1 / 95

Phần 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Phần 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HTTT CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HTTT QUẢN LÝ CHƯƠNG 4: CÀI ĐẶT VÀ KHAI THÁC HTTT QUẢN LÝ. Chương 3 THIẾT KẾ HTTT QUẢN LÝ. Thiết kế HTTT quản lý:

minda
Download Presentation

Phần 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Phần 2XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HTTTCHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HTTT QUẢN LÝCHƯƠNG 4: CÀI ĐẶT VÀ KHAI THÁC HTTT QUẢN LÝ Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  2. Chương 3THIẾT KẾ HTTT QUẢN LÝ Thiết kế HTTT quản lý: - Sau khi có Báo cáo kết quả phân tích HTTT – kết quả của giai đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng HTTT quản lý của một tổ chức - Được sự phê duyệt của các cấp lãnh đạo có thẩm quyền Nội dung Chương 3: nghiên cứu quy trình và các nguyên tắc thiết kế HTTT quản lý. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  3. Chương 3THIẾT KẾ HTTT QUẢN LÝ Các nội dung chính: I. Quy trình thiết kế HTTT quản lý II. Mô hình hóa thực thể III. Thiết kế các tệp dữ liệu từ sơ đồ Quan hệ - Thực thể IV. Chuẩn hóa dữ liệu V. Thiết kế phần mềm hoặc lựa chọn phần mềm trên thị trường VI. Thiết kế giao diện người - máy Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  4. I. QUY TRÌNH THIẾT KẾ HTTT QUẢN LÝ Mô hình hóa thực thể Các tài liệu đã thu được trong quá trình phân tích HTTT Thiết kế HTTT QL Thiết kế phần mềm Sơ đồ BFD Thiết kế giao diện người - máy Sơ đồ DFD Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  5. II. MÔ HÌNH HÓA THỰC THỂ Là cách thứ hai tiếp cận HTTT với các tên gọi: Mô hình hóa thực thể, Mô hình hóa dữ liệu hoặc Phân tích dữ liệu logic. Phương pháp luận: các kỹ thuật phân tích dữ liệu và các kỹ thuật phân tích quá trình. Sơ đồ BFD Sơ đồ DFD Mô tả chức năng của HT MH thực thể MH dữ liệu Mô tả cấu trúc, nội dung dữ liệu HTTT quản lý Mô tả các xử lý trên dữ liệu Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  6. II. MÔ HÌNH HÓA THỰC THỂ Phân tích dữ liệu là phương pháp xác định: - các đơn vị thông tin cơ sở, gọi là thực thể (Entity) - mối quan hệ giữa chúng. Phân tích dữ liệu logic là: - xem xét chính các thực thể và cơ chế vận hành của chúng, - tìm phương pháp tốt nhất để mọi thành phần dữ liệu sẽ được lưu trữ một lần trong toàn bộ HTTT - tạo điều kiện truy cập thuận lợi nhất cho mọi người có nhu cầu Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  7. II. MÔ HÌNH HÓA THỰC THỂ Các dòng thông tin trong tổ chức Phòng Hành chính Tổng hợp Phòng Tổ chức Cán bộ Phòng Kế toán Tài chính Phòng Kế hoạch Phòng Đầu tư - XDCB Phòng Kinh doanh – Tiếp thị Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  8. II. MÔ HÌNH HÓA THỰC THỂ Mô hình CSDL trong tổ chức Phòng Hành chính – Tổng hợp Phòng Tổ chức Cán bộ Phòng Kế toán - Tài chính Cơ sở dữ liệu Phòng Kế hoạch Phòng Đầu tư - XDCB Phòng Kinh doanh – Tiếp thị Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  9. II. MÔ HÌNH HÓA THỰC THỂ Mô hình thực thể hay Mô hình dữ liệu logic (hay Sơ đồ tiêu chuẩn) được xây dựng bằng bốn kiểu khối tương ứng với bốn khái niệm logic chính: - Thực thể (Entity) - Cá thể (Instance) - Thuộc tính (Attribute) - Quan hệ (Relation) Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  10. 1. Mô hình thực thể a/ Thực thể - lớp các đối tượng có cùng đặc tính chung mà người ta muốn quản lý thông tin về nó. Ví dụ: thực thể “NHÂN VIÊN” dùng để chỉ những người nhân viên làm việc trong tổ chức, họ có các đặc tính chung cần quản lý: - mã nhân viên, - tên gọi, - ngày sinh, - công việc chuyên môn… Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  11. 1. Mô hình thực thể Trong thực tế có rất nhiều loại thực thể khác nhau: - Thực thể xác thực: mô tả cho các đối tượng hữu hình - Thực thể chức năng: mô tả cho mục đích, chức năng, hoặc nhiệm vụ của con người, thiết bị trong hệ thống hoặc tổ chức - Thực thể sự kiện: mô tả cho sự kiện hoặc biến cố - Thực thể quan hệ: mô tả quan hệ giữa các đối tượng. Đây là một quan hệ có thêm dữ liệu riêng tạo thành thực thể. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  12. 