1 / 73

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề 4: Vấn đề vô hiệu hóa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực trạng giải quyết hợp đồng vô hiệu.

Download Presentation

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Đề 4:Vấn đề vô hiệu hóa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực trạng giải quyết hợp đồng vô hiệu.

  2. Trong mục tiêu phát triển tổng quát chiến lược xuất khẩu của Việt Nam là phát triển xuất khẩu với tốc độ cao, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, tích cực phát triển các mặt hàng tiềm năng, mặt hàng mới theo hướng nâng cao hiệu quả đi đôi với chuyển dịch cơ cấu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm hàng có giá trị gia tăng cao, cùng với việc xuất khẩu vấn đề nhập khẩu các loại máy móc thiết bị để nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm là không thể thiếu. Để tạo thuận lợi trong công tác xuất nhập khẩu, mua bán hàng hóa quốc tế, thu hút đầu tư từ nước ngoài Chính phủ đã cải thiện môi trường pháp lý đã tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, mua bán hàng hóa quốc tế.

  3. Để đạt được mục tiêu phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác bên ngoài là xu thế tất yếu và mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều vấn đề phức tạp cũng phát sinh từ đây. Trên thương trường, bất kể hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp với đối tác bên ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng. Đây chính là ràng buộc pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh. Khá nhiều các tranh chấp kinh doanh ngày nay đều xuất phát từ những bất cập của hợp đồng. Nhiều công ty, tập đoàn lớn trên toàn thế giới đã tổ chức bộ phận pháp lý riêng để xem xét, đánh giá và tư vấn cho mình trước khi ký kết các hợp đồng.

  4. Nhiều chuyên gia kinh tế từng đặt câu hỏi: Đâu là yếu tố quan trọng nhất của một thương vụ làm ăn? Phần lớn câu trả lời nhận được là: tính chặt chẽ và hình thức của hợp đồng. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chúng ta hãy xem xét một khía cạnh nhỏ của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là “vấn đề vô hiệu hóa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực trạng quyết hợp đồng vô hiệu”

  5. Chương 1 :NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ1.1Khái niệm1.2Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế1.3Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế1.4Những nguyên tắc liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

  6. Chương 2 :THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÔ HIỆU HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ2.1Một số trường hợp vô hiệu hợp đồng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế2.2Thực trạng giải quyết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị tuyên bố vô hiệu2.3Xem xét bản án ví dụ

  7. Chương 1 :NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. Ðịnh nghĩa trên đây nêu rõ:

  8. Bản chất của hợp đồng này là sự thoả thuận của các bên ký kết (các bên đương sự), chủ thể của hợp đồng là bên bán (bên xuất khẩu) và bên mua (bên nhập khẩu), họ có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, bên bán giao một giá trị nhất định và để đổi lại, bên mua phải trả một đối giá cân xứng với giá trị đã được giao. Ðối tượng của hợp đồng này là tài sản do được đem ra mua bán tài sản này biến thành hàng hoá. Hàng hoá này có thể là hàng đặc tính và cũng có thể là hàng đồng loại. Khách thể của hợp đồng này là sự di chuyển quyền sở hữu hàng hoá (chuyển chủ hàng hoá). Ðây là sự khác biệt so với hợp đồng thuê mướn (vì hợp đồng thuê mướn không tạo ra sự chuyển chủ), so với hợp đồng tặng biếu (vì hợp đồng tặng biếu không có sự cân xứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi).

  9. Hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng. So với những hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có ba đặc điểm: Ðặc điểm 1, (Ðặc điểm quan trọng nhất) chủ thể của hợp đồng, người mua, người bán có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau. Ở đây cần lưu ý rằng quốc tịch không phải là yếu tố để phân biệt dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thỗ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế.

  10. Ðặc điểm 2, Ðồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên. Ðặc điểm 3, Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng. Văn bản hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng. Những văn bản này phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng và tự nguyện giữa các bên.

