1 / 104

Bài 5

Bài 5. Chi phí sản xuất. Nội dung. Đo chi phí: các loại chi phí Chi phí ngắn hạn Chi phí dài hạn Các đường chi phí ngắn hạn và dài hạn. Nội dung. Sản xuất với 2 đầu ra: tính kinh tế của phạm vi Động thái thay đổi chi phí: đường học tập Ước tính và dự báo chi phí. Giới thiệu.

Download Presentation

Bài 5

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Bài 5 Chi phí sản xuất

  2. Nội dung • Đo chi phí: các loại chi phí • Chi phí ngắn hạn • Chi phí dài hạn • Các đường chi phí ngắn hạn và dài hạn Bài 5

  3. Nội dung • Sản xuất với 2 đầu ra: tính kinh tế của phạm vi • Động thái thay đổi chi phí: đường học tập • Ước tính và dự báo chi phí Bài 5

  4. Giới thiệu • Công nghệ sản xuất đo lường mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra • Công nghệ sản xuất, cùng với giá các đầu vào, quyết định chi phí sản xuất của hãng • Với trình độ công nghệ sản xuất nhất định, các nhà quản lý phải lựa chọn sản xuất bao nhiêu Bài 5

  5. Giới thiệu • Lựa chọn tối ưu, tối thiểu hoá chi phí, lượng chi phí có thể quyết định • Chi phí của hãng phụ thuộc vào tỷ lệ sản lượng và chúng ta sẽ thấy các chi phí này thay đổi như thế nào theo thời gian • Các đặc trưng của công nghệ sản xuất của hãng có thể tác động đến chi phí trong dài hạn và trong ngắn hạn Bài 5

  6. Đo lường chi phí:chi phí nào quan trọng? • Đối với hãng tối thiểu chi phí, chúng ta phải làm rõ thế nào là chi phí và làm thế nào để đo lường chúng • Nếu hãng phải thuê thiết bị hoặc nhà cửa, tiền thuê chính là chi phí • Cái gì xảy ra nếu hãng sở hữu riêng các thiết bị và nhà cửa của mình? • Làm thế nào để tính toán chi phí ở đây? Bài 5

  7. Đo lường chi phí:chi phí nào quan trọng? • Các nhà kế toán có cách nhìn chi phí của hãng trong quá khứ, trong khi các nhà kinh tế lại nhìn về tương lai của hãng • Chi phí kế toán • Các khoản chi thực tế cộng với khấu hao vốn • Chi phí kinh tế • Chi phí mà hãng sử dụng các nguồn lực kinh tế trong sản xuất bao gồm chi phí cơ hội Bài 5

  8. Đo lường chi phí:chi phí nào quan trọng? • Chi phí kinh tế tách biệt giữa chi phí mà hãng có thể kiểm soát và những cái mà nó không thể • Quan điểm về chi phí cơ hội có vai trò rất quan trọng • Chi phí cơ hội • Là chi phí liên quan tới các cơ hội bị bỏ qua do nguồn lực của hãng không được sử dụng vào việc đem lại nhiều giá trị nhất Bài 5

  9. Chi phí cơ hội • Ví dụ • Một hãng sở hữu khu nhà và không trả tiền thuê văn phòng làm việc • Có phải chi phí thuê văn phòng bằng 0? • Khu nhà có thể đưa cho thuê • Tiền cho thuê nhà bị bỏ qua là chi phí cơ hội của việc sử dụng khu nhà để sản xuất và có thể đưa vào chi phí kinh tế của hoạt động kinh doanh Bài 5

  10. Chi phí cơ hội • Một người khởi đầu công việc kinh doanh của mình phải tính chi phí cơ hội của thời gian • Có thể làm việc nơi khác với mức lương cạnh tranh • Nhà kế toán và nhà kinh tế thường đánh giá khấu hao khác nhau Bài 5

  11. Đo lường chi phí:chi phí nào quan trọng? • Cho dù chi phí cơ hội bị ẩn và phải được tính vào khi đưa ra các quyết định kinh tế, ngược lại chi phí chìm thì dễ thấy nhưng nhưng không được tính vào • Chi phí chìm • Các khoản chi phí đã thực hiện và không thể thu hồi được • Không nên để nó ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế tương lai của hãng Bài 5

