1 / 24

MỤC TIÊU VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH RÀ SOÁT TRỌNG TÂM 2012

MỤC TIÊU VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH RÀ SOÁT TRỌNG TÂM 2012. Người trình bày: Tiến sỹ Ngô Hải Phan Cục trưởng, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Tháng 3 năm 2012. NỘI DUNG TRÌNH BÀY. Thực trạng và giải pháp Mục tiêu và yêu cầu rà soát Nét mới trong rà soát trọng tâm năm 2012

rafiki
Download Presentation

MỤC TIÊU VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH RÀ SOÁT TRỌNG TÂM 2012

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. MỤC TIÊU VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH RÀ SOÁT TRỌNG TÂM 2012 Người trình bày: Tiến sỹ Ngô Hải Phan Cục trưởng, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Tháng 3 năm 2012

  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY • Thựctrạngvàgiảipháp • Mụctiêuvàyêucầuràsoát • Nétmớitrongràsoáttrọngtâmnăm 2012 • Cáchthứctriểnkhaikếhoạchràsoáttrọngtâmnăm 2012 • Sảnphẩm • Nhiệmvụcủacácbênthamgiaràsoát

  3. Thực trạng và giải pháp • Qua 10 năm thực hiện công tác cải cách TTHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 mà trọng tâm là giai đoạn thực hiện Đề án 30 (2007 – 2010), Việt Nam đã có những cải cách quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực thuế, hải quan. • Thực tiễn từ triển khai Đề án 30 cho thấy: • Một số TTHC còn nhiều khâu, nhiều loại giấy tờ không hợp lý, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, lạm dụng đã được rà soát để loại bỏ hoặc sửa đổi; • Nhiều TTHC mới được ban hành theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản, thuận lợi, hướng tới xây dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, vừa tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội; • Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã có bước trưởng thành cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức, phẩm chất cũng như tinh thần phục vụ.

  4. Thực trạng và giải pháp • Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại: • Trong một số lĩnh vực, thủ tục hành chính vẫn còn bất cập, chồng chéo, không hợp lý, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; • Vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức giải quyết công việc chậm trễ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, tiêu cực; • Kỷ cương, kỷ luật hành chính và việc xử lý cán bộ còn hạn chế; • Mô hình cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong một số lĩnh vực còn lúng túng, hình thức, chưa thực sự hợp lý; • Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong một số trường hợp thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ; • Chất lượng ban hành VBQPPL chưa cao, vẫn còn một số quy định chưa sát thực tế, chưa cụ thể; • Việc hiện đại hóa, ứng dụng CNTT vào giải quyết TTHC còn hạn chế.

  5. Thực trạng và giải pháp Vì những tồn tại nêu trên, người dân và doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính vẫn phải đi lại nhiều lần, tốn nhiều thời gian, chi phí, làm chậm hoặc mất cơ hội đầu tư, kinh doanh, làm giảm khả năng cạnh tranh.

  6. Thực trạng và giải pháp • Giải pháp • Xây dựng bộ công cụ kiểm soát quy định về TTHC từ khâu dự thảo đến khâu thực thi: Hướng dẫn sơ đồ hóa quy trình thực hiện; Biểu mẫu đánh giá tác động; Biểu mẫu rà soát; Biểu mẫu tính toán chi phí tuân thủ; • Giai đoạn xây dựng VBQPPL: + Biểu mẫu đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ giúp cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo giải trình trước nhân dân về sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp và hiệu quả của quy định về TTHC dự kiến ban hành; định hướng quy định TTHC theo phương án tối ưu; nâng cao chất lượng dự án, dự thảo văn bản quy định TTHC. + Lấy ý kiến cơ quan kiểm soát TTHC

  7. Thực trạng và giải pháp • Giải pháp Đây là bước tiến trong quá trình xây dựng văn bản QPPL, nhằm khắc phục những nhược điểm cố hữu trong xây dựng văn bản QPPL hiện nay, đó là tính cục bộ, tính bảo thủ chỉ muốn đặt ra những quy định nhiêu khê, rườm rà, phi lý phục vụ hoàn toàn ý chí của nhà quản lý mà không tính tới quyền và lợi ích của đối tượng tuân thủ. Trên thế giới, việc đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ các quy định, thủ tục hành chính tại nhiều nước là công việc bắt buộc trong quá trình xây dựng văn bản QPPL và họ coi đây là biện pháp cơ bản bảo đảm chất lượng và sức sống thực tế của văn bản QPPL được ban hành.

  8. Thực trạng và giải pháp • Giải pháp • Giai đoạn thực thi VBQPPL: phương pháp sơ đồ hóa quy trình thực hiện, Biểu mẫu rà soát và tính toán chi phí tuân thủ giúp cơ quan, đơn vị thực hiện thủ tục hành chính rà soát quy định, thủ tục hành chính nhằm loại bỏ những khâu trung gian, không cần thiết; sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ quy định, thủ tục hành chính không cần thiết, không phù hợp, không đúng thẩm quyền; • Tổng kết việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC để có giải pháp phù hợp; • Nghiên cứu toàn diện các mặt và sớm ban hành đồng bộ, cụ thể các chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật, hồ sơ, quy trình, thủ tục, thời hạn giải quyết TTHC trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tạo khuôn khổ pháp lý công khai, minh bạch để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện;

  9. Thực trạng và giải pháp • Giải pháp • Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời các vi phạm; • Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; • Tăng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bao gồm cả hạ tầng CNTT và đào tạo nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân

  10. Mục tiêu rà soát - Cắt giảm và nâng cao chất lượng TTHC trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là TTHC liên quan tới người dân, doanh nghiệp. Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác do Thủ tướng quyết định theo yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011

  11. Mục tiêu rà soát Trong giai đoạn 2011 – 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững. Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011

  12. Mục tiêu rà soát Năm 2012 Rà soát 24 nhóm TTHC, quy định có liên quan theo Kế hoạch rà soát kèm theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2012 để kịp thời phát hiện sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ quy định, thủ tục hành chính không cần thiết, không phù hợp, không đáp ứng được các nguyên tắc về quy định và thực hiện TTHC bảo đảm đơn giản hóa TTHC và các quy định có liên quan tương ứng với cắt giảm ít nhất 30% chi phí tuân thủ TTHC.

