1 / 25

BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH

BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH. NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI THUẬT SONG SONG TRÊN HỆ THỐNG XỬ LÝ ĐỒ HỌA GPU ĐA LÕI. HVTH: TRƯƠNG VĂN HIỆU Lớp: KHMT-K19 (Khóa 2009-2011) CBHD: TS. NGUYỄN THANH BÌNH. Đà Nẵng, tháng 09/2011. 1. Giới thiệu đề tài. 2.

lexiss
Download Presentation

BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI THUẬT SONG SONG TRÊN HỆ THỐNG XỬ LÝ ĐỒ HỌA GPU ĐA LÕI HVTH: TRƯƠNG VĂN HIỆU Lớp: KHMT-K19 (Khóa 2009-2011) CBHD: TS. NGUYỄN THANH BÌNH Đà Nẵng, tháng 09/2011

  2. 1 Giới thiệu đề tài 2 Cơ sở lý thuyết song song 3 Giới thiệu GPU và CUDA Giải pháp cho bài toán so sánh trình tự 4 5 Kết luận và hướng phát triển NỘI DUNG TRÌNH BÀY

  3. Bối cảnh chọn đề tài Do nhu cầu tính toán ngày càng cao Nhiệt độ CPU sẽ quá cao Tăng tốc độ CPU Công nghệ xử lý song song GPU ra đời Phát triển công nghệ đa lõi, nhiều lõi CUDAphát triển ứng dụng song song: Điện toán hóa học, sắp xếp, tìm kiếm, vật lý,y khoa… Năm 2007, NVIDIA sản xuất GPU NV30 Quá trình tính toán cần phải có giải thuật song song. Đề tài: “nghiên cứu các giải thuật song song trên hệ thống xử lý đồ họa GPU đa lõi”

  4. Giới thiệu đề tài • Mục tiêu của đề tài: • Tìm hiểu các giải thuật và cách thiết kế mẫu trong tính toán song song • Tìm hiểu cấu trúc GPUvà triển khai lập trình song song với CUDA • Phát biểu, phân tích, xây dựng và cài đặt bài toán so sánh trình tự bằng giải thuật song song trên thiết bị đồ họa GPU. Đánh giá kết quả • Ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu các giải thuật song song trên hệ thống xử lý đồ họa GPU làm cơ sở để giải quyết một số bài toán cần lượng tính toán lớn với dữ liệu khổng lồ

  5. NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1 Giới thiệu đề tài 2 Cơ sở lý thuyết song song 3 Giới thiệu GPU và CUDA Giải pháp cho bài toán so sánh trình tự 4 5 Kết luận và hướng phát triển

  6. Cơ sở lý thuyết song song • Định nghĩa xử lý song song: là quá trình xử lý gồm nhiều tiến trình được kích hoạt đồng thời và cùng tham giải quyết một bài toán. Nói chung, xử lý song song được thực hiện trên những hệ thống đa bộ xử lý • Phân biệt xử lý song song và xử lý tuần tự:Trong tính toán tuần tự với một bộ xử lý thì tại mỗi thời điểm chỉ được thực hiện một phép toán. Trong tính toán song song thì nhiều bộ xử lý cùng kết hợp với nhau để giải quyết cùng một bài toán cho nên giảm được thời gian xử lý vì mỗi thời điểm có thể thực hiện đồng thời nhiều phép toán

  7. Nguyên lý thiết kế giải thuật song song Phân chia dữ liệu cho các tác vụ Chỉ ra cách truy cập và chia sẻ dữ liệu Khi thiết kế giải thuật song song, cần phải thực hiện Phân các tác vụ cho các tiến trình (cho bộ xử lý) Các tiến trình được đồng bộ ra sao

  8. Nhận thức vấn đề, chương trình có thể song song hóa • Trước khi phát triển giải pháp song song cho một bài toán  hãy xác định đó là vấn đề mà trên thực tế có thể song song hóa được hay không ? • Ví dụ về vấn đề không song song hóa được: Tính n! trong đó n N* • Ví dụ về vấn đề có thể song song hóa được: tính tổng hai ma trận, nhân hai ma trận

  9. Một số mô hình lập trình song song • Lập trình bộ nhớ dùng chung • Lập trình truyền thông điệp • Mô hình song song dữ liệu

  10. Ví dụ thiết kế giải thuật song song cho bài toán tính tổng • Phát biểu bài toán: Tính tổng N số (n1, n2,…, nN) • Giải pháp tuần tự: dùng vòng for • Giải pháp song song: Giả sử có N/2 bộ xử lý Bước 1: tính (n1, n2), (n3, n4), …, (nN-1, nN) Bước tiếp theo: tính trên N/4 cặp dữ liệu… Qua logn bước sẽ tính toán xong

  11. NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1 Giới thiệu đề tài 2 Cơ sở lý thuyết song song 3 Giới thiệu GPU và CUDA Giải pháp cho bài toán so sánh trình tự 4 5 Kết luận và hướng phát triển

  12. Giới thiệu GPU • GPU (Graphic Proccessing Unit): bộ xử lý đồ họa • Việc chế tạo GPU với mục đích tăng tốc độ xử lý đồ họa, trong ngành trò chơi là chủ yếu • Năm 2007: GPU NV30 của NVIDIA ra đời, GPU tham gia công việc khác ngoài đồ họa: hỗ trợ tính toán dấu chấm động đơn, hỗ trợ tính toán lên cả ngàn lệnh • Vì thế đã nảy sinh ra ý tưởng dùng GPU để xử lý, tính toán song song

  13. So sánh GPU và CPU • CPU: bộ vi xử lý trung tâm dùng để tính toán và xử lý các chương trình, dữ kiện... và điều phối hoạt động các thiết bị khác. • GPU: bộ vi xử lý chuyên xử lý các dữ liệu về hình ảnh, đồ họa. Số phần tử toán học GPU nhiều hơn hẳn CPU, cho nên GPU có khả năng xử lý song song hiệu quả.