  12. Chi phí chìm • Hãng mua các loại thiết bị chúng không thể chuyển cho việc dùng khác được • Chi tiêu cho thiết bị là chi phí chìm • Không có khả năng sử dụng khác do vậy chi phí không thể thu hồi được – chi phí cơ hội bằng 0 • Quyết định mua thiết bị đã có thể tốt hay xấu, nhưng bây giờ không phải là vấn đề nữa Bài 5

  13. Triển vọng chi phí chìm • Ví dụ • Một hãng xem xét việc di chuyển trụ sở làm việc • Hãng trả $500.000 cho việc đấu thầu để mua khu nhà • Chi phí của khu nhà là $5 triệu, như vậy tổng chi phí là $5,5 triệu • Hãng tìm thấy một nhà khác với giá $5,25 triệu • Hãng nên mua khu nhà nào? Bài 5

  14. Triển vọng chi phí chìm • Ví dụ (tiếp) • Nên mua ngôi nhà thứ nhất • $500,000 là chi phí chìm do vậy không nên bận tâm khi ra quyết định mua • Cái cần quan tâm là: • Chi thêm 5,250,000 hay • Chi thêm 5,000,000 Bài 5

  15. Đo lường chi phí:chi phí nào quan trọng? • Một số loại chi phí thay đổi cùng với sản lượng, trong khi một số khác không thay đổi theo sản lượng • Tổng chi phí được chia thành: • Chi phí cố định • Không thay đổi khi sản lượng thay đổi • Chi phí biến đổi • Thay đổi khi sản lượng thay đổi Bài 5

  16. Chi phí cố định và biến đổi • Tổng sản lượng là hàm số của đầu vào biến đổi và cố định • Do vậy, tổng chi phí sản xuất bằng chi phí cố định (chi phí của đầu vào cố định) cộng với chi phí biến đổi (chi phí của đầu vào biến đổi) Bài 5

  17. Chi phí cố định và biến đổi • Chi phí nào là chi phí biến đổi, chi phí nào là chi phí cố định phụ thuộc vào khoảng thời gian • Trong ngắn hạn - phần lớn các chi phí là cố định • Trong dài hạn - nhiều chi phí trở nên biến đổi • Để xác định hãy xem xét sự thay đổi sản xuất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chi phí, có thể ảnh hưởng là cố định hoặc thay đổi Bài 5

  18. Chi phí cố định và chi phí chìm • Chi phí cố định và chi phí chìm thường bị nhầm lẫn • Chi phí cố định • Là chi phí không phụ thuộc vào mức sản lượng • Chi phí chìm • Là chi phí khi đã thực hiện thì không thể thu hồi lại được Bài 5

  19. Đo lường chi phí:chi phí nào quan trọng? • Máy tính cá nhân • Phần lớn chi phí là chi phí biến đổi • Thành phần lớn nhất: lao động • Phần mềm • Phần lớn chi phí là chi phí chìm • Chi phí ban đầu để phát triển phần mềm Bài 5

  20. Chi phí cận biên và chi phí bình quân • Để kết thúc thảo luận về chi phí, cần phải phân biệt: • Chi phí bình quân • Chi phí cận biên • Sau khi các định nghĩa về chi phí đã hoàn thất, cần phải phân tích chi phí ngắn hạn và dài hạn Bài 5

  21. Đo lường chi phí • Chi phí cận biên (MC): • Là chi phí để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm • Chi phí cố định không ảnh hưởng đến chi phí cận biên do đó có thể viết: Bài 5

  22. Đo lường chi phí • Tổng chi phí bình quân (ATC) • Là chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm • Bằng chi phí cố định bình quân (AFC) cộng chi phí biến đổi bình quân (AVC) Bài 5

