40 likes | 86 Views
Thu1ea7n chu00fa Bu1ea5t u0110u1ed9ng Minh Vu01b0u01a1ng lu00e0 mu1ed9t trong nhu1eefng thu1ea7n chu00fa phu1ed5 biu1ebfn trong cu00e1c tru01b0u1eddng phu00e1i Phu1eadt giu00e1o Mu1eadt Tu00f4ng. Ngu00e0i thu01b0u1eddng xuu1ea5t hiu1ec7n gu1ea7n vu1ecb tru00ed trung tu00e2m trong cu00e1c tu00e1c phu1ea9m Mandala cu1ee7a Tu00e2y Tu1ea1ng. Mu1ed9t vu1ecb thu1ea7n bu1ea3o hu1ed9 cu1ee7a Phu1eadt giu00e1o, ngu01b0u1eddi xua u0111uu1ed5i ma quu1ef7 vu00e0 tiu00eau tru1eeb mu1ecdi tru1edf ngu1ea1i.
E N D
Thần chú Bất Động Minh Vương – Namo Samanto Vajra Nai Ham phatbanmenhbinhan.blogspot.com/2020/08/than-chu-bat-ong-minh-vuong-namo.html Thần chú Bất Động Minh Vương là một trong những thần chú phổ biến trong các trường phái Phật giáo Mật Tông. Ngài thường xuất hiện gần vị trí trung tâm trong các tác phẩm Mandala của Tây Tạng. Một vị thần bảo hộ của Phật giáo, người xua đuổi ma quỷ và tiêu trừ mọi trở ngại. 1/4
Bất Động Minh Vương Bồ Tát Bất Động Minh Vương Là Ai? Bất Động Minh Vương (tiếng Phạn: Acala-vidyārāja hoặc Acalanatha) là một vị thần có hình dạng hung tợn và liên quan đến Đại Nhật Như Lai (Vairocana Tathagata). Tên gọi khác của Ngài là Bất Động Kim Cang Minh Vương, Bất Động Tôn, Vô Động Tôn, Vô Động Tôn Bồ Tát, mật hiệu là Thường Trụ Kim Cang. Ngài thường được miêu tả như một sứ giả, nhưng nhiệm vụ chính của Ngài trong Đại Nhật Kinh (Mahāvairocana Sutra) là một người tiêu trừ những trở ngại khiến một người không nhận ra bản chất tốt lành tiềm ẩn bên trong. Acala có nghĩa là “bất động”. Vidya có nghĩa là hiểu biết, nhưng cũng là một từ đồng nghĩa với thần chú và thường được sử dụng để chỉ phép thuật, một cái gì đó giống như kiến thức bí truyền. Rāja có nghĩa là “vua”. Bất Động Minh Vương một trong 5 Bất Đại Minh Vương (Vidyārājas) của Mật Tông. Trong Phật giáo Tây Tạng, A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya) cũng có nghĩa là “bất động”, người chủ trì các gia tộc của các vị thần như Bất Động Minh Vương. Các nguồn khác đề cập đến Bất Động Minh Vương như là một “hiện thân” của Đức Phật A Súc Bệ (Đức Phật Bất Động), cho thấy sự tương đồng giữa 2 nhân vật này.Bất Động Kim Cang Minh Vương rất được tôn kính trong Phật giáo Kim Cương Thừa, đặc biệt là trong trường phái Tangmi, nơi Bất Động Minh Vương được gọi là Fudo Myoo. Ở Nhật Bản, Ngài được tôn kính trong Phật giáo Chân ngôn (Shingon), Nhật liên (Nichiren), Thiên thai (Tendai), Thiền và Shugendo. Ngài cũng được tôn sùng trong băng đảng khét tiếng nhất Nhật 2/4
Bản, Yakuza, những người thường xăm nét biểu cảm và thái độ hung dữ của Ngài trên người. Ngài là một người bảo vệ giáo pháp và là một vị vua khôn ngoan. Một số trường phái Phật giáo thường xuyên thực hành tụng niệm thần chú Bất Động Minh Vương để thanh lọc tâm trí. Biểu Tượng : Ngài Bất Động Minh Vương thường được miêu tả bao quanh bởi ngọn lửa, vẻ mặt hung tợn, thân người được sơn màu xanh đen, da cam hoặc đỏ tươi ngay cả trong các bức tượng bằng đá. Điều này tượng trưng cho việc đốt cháy ham muốn và sân hận để thanh lọc tâm trí.Ngài có 2 cái răng nanh, tay trái cầm sợi dây dùng để bắt quỷ thần và tay phải cầm thanh gươm Kurikara. Nó cũng được sử dụng để cắt đứt sự thiếu hiểu biết, tham ái và hận thù. Ngoài ra, Ngài còn có 2 người phục vụ là Seitaka Doji và Kongara Doji.Hình tướng mạnh mẽ và hung tợn của Ngài Bất Động Minh Vương có thể khiến yêu ma, quỷ quái khiếp sợ, thiêu đốt hết thảy các thứ phiền não và chướng ngại trong tu tập. Lợi Ích Khi Niệm Thần chú Bất Động Minh Vương : Thần chú Bất Động Minh Vương là một thần chú cực kỳ mạnh mẽ trong việc loại bỏ cảm xúc tiêu cực, cắt đứt mọi trở ngại khiến một người không thể nhận ra con đường giác ngộ. Thần chú cũng là một phương tiện hữu ích thường được thực hành bởi những người không thể làm chủ được bản thân. Namo Samanto Vajra Nai Ham hoặc Namah Samantavajranam Canda Maharosana Sphotaya Hum Trat Ham Mam Đây là một thần chú thể hiện sự tức giận bao gồm những từ phải được hiểu dưới góc nhìn Phật giáo Mật Tông. Ví dụ: Caṇḍa có nghĩa là “bạo lực”, mahāroṣaṇa có nghĩa là “cơn thịnh nộ lớn”, và sphoṭaya có nghĩa là “tiêu diệt”. Sự “hung tợn” của Bất Động Minh Vương thể hiện ý chí mãnh liệt trong việc biến đổi tâm thông qua các thực hành bí truyền. Năng lượng của cơn giận dữ hướng về Phật tánh và phá vỡ mọi trở ngại ngăn cản, xuyên qua tấm màn vô minh để nhìn thấy rõ bản chất thật của vạn pháp. Đây không phải là “sự giận dữ” thông thường của con người, mà là “sự giận dữ” phát sinh từ lòng bi mẫn lớn lao của Bất Động Minh Vương vì đau khổ của chúng sinh. 8 Vị Phật Bản Mệnh Cho 12 Con Giáp Có Nên Đeo Phật Bản Mệnh Và Đeo Phật Bản Mệnh Có Tác Dụng Gì 6 Lưu Ý Khi Đeo Phật Bản Mệnh Để Được May Mắn, Bình An 3/4