1 / 147

KẾ TOÁN CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN VIÊN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP BẬC CƠ BẢN. KẾ TOÁN CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH. HỌC PHẦN 2. MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC. Hiểu các nguyên tắc kế toán cơ bản; Hiểu bản chất và cấu trúc các báo cáo tài chính;

Download Presentation

KẾ TOÁN CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN VIÊN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP BẬC CƠ BẢN KẾ TOÁN CƠ BẢN VÀPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỌC PHẦN 2

  2. MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC • Hiểu các nguyên tắc kế toán cơ bản; • Hiểu bản chất và cấu trúc các báo cáo tài chính; • Nắm được các công cụ cơ bản để phân tích báo cáo tài chính; • Nắm được những hạn chế của các báo cáo tài chính; • Có thể đọc các báo cáo lưu chuyển tiền tệ và xây dựng lại báo cáo này.

  3. CHƯƠNG TRÌNH KHÓA HỌC • Giới thiệu về kế toán • Các nguyên tắc kế toán cơ bản • Bản chất và cấu trúc các báo cáo tài chính • Những nguyên tắc cơ bản của phân tích báo cáo tài chính • Những hạn chế của báo cáo tài chính • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và việc xây dựng lại báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

  4. GIỚI THIỆU VỀ KẾ TOÁN • Các quy chế điều chỉnh • Những người sử dụng báo cáo tài chính • Các loại báo cáo tài chính

  5. CÁC QUY CHẾ ĐIỀU CHỈNH Nói chung được điều chỉnh bởi: • Luật pháp của Việt Nam • Các chuẩn mực kế toán quốc tế[US: GAAP, chuẩn mực kế toán quốc tế, UK] • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam • Ngân hàng thanh toán quốc tế (Bank of International Settlements)

  6. NHỮNG NGƯỜI SỬ DỤNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ban giám đốc Chủ nợ Các nhà phân tích thị trường và lập kế hoạch Cơ quan quản lý nhà nước Các nhà đầu tư

  7. CÁC LOẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNHBẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại một thời điểm: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn TS ngắn hạn + TS dài hạn = NV ngắn hạn + NV dài hạn (<12 tháng + >12 tháng = <12 tháng + >12 tháng)

  8. CÁC LOẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH • (hay còn gọi) Báo cáo lãi, lỗ • (hay còn gọi) Báo cáo thu nhập và chi phí • Trong một khoảng thời gian (thường là 12 tháng): Thu nhập (Doanh thu) – Chi phí = Lợi nhuận/Lỗ (Thu nhập ròng)

  9. CÁC LOẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Doanh thu bán hàng A - Giaù vốn haøng baùn B = Lợi nhuận gộp C - Chi phí bán hàng và quản lý D = Lợi nhuận thuần E

  10. QUAN HỆ GIỮA BẢNG CĐKT VÀBÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CĐKT2 CĐKT3 CĐKT4 CĐKT1 KQKD 1 KQKD 2 KQKD 3 KQKD 4 1.1.20X0 31.12.20X1 31.12.20X2 31.12.20X3 31.12.20X4

  11. CÁC LOẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ • (hay còn gọi) Báo cáo ngân lưu • (hay còn gọi) Báo cáo dòng tiền • Trong một khoảng thời gian (thường là 12 tháng): Dòng tiền vào – Dòng tiền ra = Lưu chuyển tiền thuần

  12. THUYẾT MINH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH Hay còn gọi là: “Công bố về báo cáo tài chính”

  13. CHƯƠNG TRÌNH KHÓA HỌC • Giới thiệu về kế toán • Các nguyên tắc kế toán cơ bản • Bản chất và cấu trúc các báo cáo tài chính • Những nguyên tắc cơ bản của phân tích báo cáo tài chính • Những hạn chế của báo cáo tài chính • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và việc xây dựng lại báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

  14. CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN • Hoạt động liên tục Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần. Nếu không dựa trên giả định này thì các tài sản phải được đánh giá trên cơ sở buộc phải bán và điều này sẽ mang lại một bức tranh hoàn toàn khác • Cơ sở dồn tích Nguyên tắc này đòi hỏi phải ghi nhận doanh thu và chi phí vào thời điểm chúng phát sinh chứ không phải khi DN thực sự thu/chi tiền. Báo cáo KQKD sẽ bao gồm các giao dịch được thực hiện trong kỳ kế toán cùng chi phí tương ứng. Trong trường hợp có bất cứ sự nghi ngờ nào về doanh thu và chi phí thì nguyên tắc thận trọng sẽ là nguyên tắc chi phối. • Nhất quán Các chính sách và phương pháp kế toán DN đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của chúng để việc so sánh các tài khoản giữa các năm có ý nghĩa. Vì lí do này, khi phân tích các báo cáo tài chính, cần xem xét kỹ phần chính sách kế toán trong các thuyết minh báo cáo tài chính. • Thận trọng Thận trọng là một trong những nguyên tắc cơ bản khi lập các báo cáo tài chính. Nếu có bất cứ sự nghi ngờ nào, ví dụ liên quan đến doanh thu, thì không được ghi nhận trước.