  23. Đo lường chi phí • Tất cả các loại chi phí liên quan đến sản xuất đến đây đã được thảo luận • Bây giờ sẽ thảo luận chúng khác nhau như thế nào trong ngắn hạn và trong dài hạn • Các chi phí có thể cố định trong ngắn hạn có thể không cố định trong dài hạn • Nhìn chung, trong dài hạn phần lớn chứ chưa hẵn là tất cả các chi phí đều biến đổi Bài 5

  24. Chi phí ngắn hạn của hãng Bài 5

  25. Các nhân tố quyết định chi phí ngắn hạn • Tỷ lệ tăng của chi phí phụ thuộc vào bản chất của quá trình sản xuất • Phụ thuộc vào mức độ lợi tức giảm dần theo các đầu vào biến đổi tác động vào quá trình sản xuất • Lợi tức giảm dần theo lao động • Khi sản phẩm cận biên của lao động giảm Bài 5

  26. Các nhân tố quyết định chi phí ngắn hạn • Nếu sản phẩm cận biên của lao động giảm đáng kể khi có nhiều lao động được thuê • Chi phí sản xuất tăng nhanh • Chi tiêu ngày càng nhiều hơn để tăng sản lượng • Nếu sản phẩm cận biên của lao động giảm nhẹ khi tăng lao động • Chi phí sẽ không tăng nhanh khi sản lượng tăng Bài 5

  27. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí ngắn hạn – ví dụ • Giả định tiền công ký hiệu (w) là cố định so với số lượng lao động được thuê • Chi phí biến đổi bằng chi phí thêm một lao động nhân với số lượng lao động thêm: wL Bài 5

  28. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí ngắn hạn – ví dụ • Nhớ lại • Sắp xếp lại Bài 5

  29. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí ngắn hạn – ví dụ • Như vậy: • …sản phẩm cận biên thấp (MPL) dẫn đến chi phí cận biên cao (MC) và ngược lại Bài 5

  30. Các nhân tố quyết định chi phí ngắn hạn • Nhận xét từ bảng số liệu: • MC lúc đầu giảm với hiệu suất tăng • từ 0 đến 4 đơn vị sản phẩm • MC tăng với hiệu suất giảm • từ 5 đến 11 đơn vị sản phẩm Bài 5

  31. Các đường chi phí • Các số liệu minh hoạ các chi phí thay đổi như thế nào khi sản lượng thay đổi • Các đường chi phí được vẽ từ các thông tin trong bảng số liệu trên Bài 5

  32. TC Chi phí ($/năm) 400 VC 300 200 100 FC 50 Sản lượng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Các đường chi phí của hãng Bài 5

  33. MC ATC AVC AFC Các đường chi phí Bài 5

  34. Các đường chi phí • Khi MC nhỏ hơn AVC, AVC giảm dần • Khi MC lớn hơn AVC, AVC tăng • Khi MC nhỏ hơn ATC, ATC giảm • Khi MC lớn hơn ATC, ATC tăng • Do vậy, MC cắt AVC và ATC tại các điểm cực tiểu Bài 5

  35. Đường nối từ gốc toạ độ tới đường chi phí biến đổi: độ dốc của nó bằng AVC độ dốc của điểm trên đường VC hoặc TC là MC Do vậy, MC = AVC tại 7 đơn vị sản lượng (điểm A) TC P 400 VC 300 200 A 100 FC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Output Các đường chi phí của hãng Bài 5

  36. Chi phí trong dài hạn • Trong dài hạn một hãng có thể thay đổi tất cả các đầu vào của nó • Để lựa chọn chi phí tối thiểu, phải xem xét chi phí sử dụng vốn và lao động trong quyết định sản xuất Bài 5

  37. Chi phí trong dài hạn • Vốn có thể thuê hoặc mua • Chúng ta giả sử vốn được hãng thuê cho dù nó được mua • Công ty Delta xem xét việc mua máy bay với giá $150 triệu • Máy bay sử dụng trong 30 năm • $5 triệu một năm - khấu hao kinh tế của máy bay Bài 5

  38. Chi phí trong dài hạn • Delta cần phải so sánh doanh thu và chi phí hàng năm • Nếu hãng không mua máy bay, nó sẽ thu được tiền lãi của $150 triệu • Bỏ qua lãi suất là chi phí cơ hội mà hãng phải xem xét Bài 5