  11. Chủ thể hợp đồng là những đối tác cam kết thực hiện những nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi theo những điều kiện của hợp đồng. Hợp đồng có thể ký giữa: Pháp nhân với pháp nhân, Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

  12. 1.2 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng (bên bán và bên mua), được hình thành trong quá trình các bên thương lượng, thỏa thuận và đi đến ký kết hợp đồng. Nội dung hợp đồng phải hợp pháp, thể hiện ý chí của các bên. Việc đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, các quy định trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực hợp đồng. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được quy định rất khác nhau trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế. Có hệ thống pháp luật yêu cầu bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản, nhưng cũng có hệ thống pháp luật không có bất kỳ một yêu cầu nào về hình thức hợp đồng. Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được xác lập và chứng minh dưới mọi hình thức, kể cả bằng lời khai của nhân chứng. Bên cạnh đó, một điểm cần lưu ý là ngay cả trong khái niệm “văn bản” giữa các quốc gia cũng có cách quan niệm rộng hẹp khác nhau về những dạng vật chất nhất định chứa đựng thông tin nào được coi là “văn bản”. Vì vậy, các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng phải thận trọng trong việc tìm hiểu các quy định của luật có khả năng được áp dụng cho quan hệ hợp đồng, nhằm cố gắng tránh được tối đa các hậu quả pháp lý bất lợi và các thiệt hại có thể xảy ra.

  13. Xuất phát từ sự khác nhau về chế độ chính trị, trình độ kinh tế và thực tiễn thương mại giữa các nước mà quy định pháp luật của các nước trong lĩnh vực thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cũng khác nhau. Sự quy định khác nhau trong pháp luật của các nước trong lĩnh vực này là một trong những nguyên nhân gây ra xung đột pháp luật trong việc điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến vấn đề vô hiệu hợp đồng.

  14. Để hạn chế vấn đề này nhiều tổ chức quốc tế đã cho ra đời các văn bản mang tính hướng dẫn để các thương nhân tham khảo trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đồng thời nhiều quốc gia đã tham gia ký kết các điều ước quốc tế để điều chỉnh vấn đề này, như nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT (PICC) và Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà luật pháp đã quy định. Nội dung của hợp đồng bao gồm những điều khoản, mà theo Luật thương mại, buộc phải có. Ðó là:

  15. Điều kiện về tên hàng (bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học, …), địa phương sản xuất ra nó nếu nơi đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, qui cách chính của hàng đó, tên nhà sản xuất ra nó hình thức này áp dụng với những sản phẩm nổi tiếng của những hãng có uy tín, công dụng của hàng đó. Điều kiện về phẩm chất là điều khoản nói lên các mặt của hàng hóa như tính năng, tác dụng, công suất, hiệu suất của hàng hóa đó, có nhiều phương pháp để xác định phẩm chất hàng hóa như xác định phẩm chất dựa vào mẫu hàng, tiêu chuẩn, nhãn hiệu, tài liệu kỹ thuật, hàm lượng một chất nào đó trong sản phẩm, hàng mẩu xem trước.

  16. Điều kiện về số lượng; quy cách chất lượng; giá cả; phương thức thanh toán; Ðịa điểm và thời gian giao nhận hàng, thông báo giao hàng. Ngoài ra các bên có thể thoả thuận thêm những nội dung, những điều khoản cho hợp đồng như: bảo hành, phạt và bồi thường thiệt hại, bảo hiểm, khiếu nại, trọng tài, …. Hình thức của hợp đồng phải là văn bản. Ðó có thể là bản hợp đồng (hoặc bản thoả thuận ) có chữ ký của hai bên, cũng có thể là những thư từ, điện tín, điện chữ, thư điện tử bao gồm: chào hàng và chấp nhận chào hàng được hợp đồng đã giao kết hoặc, đặt hàng và xác nhận đặt hàng được hợp đồng đã giao kết.

  17. 1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Đây là vấn đề được các bên ký kết hợp đồng đặc biệt quan tâm. Bởi chỉ khi hợp đồng ký kết giữa các bên có hiệu lực thì quyền lợi và nghĩa vụ của các bên mới được bảo đảm và thực hiện theo hợp đồng mà các bên đã ký kết và nếu có tranh chấp xảy ra thì mới đảm bảo việc khiếu nại hay tố tụng trước Toà án hay Trọng tài. Để đảm bảo hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chúng ta cần phải lưu ý các vấn đề sau: Một là, Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận ý chí giữa các Bên, đó chính là sự thuận mua vừa bán. Người bán nhất trí giao hàng mà người mua muốn mua; người mua nhận hàng và trả tiền theo cam kết. Hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý nếu được ký kết không vi phạm các trường hợp pháp luật ngăn cấm như: có sự cưỡng bức, đe dọa; có sự lừa dối; có sự nhầm lẫn. Hai là, Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp. Chủ thể của hợp đồng là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau và có đủ tư cách pháp lý. Tư cách pháp lý của các thương nhân này được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó có trụ sở.