  15. ĐẲNG THỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN NỢ PHẢI TRẢ VỐN CHỦ SỞ HỮU +

  16. ĐẲNG THỨC KẾ TOÁN Bảng CĐKT luôn luôn phải cân bằng • Ngày đầu tiên: TÀI SẢN = VỐN CHỦ SỞ HỮU Về sau, DN nhận thêm các nguồn tài trợ khác như vay ngân hàng, tín dụng của nhà cung cấp… • Sau đó: TÀI SẢN = VỐN CHỦ SỞ HỮU + NỢ PHẢI TRẢ HOẶC

  17. NHỮNG QUAN HỆ KẾ TOÁN CƠ BẢN

  18. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIAO DỊCH LÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

  19. DO ĐÓ, MỖI GIAO DỊCH ĐỀU DUY TRÌ ĐẲNG THỨC TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN

  20. LÔ-GÍC CỦA VẤN ĐỀ CÓ THỂ ĐƯỢC BIỂU THỊ ĐƠN GIẢN HƠN BẰNG HÌNH VẼ Nguyên tắc ghi tài khoản TK tài sản TK nợ phải trả Giảm Tăng Giảm Tăng TK vốn CSH Giảm Tăng Bạn ghi nợ cho tài khoản nhận hàng hóa, dịch vụ hay tiền, nghĩa là chúng nhận thêm giá trị. Bạn ghi có cho tài khoản giao đi hàng hóa, dịch vụ hay tiền nghĩa là chúng cho đi giá trị. Ghi nợ tài khoản nhận Ghi có tài khoản giao Ghi nợ bên trái Ghi có bên phải

  21. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH KẾ TOÁN Giao dịch Được ghi nhận hay “kết chuyển” vào sổ cái Cuối kỳ, khóa sổ kế toán Lập bảng CĐKT

  22. CÁCH GHI TÀI KHOẢN THU NHẬP, CHI PHÍ Tài khoản chi phí Tài khoản thu nhập GHI NỢ Nếu tăng lên GHI CÓ Nếu giảm đi GHI NỢ Nếu giảm đi GHI CÓ Nếu tăng lên Ví dụ, một khoản doanh thu bán hàng 600$ sẽ được ghi có vào tài khoản doanh thu và làm tăng thu nhập trong kỳ Ví dụ, thanh toán 45$ tiền công sẽ được ghi nợ cho tài khoản tiền công và làm tăng tổng chi phí trong kỳ

  23. TÓM TẮT VỀ CÁC LOẠI TÀI KHOẢN

  24. HÀNG TỒN KHO Bắt đầu kinh doanh/kỳ kế toán (cuối kỳ kế toán trước) Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng mua trong kỳ (nhập kho) - Hàng xuất kho trong kỳ (hàng bán/giá vốn hàng bán) = Hàng tồn kho cuối kỳ (bắt đầu của kỳ kế toán tiếp theo)

  25. GIÁ VỐN HÀNG BÁN (COGS) Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng mua về trong kỳ - Hàng tồn kho cuối kỳ = Giá vốn hàng bán Doanh thu = Tiền nhận từ khách hàng – Nợ phải thu đầu kỳ + Nợ phải thu cuối kỳ Hàng mua = Tiền chi trả nhà c.cấp – Nợ phải trả đầu kỳ + Nợ phải trả cuối kỳ Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

  26. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO • FIFO (Nhập trước – xuất trước) • LIFO (Nhập sau – xuất trước) • AVCO (Giá đơn vị bình quân) • Bình quân cả kỳ • Bình quân sau mỗi lần nhập, xuất • Giá thực tế đích danh

  27. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ HÀNG TỒN KHO(Áp dụng trong các công ty lớn của Mỹ) 19% AVCO 41% FIFO 36% LIFO 4%CÁCH KHÁC

  28. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC P.PHÁP ĐỊNH GIÁ Số dư hàng tồn kho là 8 đơn vị Lợi nhuận (gộp) = Doanh thu – Giá vốn hàng bán = 1.840 – (0 + (1.440 - ?)) (8 đ.vị × ?$) 30$US 34$US 40$US Lô hàng nào trong kho đã được tiêu thụ? Là hàng “cũ”, “mới” hay “ở giữa”? Tức là hàng nhập trước, trung bình hay mới nhập kho?