  13. Yêu cầu rà soát • Cắt giảm mạnh các TTHC hiện hành, đặc biệt các thủ tục mang tính chất hành chính hóa các quan hệ dân sự, kinh tế; • Huy động sự đóng góp trí tuệ của đông đảo các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia trong và ngoài khu vực công; • Áp dụng nguyên tắc công khai, minh bạch, tham vấn người dân, doanh nghiệp và khai thác tối đa các nguồn lực hợp pháp cho việc rà soát quy định, thủ tục hành chính; • Sản phẩm rà soát quy định, TTHC phải cụ thể, thiết thực và đáp ứng được mục tiêu đề ra.

  14. Nét mới trong rà soát trọng tâm năm 2012 Tiếp cận tổng thể • Xác định vấn đề, các TTHC liên quan • Sơ đồ hóa quy trình thực hiện • Sử dụng Biểu mẫu để rà soát từng TTHC • Xem xét tính lô-gic của quy trình trong chuỗi quy trình • Tổng hợp kết quả rà soát và đề xuất PA ĐGH đối với nhóm TTHC • Sơ đồ hóa quy trình mới theo hướng đề xuất và lợi ích mang lại PA ĐGH • Điều chỉnh cách thức giải quyết công việc theo hướng hiệu quả hơn • Loại bỏ các TTHC/các bộ phận của TTHC do trùng lắp, không cần thiết, không phù hợp

  15. Cách thức triển khai kế hoạch rà soát trọng tâm 2012 • Tổ chức tập huấn và cung cấp tài liệu • Lập kế hoạch triển khai và phân công thực hiện: • Giao từng đơn vị khối lượng công việc và thời hạn hoàn thành • Lập danh mục TTHC, nêu rõ số hồ sơ, lĩnh vực • Trình lãnh đạo ban hành kế hoạch triển khai

  16. Cách thức triển khai kế hoạch rà soát trọng tâm 2012 • Tổ chức rà soát: • Huy động các nguồn lực tham gia rà soát • Kết hợp công tác truyền thông để nâng cao hiệu quả triển khai • Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc • Thu thập báo cáo kết quả rà soát, Biểu mẫu rà soát và kiểm tra chất lượng • Tổng hợp, nghiên cứu và phân tích kết quả rà soát: tổ chức các hoạt động tham vấn lấy ý kiến các bên liên quan; khảo sát thực tế • Xây dựng báo cáo kết quả rà soát trình lãnh đạo ký

  17. Cách thức triển khai kế hoạch rà soát trọng tâm 2012 • Gửi Chính phủ báo cáo kết quả rà soát trước ngày 31 tháng 8 năm 2012 • Tổ chức thực thi PA ĐGH: • Theo dõi, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực thi • Báo cáo tiến độ thực thi

  18. Sản phẩm • Báo cáo kết quả rà soát của Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh trình Chính phủ kèm theo PA ĐGH, sáng kiến cải cách TTHC và quy định có liên quan đã được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt • Nghị quyết của Chính phủ phê duyệt PA ĐGH các TTHC trọng tâm năm 2012

  19. Nhiệm vụ của các bên tham gia rà soát • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và 06 địa phương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An): triển khai thực hiện kế hoạch kèm theo Quyết định 263/QĐ-TTg ngày 5 tháng 3 năm 2012 Chi tiết xem file đính kèm: Nhiem vu cua cac Bo_dia phuong.doc

  20. Nhiệm vụ của các bên tham gia rà soát • Cục Kiểm soát TTHC: • Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình triển khai • Trả lại và yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát lại nếu kết quả rà soát không đạt mục tiêu hoặc rà soát hình thức • Báo cáo Thủ tướng khen thưởng cá nhân, tổ chức thực hiện tốt và phê bình các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thực hiện nghiêm túc kế hoạch này

  21. Nhiệm vụ của các bên tham gia rà soát • Cục Kiểm soát TTHC (tiếp): • Chủ trì, phối hợp với HĐTV, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét kết quả rà soát TTHC của Bộ, cơ quan ngang Bộ và 06 địa phương; • Lựa chọn rà soát độc lập một số nhóm TTHC theo kế hoạch hoặc bổ sung một số nhóm ngoài quy định tại kế hoạch này nếu cần thiết;

  22. Nhiệm vụ của các bên tham gia rà soát • Cục Kiểm soát TTHC (tiếp): • Tổng hợp, xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ phê duyệt PA ĐGH TTHC trọng tâm năm 2012 để báo cáo CP; • Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sau khi PA ĐGH, sáng kiến cải cách TTHC và quy định có liên quan được Chính phủ thông qua

  23. Nhiệm vụ của các bên tham gia rà soát • Hội đồng tư vấn cải cách TTHC: • Chủ động lên kế hoạch triển khai rà soát trọng tâm và thông báo cho Cục Kiểm soát TTHC về kế hoạch triển khai; • Phối hợp chặt chẽ với Cục Kiểm soát TTHC trong quá trình triển khai rà soát; • Gửi Cục Kiểm soát TTHC báo cáo kết quả rà soát trước ngày 31 tháng 8 năm 2012

  24. Trân trọng cảm ơn! www.thutuchanhchinh.vn

More Related