạ các nước Tây Âu. Nước Mỹ, bắt đầu từ Tổng thống Truman, đã thảo kế hoạch bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp chống cuộc xâm lăng của Cộng Sản. Khối NATO được thành lập

  3. B- Tại Á châu • Cộng Sản chiếm Hoa Lục năm 1949. Chính quyền Trung Hoa Quốc gia phải chạy ra Đài Loan. • Năm 1950, Bắc Hàn với sự trợ giúp của Liên xô và Trung cọng đã xâm lăng Nam Hàn.Tổng thống Truman phải ra lệnh cho đệ thất Hạm đội can thiệp; kế là bộ binh trực tiếp chiến đấu, xua quân Bắc Hàn lên tận sông Áp Lục. • Tại Việt Nam, chiến tranh Việt Pháp cũng thay đổi. Trung cộng đưa một sư đoàn pháo binh giúp Việt Minh thắng trận Điện Biên Phủ. Pháp phải ký hiệp định Genève rút quân khỏi Việt Nam, giao Miền Bắc cho Cộng Sản, Miền Nam cho chính quyền quốc gia do Quốc trưởng Bảo Đại lãnh đạo.

  4. Map of Cold War 1945-1960 à Phòng tuyến xanh bao vây khối cọng (đỏ)

  5. Nội Tình Miền Nam Việt Nam • Tại Miền Nam Việt Nam, Quốc Trưởng Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm, một nhà hoạt động chính trị, đang du học ở Mỹ về làm Thủ Tướng. • Năm 1956, Thủ Tướng Diệm lật đổ Bảo Đại qua một cuộc trưng cầu dân ý không có đại diện phía Bảo Đại tham gia. • Ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, thiết lập nền Đệ nhất Cộng Hoà. Do tình hình chưa ổn định, Tổng thống Ngô Đình Diệm từ chối cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo hiệp định Genève.

  6. Dinh Độc Lập Trụ Sở Quốc Hội Saigon 1956 Xe hoa diễn hành quaĐại lộ Nguyễn Huệ Quôc Hội nhóm họp

  7. Chiến Tranh Việt Nam Bùng Nổ • Do không đạt được ý đồ, năm 1959, cỘng sản phát động cuộc chiến. Lúc đầu do các cán bộ cộng sản còn lại tại Miền Nam thực hiện dưới dạng chiến tranh du kích. Sau đó, họ thành lập Mặt Trận giải phóng Miền Nam, đứng đầu là một ủy viên Bộ Chính Trị ở Miền Bắc • Chính phủ Mỹ phải đổ viện trợ kinh tế và cố vấn vào giúp Việt Nam. Theo Tổng thống Eisenhower: “All of Southeast Asia might end up in Communist hands if one nation fell”(Todd & Curti: 1982). • Viêt cỘng dùng thủ đoạn khủng bố, ám sát các viên chức địa phương và nhừng người không theo họ. Chính quyền Miền Nam phải tổ chức các ấp chiến lược để ngăn chận sự xâm nhập của cộng sản.

  8. Mâu thuẩn Mỹ Việt • Từ tháng 11 năm 1960 Tổng thống Ngô Đình Diệm bắt đầu chịu những áp lực “cải tổ” của chính phủ Kenedy. “Kennedy pressured Diem to make reforms but Diem failed to do so.” (Todd & Curti, p.783) 1-Đầu tiên, cuộc đảo chánh bất thành của Lực lượng Dù tháng 11 năm 1960 2- Thứ hai, cuộc oanh tạc dinh Độc lập của hai phi công Việt Nam Cộng Hoà năm 1962 3- Cuối cùng, cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm1963 do các tướng lãnh Việt Nam thực hiện. “Kennedy knew but made no effort to stop them or to inform Diem” (Todd& Curti, p 784)