  14. Giới thiệu CUDA • CUDA: từ viết tắt của thuật ngữ Compute Unified Device Architecture, là kiến trúc thiết bị hợp nhất cho tính toán • CUDAxuất hiện từ 07/2007 đóng vai trò là bộ công cụ phát triển PM dựa trên ngôn ngữ C Kiến trúc bộ phần mềm CUDA

  15. Cơ chế hoạt động chương trình CUDA • Host: Là những tác vụ và cấu trúc phần cứng, phần mềm được xử lý từ CPU • Divice: Là những tác vụ và cấu trúc phân cứng, phần mềm được xử lý tại GPU Sơ đồ hoạt động truyền dữ liệu Host,Device • B1: Dữ liệu tính toán tại bộ nhớ của Host  truyền dữ liệu cần tính toán từ Host qua bộ nhớ Device • B2: Sau đó Device sẽ tính toán dữ liệu trả về bộ nhớ Host

  16. Ví dụ tính toán song song bằng CUDA • Mô tả: Nhân hai ma trận A[n][k] và B[k][m], kết quả trả về ma trận C[n][m]

  17. NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1 Giới thiệu đề tài 2 Cơ sở lý thuyết song song 3 Giới thiệu GPU và CUDA Giải pháp cho bài toán so sánh trình tự 4 5 Kết luận và hướng phát triển

  18. Một số định nghĩa so sánh trình tự • So sánh trình tự: là quá trình nghiên cứu sự giống nhau giữa các chuỗi trình tự và đo lường sự giống nhau giữa các trình tự. • Hệ thống kí tự = {A, C, G, T, λ} để biểu diễn ADN. Ký tự λ gọi là gap và được thay bằng ‘-‘ .

  19. Phát biểu bài toán so sánh trình tự • Mô tả bài toán:so sánh trình tự giữa hai chuỗi S1 và S2 tạo ra hai chuỗi S1’ và S2’ bằng cách thêm các ký tự gap “-“ vào S1 và S2, trong đó: |S1’|=|S2’| • Ví dụ: so sánh hai trình tự ACGCTG và CATGT • Tiêu chí đánh giá:Nếu hai thành phần trong chuỗi là giống nhau thì hàm đánh giá sẽ có kết quả +2, nếu hai thành phần trong chuỗi khác nhau thì hàm đánh giá tại vị trí này sẽ có kết quả -1 • Kết quả: hàm đánh giá là: 3*(2)+(-1)*5=1

  20. Xây dựng giải thuật bằng quy hoạch động • Xây dựng ma trận đánh giá trên công thức S(i, j) = max { S(i-1, j-1) + σ(S1[i], S2[ j]) , S(i-1, j) - r , S(i, j-1) - r }, với i > 0, j > 0. • Hàm đánh giá:

  21. Xây dựng giải thuật bằng pp song song • Nhận xét: Tại bước xây dựng ma trận đánh giá ta nhận thấy khi tính giá trị cho các phần tử nằm trên đường chéo phụ không phụ thuộc lẫn nhau, do đó có thể tính toán riêng rẽ từng phần tử trên từng luồng khác nhau • Với từng phần tử của đường chéo được tính bởi một luồng riêng. Như vậy đường chéo có n phần tử thì cần n luồng để tính giá trị cho đường chéo

  22. Kết quả • Kết quả chạy thực nghiệm bằng phương pháp quy hoạch động và song song trên CPU core i5 2.5GHz và GPU GeForce 310M của NVIDIA

  23. NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1 Giới thiệu đề tài 2 Cơ sở lý thuyết song song 3 Giới thiệu GPU và CUDA Giải pháp cho bài toán so sánh trình tự 4 5 Kết luận và hướng phát triển

  24. Hướng phát triển • Cần thử nghiệm trên các hệ thống thiết bị đồ họa GPU có năng lực tính toán mạnh hơn, áp dụng với dữ liệu lớn hơn để đánh giá độ so khớp tin cậy hơn. • Nghiên cứu cải tiến thêm giải thuật để chương trình chạy nhanh hơn, nhằm nâng cao hiệu suất và có thể tính toán với khối lượng đầu vào lớn. • Xây dựng giao diện đồ họa trực quan để dễ dàng tương tác với người dùng. Chuyển ứng dụng này lên trang web nhằm giúp mọi người trong lĩnh vực tin sinh học có công cụ hỗ trợ để nghiên cứu.

  25. Xin chân thành cám ơn !

More Related