  18. Ba là, Người ký kết hợp đồng có đủ thẩm quyền ký kết theo pháp luật của nước mà thương nhân đó có trụ sở. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người ký kết là người đại diện cho thương nhân đó theo luật hoặc theo ủy quyền. Đại diện theo luật là đại diện do pháp luật quy định, là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền và người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch trong phạm vi đại diện. Ủy quyền phải được làm bằng văn bản và người ủy quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của người được ủy quyền trong phạm vi quy định của sự ủy quyền. (Điều 140-142 Bộ luật dân sự 2005)

  19. Bốn là, Đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp. Tức là hàng hoá theo hợp đồng phải là hàng hoá được phép mua bán theo qui định của pháp luật của nước bên mua và nước bên bán. Theo qui định của pháp luật Việt Nam, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành. (Điều 3,4 Nghị Định 12/2006/NĐ-CP). Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại; Danh mục hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành theo quy định của Việt Nam được quy định trong phụ lục số 01, 02 và 03 ban hành kèm theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006.

  20. Năm là, Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp. Nội dung của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng có thể được các bên thoả thuận quy định trong hợp đồng. Khi nguồn luật điều chỉnh hợp đồng không được quy định trong hợp đồng thì áp dụng theo quy tắc luật xung đột: "luật nước người bán", "luật nơi xảy ra tranh chấp", "luật nơi ký kết hợp đồng", "luật nơi thực hiện nghĩa vụ". Sáu là, Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp. Hình thức của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Trong thực tiễn thương mại quốc tế, phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đều được lập thành văn bản. Hình thức văn bản là cần thiết về phương diện chứng cứ trong giao dịch quốc tế. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 3, 27 Luật thương mại 2005).

  21. Theo Bộ luật Thương mại Việt Nam. Hợp đồng mua bán quốc tế có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý. Về phía Việt Nam chủ thể hợp đồng phải là doanh nghiệp đã có đăng ký kinh doanh (theo thủ tục thành lập doanh nghiệp) và đã đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục hải Quan tỉnh, thành phố. Doanh nghiệp không được phép xuất nhập khẩu những mặt hàng cấm xuất nhập khẩu. Ðối với mặt hàng được phép nhập khẩu, xuất khẩu có điều kiện, họ phải xin được hạn ngạch (trường hợp hàng thuộc nhà nước quản lý bằng hạn ngạch) hoặc được giấy phép (trường hợp hàng thuộc diện nhà nước quản lý bằng giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu).

  22. Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật, đối tượng hợp đồng phải là hàng hóa được phép xuất nhập khẩu theo các văn bản pháp luật hiện hành, không bị cấm kinh doanh.

  23. 1.4 Những nguyên tắc liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Chế định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xác định là một trong những nội dung trọng tâm của luật Thương mại (sửa đổi) số 36/2005/QH11 và nội dung những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại của luật thương mại Việt Nam. Nguyên tắc bình đẳng trước Pháp luật, Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại. Nguyên tắc tự do tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại, Các bên tự do thỏa thuận không trái với các qui định của Pháp luật, thuần phong mỹ tục đạo đức xã hội, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào.

  24. Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên đó mà bên đã biết hoặc phải biết nhưng không trái với qui định pháp luật. Nguyên tắc áp dụng tập quán, Trường hợp pháp luật không có qui định, các bên không có thỏa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không trái với qui định ghi trong luật này và trong bộ luật dân sự.