  9. Hậu Quả của Cuộc Đảo Chánh • Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ bị ám sát. • Hệ thống an ninh, nhất là tổ chức “Ấp Chiến Lược” bị phá vỡ. • Cán bộ cọng sản ở trại giam Phú Lợi được thả ra. Họ nhanh chóngxâm nhập và hoành hành khắp nơi. • Chiến tranh du kích gia tăng thành những trận đánh lớn. • Chính phủ Miền Nam bị xáo trộn và thay đổi sáu lần trong vòng hai năm. Người dân hoàn toàn mất tin tưởng vào chính quyền

  10. Mỹ trực tiếp điều khiển cuộc chiến • Tháng 4 năm 1964, viện cớ chiến hạm Maxdox bị tàu Băc Việt khiêu khích, Tổng thống Johnson ra lệnh oanh tạc Bắc Việt. • Hành động này được đại đa số lưỡng viện Quốc Hội Mỹ ủng hộ. (Hạ viện 100%, Thượng viện 98%) • Năm 1965, Tổng thống Johnson ra lệnh Thủy quân Lục chiến đổ bộ Đà Nẵng, tham chiến trực tiếp, không cần sự ưng thuận của chính quyền Miền Nam. • Tổng thống Johnson tuyên bố: “I am not going to be the president who saw Vietnam go the way China went.” (Todd & Curti, p.785) • Cho đến năm 1967, hơn 500.000 quân Mỹ tham chiến tại Việt Nam. • Năm 1967, Việt Nam Cộng Hoà tổ chức bầu cử Tổng Thống, và giới chức quân sự Mỹ tuyên bố: “Victory was in sight”.

  11. Tổng Thống Johnson thăm quân đội Mỹ ở Cam Ranh

  12. Cuộc Tổng Công Kích năm MậuThân • Đầu năm 1968, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tuyên bố ngưng chiến 7 ngày để “nhân dân ăn Tết” • Việt Nam Cộng Hoà đáp ứng ngay. Nhiều đơn vị theo lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu, cho 50% quân nhân nghỉ phép Tết để đoàn tụ với gia đình. • Bất ngờ, đêm Mùng Một Tết, Việt cộng tấn công khắp 43 tỉnh thành. Họ bị đánh bại khắp nơi trong vài ngày. Tổn thất nhân mạng của cộng sản rất cao. Đa số các bộ đội tử trận và bị bắt là những thanh niên trẻ Miền Bắc mới xâm nhập để “tiếp thu” Miền Nam • Riêng tại Huế, họ bám lấy Thành Nội nên QLVNCH không dám phá huỷ di tich này. Cuộc chiến diễn ra từng khu phố. Một tháng sau, họ mới tháo chạy và “5700 people may have been assassinated in Hue during the period of communists’ occupation”(Dougan&Weiss, p 35). • Cọng sản hoàn toàn thất bại trong cuộc Tổng Công Kích này. Họ không chiếm được một vị trí quân sự nào, mà chỉ xâm nhập vào các khu dân cư, gây bao nhiêu tang tóc. • Người dân Miền Nam càng tỏ ra oán hận Cọng Sản vì họ lừa bịp, gây bao chết chóc, tan nát vào những ngày thiêng liêng liêng nhất của dân tộc • “Despite the loss of more than 75,000 men since the beginning of the year, communist troops once more moved into range on May 4, 1968”(Dougan&Weiss, p156). Lần này, họ bị đánh bại dễ dàng

  13. Saigon chiến đấu từng khu phố Sau một trận giao tranh TẾT MẬU THÂN Huế sau Tết Mậu Thân Thành Quả của “Tổng Công Kích”