  29. PHƯƠNG PHÁP LIFO(Last in fist out) • Hàng nhập sau sẽ được xuất trước

  30. Ví dụ: Giá trị hàng tồn kho vào ngày 28/2/2005 là 240$ LN gộp = 1.840 – ((0+1.440) – 240) = 640$

  31. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP FIFO(First in First out) • Hàng nhập vào trước sẽ được xuất ra trước.

  32. Ví dụ Giá trị hàng tồn kho vào ngày 28/2/2005 là 320$ LN gộp = 1.840 – ((0+1.440) – 320) = 720$

  33. PHƯƠNG PHÁP GIÁ ĐƠN VỊ BÌNH QUÂN • Sau mỗi lần nhập hàng, giá bình quân của hàng tồn kho được tính lại. • Các lần xuất kho sau được tính theo giá bình quân đó cho đến khi có một lần nhập mới, khi đó giá bình quân sẽ được tính lại.

  34. Ví dụ: Như vậy, giá trị hàng tồn kho vào 28/2/05 = 296 $ * Ngày 8/2, giá b.quân = 10×30$ + 10×34$ = 640$; có 20 đ.vị hàng tồn trong kho -> giá bình quân là 640/20 = 32 $ * Ngày 21/2, giá b.quân được tính= tồn kho 12×32$ = 384$ + hàng nhập kho (20×40$) 800 $ = 1.184$; có 32 đ.vị hàng tồn kho nên giá bình quân là 1.184/32 = 37 $ LN gộp = 1.840 – ((0+1.440) – 296) = 696 $

  35. TÓM TẮT VỀ CÁC P.PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO => Phương pháp tính giá hàng tồn kho khác nhau đã dẫn tới lợi nhuận khác nhau

  36. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KIỂM KÊ THƯỜNG XUYÊN (1) Rất nhiều công ty lớn duy trì những theo dõi rất chi tiết về hàng tồn kho bao gồm những thông tin về số lượng, và đôi khi cả giá trị của rất nhiều loại hàng tồn kho. Lợi thế của việc ghi chép đó là: • Là một công cụ kiểm soát hàng tồn kho, qua đó theo dõi số lượng hàng tồn kho vào bất kỳ một thời điểm nhất định nào. Nếu có bất cứ sự khác biệt nào với lượng hàng tồn kho thực tế, công tác điều tra sẽ được tiến hành. • Đảm bảo việc nhập hàng kịp thời khi hàng trong kho giảm xuống gần mức tối thiểu đã qui định. • Giá trị của các loại hàng tồn kho luôn sẵn sàng cho mục đích quản lý tài khoản mà có thể được báo cáo theo tháng, và báo cáo năm sẽ được công bố ra bên ngoài. Tuy nhiên, việc kiểm kê hàng tồn kho vẫn cần được duy trì thường xuyên, ít nhât là một lần trong một năm

  37. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KIỂM KÊ THƯỜNG XUYÊN (2) Khi có sẵn các số liệu hạch toán hàng tồn kho chi tiết̀, thông tin luôn sẵn sàng để các số liệu mua hàng và bán hàng sẽ ăn khớp với nhau. • Hàng nhập và hàng xuất được hạch toán trực tiếp vào tài khoản Hàng tồn kho • Giá của hàng xuất sẽ được hạch toán vào thời điểm giao hàng (hoặc bán hàng) • Việc kiểm kê được tiến hành mỗi năm một lần nhằm kiểm tra xem có "hao hụt" hay không.

  38. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ (1) • Tài khoản mua hàng được dùng để hạch toán. Không có sự chỉnh sửa nào cho tài khoản Hàng tồn kho cho đến tận cuối kỳ khi mà việc kiểm kê xác định số dư cuối kỳ của hàng tồn kho. • Giá vốn hàng bán giữa kỳ được tính bằng cách dùng tỷ suất Lãi gộp hoặc cách tính hàng tồn kho bán lẻ khác. • Nếu chúng ta phải làm 2 bút toán cho mỗi giao dịch bán hàng, đặc biệt là cho doanh nghiệp bán lẻ thì việc đó sẽ cần rất nhiều nhân công và mất rất nhiều thời gian. • Kế toán viên vì thế đã phát triển ra một phương pháp rút gọn gọi là "PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH KỲ". Với phương pháp này Giá vốn hàng bán chỉ được tính khi cần thiết, và thường là vào cuối kỳ kế toán.