  25. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ trung thực cho người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ mà mình kinh doanh và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, chất lượng, tính hợp pháp hàng hóa và dịch vụ mà mình kinh doanh. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, trong hoạt động thương mại các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điểu kiện tiêu chuẩn kỹ thuật theo qui định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản

  26. Ngoài ra cũng có thể tham khảo đến các thông lệ nước ngoài, một trong số đó là những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (PICC). Nhằm mục đích thống nhất cách giải thích luật cũng như xung đột pháp luật quốc gia, tạo thuận lợi cho giao dịch hợp đồng thương mại quốc tế, năm 1994 Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật tư (International Institute for the Unification of Private Law - UNIDROIT) đã tổng hợp và ban hành các Nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế (UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts - PICC).

  27. Đây là tập hợp quan trọng các tập quán thương mại quốc tế về nguyên tắc thiết lập và thực hiện hợp đồng. PICC gồm 7 chương với 119 bao gồm các nguyên tắc chung, các nguyên tắc về thiết lập hợp đồng, hiệu lực hợp đồng, giải thích hợp đồng, nội dung hợp đồng, thực hiện hợp đồng và không thực hiện hợp đồng. Ngoài một số nguyên tắc giống với Công ước Viên về chào hàng, chấp nhận chào hàng... dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản khác của PICC:

  28. Nguyên tắc tự do thoả thuận, đây là nguyên tắc đầu tiên của PICC, Điều 1.1 khẳng định: các bên được tự do giao kết hợp đồng và thực hiện các nội dung của hợp đồng. Nguyên tắc này không chỉ được đề cao trong quan hệ hợp đồng thương mại mà còn được đề cao trong quan hệ hợp đồng nói chung. Do vậy trong các chế định về hợp đồng của các nước, trong mỗi điều khoản người ta đều thể hiện sự tôn trọng tự do thoả thuận của các bên.

  29. Nguyên tắc áp dụng tập quán, các bên phải tuân theo những tập quán mà họ đã thoả thuận và những thói quen mà họ đã thiết lập với nhau. Các bên cũng phải tuân theo tập quán được thừa nhận rộng rãi mà các bên đã áp dụng thường xuyên trong hoạt động thương mại quốc tế cụ thể liên quan ngoại trừ việc áp dụng tập quán đó là không hợp lý. Trong thực tiễn, khi các bên đã thiết lập những thói quen với nhau thì những điều kiện theo thói quen đó sẽ không được thoả thuận trong hợp đồng và chúng được coi là các bên đã ngụ ý (ngầm hiểu) với nhau như thế. Tương tự như vậy, những tập quán quốc tế mà các bên đã biết và áp dụng cũng sẽ ràng buộc các bên trong hợp đồng. Nguyên tắc này cho phép các bên trong hợp đồng không cần thoả thuận đầy đủ các điều kiện, đồng thời là cơ sở để giải thích những hợp đồng không đầy đủ các nội dung chủ yếu dựa trên ý định của các bên. Chính vì thế mà luật thương mại quốc tế thường không quy định cứng nhắc về các nội dung chủ yếu (bắt buộc) của hợp đồng mua bán.

  30. Nguyên tắc giải thích hợp đồng, Thứ nhất, một hợp đồng phải được giải thích theo cách hiểu, ý định thông thường của các bên. Trường hợp không thể xác định được ý định thông thường đó của các bên thì hợp đồng phải được giải thích theo cách hiểu của người bình thường có đủ năng lực hành vi dân sự khi người đó ở vào vị trí của các bên trong cùng hoàn cảnh thực tế.

  31. Thứ hai, tuyên bố hoặc hành động của các bên phải được giải thích theo ý định của bên đó nếu bên kia biết hoặc không thể không biết về ý định đó. Trường hợp này không áp dụng được thì sẽ áp dụng cách hiểu của người bình thường như trên.

