1 / 23

Tổng quan về Basel II ~Rủi ro Hoạt động~

Tổng quan về Basel II ~Rủi ro Hoạt động~. Tsuzuri Sakamaki Chuyên gia Tư vấn JICA cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tháng 6/2010. RỦI RO HOẠT ĐỘNG.

thad
Download Presentation

Tổng quan về Basel II ~Rủi ro Hoạt động~

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Tổng quan về Basel II ~Rủi ro Hoạt động~ Tsuzuri Sakamaki Chuyên gia Tư vấn JICA cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tháng 6/2010

  2. RỦI RO HOẠT ĐỘNG • “Rủi ro hoạt động” được định nghĩa là rủi ro gây ra tổn thất do (1) các quy trình, hệ thống, nhân viên trong nội bộ ngân hàng vận hành không tốt hoặc không đầy đủ , hoặc do (2) các nguyên nhân khách quan bên ngoài. • Định nghĩa này bao gồm rủi ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín. • Yêu cầu về vốn tối thiểu có thể được định nghĩa bằng cách sử dụng ba cách tiếp cận, hai trong số đó có các yêu cầu định lượng và định tính cụ thể của riêng mình.

  3. Ba cách tiếp cận

  4. Cách tiếp cận chỉ số cơ bản (BIA) • Phương pháp đơn giản nhất này cho rằng lượng rủi ro hoạt động tỷ lệ với quy mô của các hoạt động ngân hàng, được ước tính thông qua tổng thu nhập của chúng. • Tổng thu nhập = thu nhập thuần từ tiền lãi cộng với thu nhập thuần không phải từ tiền lãi, là thu nhập trước khi trích lập dự phòng và chi phí hoạt động, và không bao gồm các khoản lỗ/lãi thu được từ kinh doanh chứng khoán trong sổ sách ngân hàng và các khoản thu nhập bất thường

  5. Yêu cầu vốn tối thiểu BIA • Yêu cầu vốn tối thiểu là tổng thu nhập dương bình quân trong ba năm gần nhất nhân với 15%. • Không có các yêu cầu cụ thể nào đối với các ngân hàng để được phép sử dụng BIA.

  6. Cách tiếp cận chuẩn hóa (SA) • Cách tiếp cận này tương tự như BIA, ngoại trừ việc các hoạt động của ngân hàng được chia thành tám lĩnh vực kinh doanh và từng lĩnh vực có yêu cầu vốn tối thiểu của riêng nó như là môt chức năng của tổng thu nhập cụ thể. • Ngoài ra, tổng thu nhập bình quân của ba năm gần nhất phải được tính toán.

  7. Cách tiếp cận chuẩn hóa (2) • Nhưng theo cách tiếp cận này, tổng thu nhập âm của một lĩnh vực kinh doanh có thể bù trừ với yêu cầu vốn tối thiểu của lĩnh vực kinh doanh khác (miễn là toàn bộ yêu cầu vốn tối thiểu trong năm là dương).

  8. Công thức tính mức vốn tối thiểu • Công thức là: • Yêu cầu vốn= • Với Gli,jtổng thu nhập của lĩnh vực kinh doanh i trong năm j và βi là yêu cầu vốn tối thiểu cho lĩnh vực kinh doanh i • Giá trị Beta phù hợp cho các lĩnh vực kinh doanh khác nhau có thể được tìm thấy trong bảng sau

  9. Tám lĩnh vực kinh doanh SA và Beta

  10. Yêu cầu hoạt động SA • Để được phép sử dụng Cách tiếp cận chuẩn hóa (SA), các ngân hàng phải thực hiện một loạt các yêu cầu hoạt động : • Ban giám đốc và nhà quản lý cấp cao phải tích cực tham gia vào công tác thanh tra giám sát khung rủi ro hoạt động.

  11. Yêu cầu hoạt động SA (2) • Các ngân hàng phải có đủ nguồn lực tham gia vào Quản lý rủi ro hoạt động (ORM) ở mỗi lĩnh vực kinh doanh và ở bộ phận kiểm toán. • Phải có một chức năng ORM độc lập, với trách nhiệm rõ ràng để theo dõi và giám sát các rủi ro hoạt động.

  12. Yêu cầu hoạt động SA (3) • Cần phải có một báo cáo thường xuyên về mức độ rủi ro hoạt động và thua lỗ lớn. • Các hệ thống ORM của ngân hàng cần chịu sự rà soát thường xuyên của các kiểm toán viên bên ngoài và/hoặc các giám sát viên.