  39. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ (2) GIÁ VỐN HÀNG BÁN (GVHB) HÀNG TỒN KHO ĐẦU KỲ + MUA HÀNG - (GVHB) = HÀNG TỒN KHO CUỐI KỲ Nếu chúng ta sắp xếp lại đẳng thức này thì có thể biết được bao nhiêu hàng tồn kho đã được bán, hay là Giá vốn hàng bán: HÀNG TỒN KHO ĐẦU KỲ + MUA HÀNG - HÀNG TỒN KHO CUỐI KỲ = GÍA VỐN HÀNG BÁN Chúng ta sử dụng mối quan hệ này cho PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH KỲ để giảm số bút toán kế toán phải làm. (Phương pháp định kỳ có thể được dùng nhiều trong thực tế vì phương pháp liên tục không khả thi, đặc biệt là khi chúng ta dùng hệ thống kế toán ghi sổ thủ công)

  40. CHÍNH SÁCH KHẤU HAO • Phương pháp khấu hao theo đường thẳng • Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần • Phương pháp khấu hao theo sản lượng

  41. KẾ TOÁN CHO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Ph. pháp khác 11% KH theo số dư giảm dần 4% KH theo s.lượng 7% Khấu hao theo đường thẳng: 78%

  42. PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO THEO ĐƯỜNG THẲNG • Theo phương pháp này, còn được gọi là phương pháp khấu hao đều, số năm sử dụng của tài sản được ước tính trước. Sau đó, lấy nguyên giá TSCĐ chia cho số năm sử dụng để có chi phí khấu hao hàng năm. • VD, nếu một chiếc xe tải được mua với giá 22.000 US$ và chúng ta ước tính sẽ sử dụng chiếc xe được trong 4 năm và giá thanh lý của xe là 2.000 US$ thì chi phí khấu hao hàng năm sẽ là: Nguyên giá (22.000$) – Giá trị thanh lý ước tính (2.000$) 20.000$ Số năm sử dụng ước tính (4) 4 = 5.000$, là chi phí khấu hao cho mỗi năm trong 4 năm • Nếu sau 4 năm, giá trị thanh lý của chiếc xe bằng không thì chi phí khấu hao hàng năm sẽ là: Nguyên giá (22.000$) 22.000$ Số năm sử dụng ước tính (4) 4 = 5.500$, là chi phí khấu hao cho mỗi năm trong 4 năm = =

  43. PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO THEO SỐ DƯ GIẢM DẦN • Theo phương pháp này, một tỷ lệ khấu hao cố định sẽ được nhân với giá trị còn lại của TSCĐ để xác định chi phí khấu hao hàng năm. Số khấu hao sẽ giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. • Ví dụ, một chiếc máy có nguyên giá là US$ 10.000. Tỷ lệ khấu hao là 20% thì chi phí khấu hao cho 3 năm đầu tiên sẽ được tính:

  44. PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAOTHEO SẢN LƯỢNG • Theo phương pháp này, số khấu hao hàng năm sẽ được tính dựa vào số sản phẩm mà tài sản tạo ra. • Ví dụ, một máy có nguyên giá 100.000US$, sản lượng theo thiết kế của máy là 100.000 sản phẩm. Mức trích khấu hao cho 1 sản phẩm là 100.000$/100.000SP = 1$/1SP. Trong 3 năm đầu tiên, mức trích khấu hao của máy đó như sau:

  45. NHỮNG NHẬN XÉT VỀ KHẤU HAO

  46. CHƯƠNG TRÌNH KHÓA HỌC • Giới thiệu về kế toán • Các nguyên tắc kế toán cơ bản • Bản chất và cấu trúc của các báo cáo tài chính • Những nguyên tắc phân tích báo cáo tài chính cơ bản • Những hạn chế của báo cáo tài chính • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và việc xây dựng lại báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

  47. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

  48. CẤU TRÚC CỦA MỘT BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CHUẨN • TÀI SẢN • TÀI SẢN LƯU ĐỘNG • Tiền và các khoản tương đương tiền • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn • Các khoản phải thu ngắn hạn • Hàng tồn kho • Tài sản lưu động khác • B. T. SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN • Các khoản phải thu dài hạn • Tài sản cố định • Đầu tư bất động sản • Các khoản đầu tư tài chính dài hạn • Tài sản dài hạn khác • NGUỒN VỐN • NỢ PHẢI TRẢ • Nợ ngắn hạn • Nợ dài hạn • B. VỐN CHỦ SỞ HỮU • Vốn chủ sở hữu • Lợi nhuận để lại + các quỹ TỔNG TÀI SẢN TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU

  49. NHỮNG KHOẢN MỤC CẦN LƯU Ý TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN • Các khoản phải thu • Phải thu từ khách hàng • Các khoản phải thu khác • Hàng tồn kho • Nguyên vật liệu • Thành phẩm • Tài sản cố định • Hữu hình • Vô hình • Nợ ngắn hạn • Vay ngắn hạn • Nợ dài hạn đến hạn trả • Các khoản phải trả nhà cung cấp • Thuế phải trả và phải trả người LĐ • Vốn chủ sở hữu • Vốn đầu tư của chủ sở hữu • Lợi nhuận giữ lại Câu hỏi

More Related