  39. Chi phí vốn • Người sử dụng chi phí vốn cần tính toán • Chi phí hàng năm của việc sở hữu và sử dụng máy bay thay vì bán nó hoặc không bao giờ mua nó • Tổng khấu hao kinh tế và lãi suất đáng lẽ có được nếu đầu tư vào việc khác Bài 5

  40. Chi phí trong dài hạn • sử dụng chi phí vốn = khấu hao kinh tế + (lãi suất)*(giá trị vốn) • = $5 tr + (.10)($150 tr – khấu hao) • năm 1 = $5 tr + (.10)($150 tr) = $20 million • năm 10 = $5 tr +(.10)($100 tr) = $15 million Bài 5

  41. Chi phí trong dài hạn • Người sử dụng chi phí có thể mô tả như: • tỷ suất trên 1 đồng vốn, r • r = tỷ suất khấu hao + lãi suất • Ví dụ, tỷ suất khấu hao là 3.33% và lãi suất là 10% do đó: • r = 3,33% + 10% = 13,33% Bài 5

  42. Lựa chọn chi phí đầu vào tối thiểu • Làm thế nào có thể lựa chọn các đầu vào để sản xuất một lượng sản phẩm với chi phí thấp nhất? • Giả định • Hai đầu vào: lao động (L) và vốn (K) • Giá của lao động: tiền công (w) • Giá của vốn • r = tỷ suất khấu hao +lãi suất • Hoặc tiền thuê nếu không mua • Bằng với thị trường cạnh tranh Bài 5

  43. Chi phí trong dài hạn • Đường đồng phí • Đường biểu diễn mọi kết hợp của lao động và vốn mà có thể mua với cùng một chi phí • Tổng chi phí sản xuất bằng tổng chi phí lao động (wL) và chi phí vốn (rK): C = wL + rK Bài 5

  44. Chi phí trong dài hạn • Viết lại: • K = C/r - (w/r)L • Độ dốc đường đồng phí: • -(w/r) là tỷ số giữa giá lao động và giá của vốn • Nó cho biết tỷ lệ tại đó vốn có thể thay thế lao động với chi phí không đổi. Bài 5

  45. Lựa chọn chi phí • Chúng ta sẽ tối thiểu hoá chi phí với một lượng đầu ra đã cho bằng cách kết hợp đường đồng phí và đường đồng lượng • Chúng ta chọn sản lượng sẽ sản xuất và quyết định làm thế nào để tối thiểu chi phí • Đường đồng lượng ta muốn sản xuất • Đường đồng phí là kết hợp của K và L của chi phí Bài 5

  46. K /n K2 A K1 Q1 K3 C0 C1 C2 L/n L3 L2 L1 Sản xuất với sản lượng nhất định tại chi phí tối thiểu Q1 là đường đồng lượng với sản lượng Q1. Có 3 đường đồng phí, 2 đường có thể chọn để sản xuất Q1 C2 có thể sản xuất Q1 vớiK2,L2 hoặcK3,L3. Tuy nhiên đều cao hơnK1,L1. Bài 5

  47. Thay thế đầu vào khi giá đầu vào thay đổi • Nếu giá lao động thay đổi, khi đó độ dốc đường đồng phí sẽ thay đổi, -(w/r) • Bây giờ cần lao động mới và vốn để sản xuất cùng một lượng sản phẩm như cũ • Nếu giá của lao động tăng so với giá của vốn, thì vốn được thay thế cho lao động Bài 5

  48. B K2 A K1 Q1 C2 C1 L1 L2 Thay thế đầu vào khi giá đầu vào thay đổi K L Bài 5

  49. Chi phí trong dài hạn • Đường đồng phí liên quan thế nào với quá trình sản xuất? Bài 5

  50. Chi phí trong dài hạn • Kết hợp chi phí tối thiểu có thể viết: • Chi phí tổi thiểu đạt được khi mỗi đồng đầu vào bổ sung thêm cho quá trình sản xuất sẽ đem lại một mức sản lượng tương đương như nhau. Bài 5

More Related