  13. Cách tiếp cận đo lường tiên tiến(AMA) • Như với các mô hình VAR đối với rủi ro thị trường và các hệ thống xếp hạng nội bộ, các nhà quản lý cung cấp cho các ngân hàng cơ hội với AMA để phát triển các mô hình nội bộ để tự đánh giá mức độ rủi ro hoạt động. • Không có mô hình AMA cụ thể được đề xuất bởi các nhà quản lý.

  14. Yêu cầu định lượng AMA • Bên cạnh các yêu cầu định tính, tương tự như các yêu cầu của Cách tiếp cận chuẩn hóa (SA) đã được đề cập ở trên, các mô hình này phải tuân theo một số các yêu cầu định lượng: • Mô hình phải nắm bắt được các thua lỗ do rủi ro hoạt động trong vòng một năm với khoảng tin cậy 99,9% (tổn thất dự kiến về nguyên tắc không được khấu trừ).

  15. Yêu cầu định lượng AMA (2) • Mô hình phải đủ nhỏ để nắm bắt các biến cố đuôi, tức là các biến cố với khả năng xuất hiện rất thấp. • Mô hình có thể sử dụng hỗn hợp số liệu nội bộ (tối thiểu năm năm) và số liệu bên ngoài và việc phân tích bối cảnh. • Ngân hàng phải có các thủ tục chặt chẽ để thu thập số liệu mang tính lịch sử về tổn thất hoạt động, lưu trữ chúng và phân bổ chúng đến các lĩnh vực kinh doanh thích hợp.

  16. Giảm thiểu rủi ro hoạt động • Liên quan đến giảm thiểu rủi ro, các ngân hàng có thể kết hợp các tác động của bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro hoạt động đến 20% của yêu cầu vốn tối thiểu rủi ro hoạt động.

  17. Rủi ro hoạt động: Sự đổi mới • Rủi ro hoạt động là một sự đổi mới, vì theo Basel I thì không có mức vốn nào được yêu cầu để bảo hiểm cho loại hình rủi ro này, và đây là một vấn đề gây tranh cãi. • Đối với rủi ro thị trường, có rất nhiều số liệu mang tính lịch sử có sẵn để cung cấp và kiểm tra mô hình, đối với rủi ro tín dụng, số liệu đã được tích lũy; và đối với rủi ro hoạt động thì có rất ít ngân hàng có cơ sở dữ liệu nội bộ đầy đủ thể hiện các biến cố thua lỗ hoạt động.

  18. Rủi ro hoạt động: Định tính • Rủi ro hoạt động là loại hình rủi ro mang tính “định tính” nhiều hơn vì nó gắn liền với các thủ tục và các hệ thống kiểm soát và phụ thuộc đáng kể vào các ý kiến của chuyên gia.

  19. Tổng thu nhập: ước lượng tốt? • Nhiều người trong ngành cho rằng vốn rủi ro hoạt động không thể được nắm bắt thông qua các yêu cầu định lượng – và đặc biệt BIA và SA với yêu cầu một tỷ lệ phần trăm tổng thu nhập cố định làm vốn rủi ro hoạt động được xem như là các ước lượng rất kém về mức vốn cần thiết.

  20. AMA cần các Chuyên gia • Xét từ quan điểm khái niệm thì AMA là một cách tiếp cận thú vị, nhưng do phần lớn các tham số của mô hình (tần suất và mức độ nghiêm trọng của các thua lỗ, sự tương quan giữa các loại hình thua lỗ) không thể được suy ra từ số liệu mang tính lịch sử mà cần được dự đoán bởi các chuyên gia nên rất khó có thể lạc quan vì chúng ta làm việc với mức tin cậy đến 99.9%.

  21. Các yêu cầu của nhà quản lý: Bước đi cần thiết • Nhưng có lẽ các yêu cầu của nhà quản lý là một bước đi cần thiết để bắt buộc các ngân hàng phải xem xét kỹ hơn các rủi ro hoạt động đi kèm với các hoạt động kinh doanh của họ.

  22. Kết luận • Chúng ta phải công nhận rằng, thậm chí nếu như lượng vốn cuối cùng là đề tài mở để thảo luận thì nhiều ngân hàng đã đạt được sự hiểu biết sâu hơn về bản chất và tầm quan trọng của những rủi ro như vậy, và khi họ kéo theo toàn bộ tổ chức (và không chỉ các chuyên gia rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng) thì đó là một cơ hội để lan truyền “ý thức rủi ro” cho toàn bộ các nhóm tài chính.

  23. Báo cáo thu nhập

More Related