  14. Cộng Sản Chiến Thắng Trên Đất Mỹ • Cuộc tấn công Tết Mậu Thân gây tranh cãi trong quần chúng Mỹ. Nhiều người cho rằng chiến thắng còn xa, vì Việt cộng còn khả năng tấn công ngay cả thủ đô của Nam Việt Nam và toà Đại sứ Mỹ tại Saigon. • Một phần công luận Mỹ cảm thấy rằng: “The conflict in Vietnam was basically a civil war”? And “the United States should have no part”(Todd & Curti p.786). • Dưới áp lực của công luận, Mỹ bắt đầu mời Cộng sản Bắc Việt vào bàn Hội nghị Paris từ tháng 5 năm 1968 • Tổng thống Johnson quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ kế tiếp để tránh bị chỉ trích. • Cộng sản thất bại ở Việt Nam, song đã thắng tại nước Mỹ • Kể từ đó, hai bên áp dụng chiến thuật “vừa đánh vừa đàm”

  15. Hoà Bình Trong Danh Dự (?) • Đầu năm 1969, tân tổng thống Nixon giữ lời hứa trong chiến dịch bầu cử: “bring an honorable end to the war” (Todd & Curti, p 787). Ông kêu gọi rút lần quân Mỹ về nước. Đó là con đường chấm dứt chiến tranh của Mỹ. • Việt cọng biết thế, nên tăng cường lực lượng và tiếp liệu qua Lào và Cambodia. Lực lượng Việt Mỹ phải vượt qua biên giới Cambodia để tiêu diệt các trung tâm tiếp liệu của cộng sản. • Cuộc hành quân này gây ra những cuộc biểu tình rộng lớn trên nước Mỹ nên phải tạm ngưng. • Cộng quân thiết lập thêm các đường ống dẫn dầu theo đường mòn Hồ Chí Minh • Năm 1972, chiến xa và pháo binh cộng sản lần đầu tiên xuất hiện tấn công chiếm Quảng Trị, Kông Tum và Bình Long. Họ bị đẩy lui tại Kong Tum, Quảng Trị. Còn Bình Long trở thành thủ đô của Cộng sản Miền Nam trên bàn hội nghị Paris.

  16. Tổng thống Nixon đi Bắc Kinh cầu hoà“Nixon promised eventual withdrawal of US military forces from Taiwanand Indochina”(Todd & Curti:,p. * Đến Phi Trường Băc Kinh Duyệt qua Hồng Vệ Binh Nghe Huấn Từ Thăm Vạn Lý Trường Thành Duyệt Hồng Vệ Binh Đến Bắc Kinh Thăm Great Wall “Bác Mao” chỉ thị

  17. Kết Quả Cuộc Viếng Thăm • Hoa Kỳ đoạn giao với Trung Hoa Dân Quốc. Đổi tên nước này thành Đài Loan. Các nước Tây Phương cũng hùa theo. • Phái đoàn Trung Hoa bị đuổi ra khỏi Liên Hiệp Quốc. Trung cọng chiếm ghế ủy ban thường trực Hội Đồng Bảo an. • Hoa Kỳ ký hiệp định Paris song phương với Bắc Việt để rút hết quân khỏi Việt Nam, quân Bắc Việt vẫn được ở lại Miền Nam. • Kissinger qua Việt Nam ép Tổng Thống Thiệu ký thi hành hoà ước.

  18. Kissinger đến Dinh Độc Lập • Thơ của Nixon dặn “It cannot be a shotgun marriage”(Lipsman, p 16) • “Only Bunker and Kissinger sat on one side, and Thieu and Nha on the other. Thieu choose to speak in Vietnamese. He prequently burst into tears (bật khóc). At the corresponding place in his translation, Nha own tears would begin to flow (rơi lệ). Thieu excused the United States of ‘conniving with China and the Soviet Union to sell out South Vietnam. He sketched a history of betrayal on the part of the United States that stretched back to the earliest days of the Nixon administration. He completely rejected the treaty and offered a total of 129 textual changes.”(Lipsman, p.16). • Điều kiện tiên quyết của Tổng thống Thiệu là Bắc Việt phải rút quân. • Trong khi đó” “US President was willing to conclude a separate peace with Hanoi” ( Lipsman p.16). • Hậu quả: “the American government had provided $24 billion in aid to South Vietnam and spent 165 billion directly on the war effort” (Englemen, p. 1). However, in 1974, “the South Vietnam armed forces were left only $450 million” (Lipman, p177). • Quân lực Việt Nam Cộng Hoà hành quân thiếu nhiên liệu, thiếu đạn dược như bị trói tay