  32. Thứ ba, khi các nguyên tắc trên không áp dụng được thì người ta sẽ căn cứ vào các điều kiện trong hoàn cảnh thực tế, có tính đến quá trình đàm phán, thói quen đã thiết lập giữa các bên, bản chất và mục đích giao kết hợp đồng... để giải thích hợp đồng và hành vi của các bên. Ngoài ra còn một số nguyên tắc giải thích khác, chẳng hạn phải giải thích các điều khoản theo xu hướng làm cho các điều khoản có hiệu lực hơn là làm cho chúng vô hiêu; các điều khoản được giải thích theo hướng có lợi cho một bên khi bên kia là người đưa ra các điều khoản đó..., Các nguyên tắc giải thích hợp đồng là rất quan trọng vì do nhiều yếu tố khách quan mà các điều khoản của hợp đồng có thể được các bên hiểu, thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Các nước luật tập tục thường dành quyền giải thích cho cơ quan tài phán, song ở các nước luật thực định thì thường được cụ thể bằng quy định thành văn nhưng nhìn chung, các nguyên tắc giải thích trên được vận dụng rất phổ biến.

  33. Nguyên tắc hợp tác, Mỗi bên phải hợp tác với bên kia khi bên kia mong đợi một cách hợp lý sự hợp tác đó để thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Nguyên tắc này là một suy diễn hợp lý từ thực tế và từ giả định rằng các bên thiện chí, trung thực thực hiện hợp đồng vì rằng việc một bên thực hiện nghĩa vụ là bên kia được hưởng quyền lợi. Bên được hưởng quyền lợi phải hợp tác giúp bên kia thực hiện nghĩa vụ của họ để thể hiện thiện chí của mình. Chẳng hạn bên mua phải tạo điều kiện cần thiết hợp lý để bên bán có thể giao hàng. Nguyên tắc này cũng được Incoterms đề cập như một nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

  34. Nguyên tắc trao đổi thông tin, Xuất phát từ yêu cầu các bên phải có thiện chí hợp tác ngay cả khi đã có sự vi phạm hợp đồng, các bên phải đảm bảo việc thông tin rõ ràng cho bên kia trong quá trình thực hiện hợp đồng về các vấn đề phát sinh. Chẳng hạn một bên khi phát hiện hàng hoá không phù hợp với hợp đồng hay gặp những khó khăn trong thực hiện nghĩa vụ của mình như trường hợp bất khả kháng hoặc ngay cả khi thông báo áp dụng chế tài như gia hạn, chấm dứt, huỷ hợp đồng... thì đều phải thông báo cho bên kia. Nếu không thực hiện việc thông báo một cách hợp lý cho bên kia, một bên có thể mất quyền lợi do việc không thông báo hợp lý đó.

  35. Nguyên tắc thực hiện hợp lý, Trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng, tính hợp lý luôn luôn được đề cao. Các bên phải hành động một cách hợp lý ngay từ khi giao kết hợp đồng, chẳng hạn phải chấp nhận chào hàng trong thời hạn hợp lý (nếu không có tuyên bố khác). Sau khi ký kết hợp đồng, nếu như hợp đồng không có quy định về thời hạn, địa điểm một bên phải thực hiện nghĩa vụ thì bên đó phải thực hiện tại địa điểm phù hợp, trong khoảng thời gian hợp lý... Tất nhiên ở đây tính hợp lý được xác định dựa trên những cơ sở thực tế phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và vào cả suy luận lôgíc của người bình thường (một sự thực hiện rõ ràng vô lý là không thể chấp nhận).

  36. Nguyên tắc này cũng được thể hiện trong các điều khoản cụ thể của Công ước Viên. Nó còn đặc biệt quan trọng trong hệ thống luật của các nước dành sự giải thích hợp đồng cho cơ quan tài phán. Đối với các nước luật thực định, điều quan trọng là thể hiện được các nguyên tắc “hợp lý” như trên trong các quy định cụ thể về hợp đồng thương mại, kể cả bằng cách chuyển hoá trực tiếp các quy tắc đó thành các quy phạm pháp luật.

  37. Nguyên tắc không bắt buộc về hình thức hợp đồng, Không một chi tiết nào của PICC yêu cầu một hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản hoặc phải được chứng minh có sự thỏa thuận bằng văn bản. Sự tồn tại của một hợp đồng có thể chứng minh bằng bất kỳ hình thức nào, kể cả bằng nhân chứng. Việc giao kết hợp đồng không yêu cầu các bên phải tuân theo bất kỳ hình thức nào, mặc dù chỉ đề cập đến các hình thức ký kết bằng văn bản, song nó cũng có thể áp dụng rộng rãi cho các giao kết bằng các hình thức khác. Nguyên tắc này cũng gián tiếp công nhận sự hình thành và chấm dứt hợp đồng bằng thỏa thuận.

  38. Nguyên tắc về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, Sau khi giao kết, hợp đồng sẽ có hiệu ràng buộc các bên trong hợp đồng. Hợp đồng chỉ có thể được thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng hoặc bằng sự thỏa thuận hoặc bằng những phương thức khác được đề cập đến trong PICC Tính chất ràng buộc của hợp đồng hiển nhiên là do sự thỏa thuận giao kết giữa các bên và sự thỏa thuận này phải không được ảnh hưởng bởi bất kỳ lý do vô hiệu nào.

  39. Nguyên tắc về những qui định bắt buộc, PICC không hạn chế việc áp dụng những quy phạm bắt buộc, có xuất xứ trong nước, quốc tế hoặc các tổ chức siêu quốc gia, nếu những qui định này được áp dụng trên cơ sở phù hợp với tư pháp quốc tế. PICC phải tuân theo các qui phạm mênh lệnh, dù là của từng nước của nhiều nước hay các tổ chức siêu quốc gia. Nói cách khác, các qui phạm mệnh lệnh, dù do nhà nước ban hành hoặc được ban hành nhằm thực hiện theo các công ước quốc tế, hoặc được các tổ chức liên Quốc gia thông qua, cũng không thể bị PICC sửa đổi hay cản trở áp dụng.

  40. Nguyên tắc sửa đổi và hủy bỏ hợp đồng, Các bên trong hợp đồng có thể hủy bỏ, hạn chế hay sửa đổi hiệu lực áp dụng của bất kỳ điều khoản nào trong PICC, nếu các điều khoản này không có qui định gì khác. PICC chủ yếu là tính không bắt buộc. Tùy từng trường hợp cụ thể các bên có thể loại bỏ việc áp dụng toàn bộ hay từng phần, hoặc sửa đổi nội dung bổ sung sao cho PICC trở nên thích hợp với những tình huống đặc biệt của từng loại giao dịch liên quan. Việc hủy bỏ hoặc sửa đổi bổ sung PICC của các bên có thể được nêu rõ hoặc ngầm hiểu. Việc mặc nhiên hủy bỏ hoặc sửa đổi bổ sung xảy ra khi các bên hoàn toàn đồng ý với nhau về các điều khoản hợp đồng trái với qui định trong PICC.

  41. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÔ HIỆU HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 2.1 Một số trường hợp vô hiệu hợp đồng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Vô hiệu hợp đồng nếu nhầm lẫn chính đáng, một bên trong hợp đồng chỉ có thể áp dụng vô hiệu hợp đồng do nhầm lẫn, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng sự nhầm lẫn quan trọng đến mức một người thường trong cùng trường hợp như trên sẽ chỉ giao kết hợp đồng với những điều khoản khác hoặc sẽ không khi nào giao kết hợp đồng đó nếu biết được sự thực và phía bên kia cũng mắc cùng một nhầm lẫn như vậy, hoặc gây ra nhầm lẫn, biết hay không thể không biết về sự nhầm lẫn và việc đối tác tiếp tục nhầm lẫn trái với những tiêu chuẩn thương mại thông thường; hoặc vào thời điểm nhầm lẫn phía bên kia của hợp đồng đã không hành động trong sự tin tưỡng vào hợp đồng.

  42. Vô hiệu hợp đồng nếu lừa dối, một bên trong hợp đồng được phép vô hiệu hợp đồng, nếu bên đó giao kết hợp đồng do bị phía bên kia lừa dối về sự việc, kể cả trong ngôn ngữ hoặc hành vi, hoặc do bên kia (bên lừa dối) không cung cấp thông tin về các yếu tố, mà theo những tiêu chuẩn thông thường về công bằng và hợp lý trong thương mại. Sự khác biệt giữa lừa dối và nhầm lẫn là ở tính chất và mục đích của việc trình bày gian lận của một bên, hoặc việc bên này không tiết lộ sự thật, bên bị lừa dối có quyền hủy hợp đồng do hành vi diễn đạt “không đúng sự thật” hay không tiết lộ sự việc của bên kia. Một hành vị được coi là lừa dối nếu như nó dẫn đến việc làm bên kia hiểu không đúng sự việc, và giúp bên lừa dối được lợi trên sự thiệt hại của bên bị lừa dối. Một đặc tính nữa của lừa dối là nếu chúng ta chứng minh được một bên đã lừa dối bên kia, thì chúng ta không cần chứng minh những điều kiện tiếp khác.