  19. Miền Nam Sụp Đổ Mặc dù Tổng thống Nixon khi ép Tỗng Thống Thiệu ký hiệp định Paris đã hứa “We will respond with full force should the settlement be violated by North Vietnam”.(The White House Letter on Jan 5, 1973) Nhưng khi cọng sản chiếm Phước Long “The United States took no action”. Tổng thống Ford và Kissinger không đưa thư này ra trước Quốc Hội. Sau thăm dò Phước Long, Cọng sản phái 6 sư đoàn dưới sự chỉ huy của Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng quân đội Bắc Việt, đánh chiếm Ba Mê Thuột, một tỉnh gần biên giới Cambodia. Thấy Mỹ không có phản ứng, Quân đội Việt Nam Cộng Hoà lại rút bỏ cao nguyên, Cộng quân tiến chiếm các tỉnh miền duyên hải Trung phần. Trước khi vào Saigon, cộng sản chiếm Nam Vang. Toà Đại sứ Mỹ ở đây tháo chạy. Biết được đường lối của Mỹ, họ tiến về bao vây Saigon. Ngày 21/4/75 quân cọng sản chiếm Xuân Lộc. Tổng thống Việt Nam từ chức. Phó Tổng Thống Trần văn Hương lên thay, song cọng sản tuyên bố chỉ thương thuyết với Dương văn Minh. Ngày 28 tháng Tư, 1975, Dương văn Minh nhận chức Tổng Thống thì máy bay A 37 do cọng sản chiếm được ném bom Tân Sơn Nhất. Nhân viên Toà Đại sứ Mỹ và DAO bắt đầu tháo chạy. Ngày 30 tháng Tư, Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng.

  20. Martin, G. Weyand, Kissinger, & Ford Họp Bàn Tháo Chạy (Mar 75) Trên Nóc Toà Đại Sứ Mỹ ở Saigon Nhân viên Toà Đại Sứ và Gia Đình Hoà Bình Trong Danh Dự

  21. Hàng Không Mẫu Hạm Midway đến VN Đón chờ Thu Hồi A 37 và F 5 Nhân Viên Toà Đại Sư Mỹ và người tị nạn

  22. Kết Quả Cuộc Chiến Hàng không mẫu hạm Midway mang trọn gia tài cuộc chiến về Mỹ gồm 100 F 5, A 37, và UH 1 B; nhân viên toà Đại Sứ và gia đình + 100,000 người Việt tị nạn. Trong khi đó họ đã bỏ ra 58, 000 lính Mỹ tử trận, 303,000 bị thương, 165 tỷ chiến cụ, “American Presidents and their advisers had promised it would not end this way”!!!(Engelmann, p1/c3, l33). Who lost the war?

  23. Tham khảo • Edward Doyle& Stephen Weiss: Nineteen Sixty Eight (Vietnam Experiences) Editors of Boston Publishing Co. • Engelmann, L Vietnam War 20 Years After Unknown Magazine (Apr-1995) • Lipsman, Samuel (1985). The False Peace. (Vietnam Experience) Boston Publishing Co. • Todd, L.P.& Curti, M. Rise of The American Nation Orlando, HBJ Publishers (1982) http://www.fallofsaigon.org/ http://www.midwaysailor.com/midwayfreqwind/ http://users.erols.com/mwhite28/coldwar1.htm Dịch từ: VIETNAM WAR, ACCORDING TO THE AMERICAN VIEWPOINTS Tiep Nguyen Research, ESL 91, San Jose City College, 1998 Pps: Nguyen chinh Tiep

More Related