  43. Vô hiệu hợp đồng nếu đe dọa, một bên trong hợp đồng được phép vô hiệu hợp đồng, nếu bên đó giao kết hợp đồng là do bên kia đe dọa không chính đáng, trong trường hợp nghiêm trọng và tức thời đến nỗi họ không còn cách nào khác hơn là buộc phải giao kết hợp đồng. Cụ thể, sự đe dọa là không chính đáng khi hành vi hoặc bất tắc vi với một bên trong hợp đồng bị đe dọa là bất hợp pháp, hoặc khi mục đích sử dụng nó là bất hợp pháp nhằm đạt được giao kết hợp đồng.

  44. Vô hiệu hợp đồng nếu bất bình đẳng, một bên trong hợp đồng được phép vô hiệu hợp đồng hoặc một điều khoản của nó nếu, vào thời điểm ký kết hợp đồng, hợp đồng hoặc điều khoản đó đã làm cho bên kia được hưởng lợi thế do sự bất bình đẳng một cách không chính đáng. Nói cụ thể, các yếu tố để xem xét sự bất bình đẳng này là: việc một bên lợi dụng sự lệ thuộc, hoàn cảnh khó khăn kinh tế và nhu cầu cấp bách của bên kia, hoặc lợi dụng sự thiếu suy nghĩ, bất cẩn, thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu kỹ năng thương lượng hợp đồng của bên đó; và tích chất mục đích của hợp đồng.

  45. Vô hiệu hợp đồng do bên thứ ba, khi việc lừa dối, đe dọa, lợi dụng sự bất bình đẳng hoặc nhầm lẫn của một bên do lỗi bên thứ ba, mà bên này phải chịu trách nhiệm về hành vi của bên thứ ba, và bên thứ ba biết hoặc phải biết về điều này, hợp đồng cũng có thể bị vô hiệu giống như khi hành vi hoặc nhận thức là do bên này gây ra. Khi việc lừa dối, đe dọa, lợi dụng sự bất bình đẳng hoặc nhầm lẫn của một bên là do lỗi của bên thứ ba, mà bên này không chịu trách nhiệm về hành vi của bên thứ ba, hợp đồng cũng có thể bị vô hiệu nếu bên này biết hoặc phải biết về sự lừa dối, đe dọa, hoặc được lợi lớn, hoặc bên này không hành động dựa trên sự tin tưởng vào hợp đồng trước thời điểm vô hiệu hợp đồng.

  46. 2.2 Thực trạng giải quyết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị tuyên bố vô hiệu: Hợp đồng là thoả thuận giữa các bên làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ nhằm đạt được lợi ích hợp pháp mà họ mong muốn. Khi giao kết, các bên phải tôn trọng một số điều kiện. Thực tế cho thấy, nhiều hợp đồng đã không tôn trọng một trong những điều kiện này và bị tuyên bố vô hiệu. Theo pháp luật của Việt Nam cũng như của nhiều nước, hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nhưng trong một số trường hợp, việc hoàn trả bằng hiện vật không thể thực hiện được vì nhiều lý do như tài sản đã được tiêu thụ, bị mất, bị bán lại cho người khác.

  47. Theo pháp luật của Anh, Êcốt và Ailen, khi không thể hoàn trả được bằng hiện vật, quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng không còn nữa. Tuy nhiên theo pháp luật của các nước Châu Âu lục địa, trong những trường hợp như vậy, hợp đồng vẫn có thể bị tuyên bố vô hiệu và việc hoàn trả được thanh toán bằng giá trị tương đương. Giải pháp này cũng được thừa nhận trong một số Bộ quy tắc về hợp đồng. Ví dụ, theo Điều 4:115 của Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, “nếu việc hoàn trả bằng hiện vật không thể thực hiện được thì hoàn trả bằng một khoản tiền hợp lý”. Tương tự, theo Điều 3.17 Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của Unidroit, “những gì không thể hoàn trả được bằng vật chất thì phải được hoàn lại bằng giá trị”. Khi không thể hoàn trả bằng hiện vật, việc hoàn trả bằng giá trị cũng được thừa nhận ở Việt Nam. Theo Điều 39, khoản 2, điểm a, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (đã hết hiệu lực pháp lý), “trong trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền” và, theo Điều 137, khoản 2, BLDS (2005), “nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền”.

  48. Như vậy, cũng như pháp luật của nhiều nước, theo pháp luật Việt Nam, khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và “nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền”. Bộ luật dân sự và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định như vậy nhưng lại không nêu rõ khi nào “không hoàn trả được bằng hiện vật” và “hoàn trả bằng tiền” được hiểu là bao nhiêu. Do văn bản pháp luật không quy định rõ hai khái niệm này nên, trong thực tế, Tòa án Việt Nam đã giải quyết theo hướng buộc các bên thực hiện hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu khi tài sản được giao phù hợp với nội dung của hợp đồng: ở đây tài sản đã được giao, khoản tiền đã nhận không phải hoàn trả lại và khoản tiền chưa thanh toán theo hợp đồng phải tiếp tục được thanh toán. Việc giải quyết vụ tranh chấp hợp đồng mua bán lắp đặt dây chuyền chế biến thực phẩm sau đây cho thấy điều vừa nêu.

  49. Ngày 04/09/1997, Công ty thực phẩm A (chủ thể Việt Nam) và Công ty B (chủ thể Pháp) cùng nhau ký kết hợp mua bán hàng hóa quốc tế. Theo hợp đồng, Công ty B nhận chế tạo hệ thống chế biến thực phẩm cho Công ty A; tổng giá trị hợp đồng là 948.000.000 đồng. Hai bên đã ký biên bản nghiệm thu bàn giao công trình; Công ty A đã thanh toán 821.376.000 đồng và hiện còn nợ Công ty B 126.600.000 đồng. Các bên có tranh chấp và Tòa án tại Việt Nam đã tuyên hợp đồng vô hiệu. Theo Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam, “tại thời điểm ký hợp đồng mua bán hàng hóa, cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng và đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp, Công ty A vẫn chưa có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng. Do đó, việc Tòa án cấp phúc thẩm kết luận hợp đồng vô hiệu toàn bộ là phù hợp với quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế” (Quyết định 04/2004 nêu trên). Về việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu toàn phần, chúng tôi không đi vào bình luận. Ngược lại, chúng tôi sẽ phân tích, bình luận việc giải quyết hậu quả của hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu.

  50. Sau khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu toàn phần, Tòa phúc thẩm “buộc Công ty cơ khí B phải hoàn trả số tiền đã nhận là 821.376.000 đồng cho Công ty A và buộc Công ty A phải hoàn trả hệ thống dây chuyền chế biến thực phẩm, cho Công ty B”. Như vậy, Tòa phúc thẩm đã áp dụng nguyên tắc chung của việc giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu: các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì mình đã nhận trong quá trình thực hiện hợp đồng. Giải pháp này không được Tòa án tối cao chấp nhận. Theo Tòa án tối cao, việc giải quyết của Tòa phúc thẩm “là không đúng với hướng dẫn tại điểm b.1 mục 1 phần II Nghị quyết số 04/2003/NQ- HĐTP ngày 27/05/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vì dây chuyền chế biến thực phẩm này đã được Công ty B chế tạo, lắp đặt từ năm 1997; và đã được nghiệm thu hai bên đều khẳng định: “Đánh giá chất lượng sản phẩm: chất lượng chế biến đạt yêu cầu xuất khẩu, vụ chế biến 1998 -1999 chế biến được 100 tấn sản phẩm và đã được bán…”. Như vậy, dây chuyền đã được Công ty A đưa vào khai thác, sử dụng và chế biến được để xuất bán; do đó, không thể coi dây chuyền đã lắp đặt tại Công ty A chưa được đưa vào khai thác, sử dụng, được bảo quản nguyên vẹn như Bản án kinh tế phúc thẩm số 03/2003/KTPT ngày 01/08/2003 đã nhận định.

More Related