1. Mô hình thực thể b/ Cá thể: là một đối tượng cụ thể trong thực thể. Ví dụ: Nguyễn Văn A là một cá thể của thực thể Sinh viên; Tivi Sony là một cá thể của thực thể Hàng hóa… c/ Thuộc tính: là các đặc trưng riêng của tất cả các đối tượng trong thực thể. Ví dụ: thực thể Sinh viên có các thuộc tính là Mã sinh viên, Họ và tên sinh viên, Ngày sinh, Địa chỉ, Trường, Khoa, Khóa học, Lớp học… Thực thể Hàng hóa có các thuộc tính là Mã hàng hóa, Tên hàng hóa, Đơn vị tính, Đơn giá… Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  13. 1. Mô hình thực thể Các loại thuộc tính phổ biến: - Thuộc tính định danh (hay còn gọi là khóa): là một hay tổ hợp của một số thuộc tính mà giá trị của nó được xác định một cách duy nhất đối với mỗi cá thể của một thực thể. - Thuộc tính mô tả: để làm rõ tính chất và cung cấp thông tin về các cá thể của thực thể. Giá trị của các thuộc tính này có thể trùng nhau với các cá thể khác nhau. Các thuộc tính mô tả chỉ được xuất hiện trong một và chỉ một bảng của CSDL mà thôi. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  14. 1. Mô hình thực thể Các loại thuộc tính phổ biến: - Thuộc tính quan hệ: giá trị của nó cho phép xác định mối quan hệ giữa cá thể của thực thể này với cá thể của thực thể kia. Nó giống với thuộc tính mô tả thông thường trong bản thân thực thể chứa nó nhưng ở trong một thực thể khác thì nó là một thuộc tính định danh. - Thuộc tính lặp: có thể nhận nhiều hơn một giá trị. - Thuộc tính thứ sinh: giá trị của nó có thể tính toán hoặc suy luận từ các thuộc tính khác. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  15. Thực thể Khách hàng Thực thể Hóa đơn Mã khách hàng Họ và tên Địa chỉ Số tài khoản Mã số thuế Số hóa đơn Mã khách hàng Mã hàng hóa Số lượng Thành tiền Tổng tiền Bằng chữ Ph.thức th.toán Thuộc tính định danh Thuộc tính lặp Thuộc tính quan hệ Th.tính thứ sinh Thực thể Hàng hóa Mã hàng hóa Tên hàng hóa Đơn vị tính Đơn giá Thuộc tính mô tả 1. Mô hình thực thể Các dạng thuộc tính Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  16. NHÂN VIÊN #... Th.tính lặp Thực thể Thuộc tính Th.tính định danh 1. Mô hình thực thể Các ký pháp dùng để biểu diễn thực thể trên sơ đồ … Th.tính quan hệ Họ và tên Địa chỉ NR Ví dụ về thực thể “Nhân viên” Kỹ năng #Mã nhân viên Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  17. EMPLOYEE Emp_Name Emp_Address Emp_Skill #EmpID Dep_Name, Dep_Age, Dep_Relation 1. Mô hình thực thể Cùng với khái niệm thuộc tính lặp còn có nhóm lập lại: là nhóm gồm nhiều thuộc tính lặp (liên quan nhau về ý nghĩa) của một thực thể. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  18. 2. Mối quan hệ giữa các thực thể - Trong thực tế, các thực thể không tồn tại độc lập mà có quan hệ mật thiết với nhau. - Quan hệ ở đây là mối liên kết giữa một hoặc nhiều thực thể để chỉ ra sự liên quan về nội dung và ý nghĩa giữa các cá thể trong các thực thể. Ví dụ: mối quan hệ giữa khách hàng và một hóa đơn, mối quan hệ giữa một sản phẩm và một nhà cung cấp sản phẩm. Quan hệ “Mỗi Sinh viên học nhiều Môn học”… Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  19. A, B: Hai thực thể R : Quan hệ giữa A&B X,Y: Kiểu q.hệ giữa A&B B A R X2,Y2 X1,Y1 Biểu diễn mối quan hệ giữa hai thực thể 2. Mối quan hệ giữa các thực thể Biểu diễn mối quan hệ trên mô hình thực thể: - hình thoi bên trong ghi tên quan hệ, - các đoạn thẳng nối từ hình thoi với các hình chữ nhật ghi tên các thực thể. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  20. 2. Mối quan hệ giữa các thực thể Mối quan hệ tự nhiên giữa các thực thể tồn tại ở nhiều dạng: ♦ Mối quan hệ giữa hai thực thể A và B có thể được mô tả bằng một thuộc tính quan hệ ở một thực thể, thuộc tính này là thuộc tính định danh ở thực thể kia. Ví dụ: Quan hệ “Mỗi sinh viên thuộc một lớp học”: + Thực thể “Sinh viên” có các thuộc tính: #Mã Sinh viên, Họ và tên, …, Mã Lớp học + Thực thể “Lớp học” có các thuộc tính: #Mã Lớp học, Khóa học, Ngành, Khoa… Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  21. Môn học Sinh viên THI 1 N N 1 Mã SV Mã MH Lần thi Điểm Thực thể quan hệ “Thi” 2. Mối quan hệ giữa các thực thể ♦ Mối quan hệ giữa hai thực thể có những thuộc tính riêng, tạo thành một thực thể quan hệ . Ví dụ: “Mỗi sinh viên sau mỗi lần thi một môn học sẽ có một điểm xác định cho lần thi đó”. Có 2 thực thể “Sinh viên” và “Môn học” quan hệ “Thi” liên kết 2 thực thể này. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  22. a/ Các kiểu quan hệ Có ba kiểu quan hệ chính được sử dụng dưới các dạng đơn giản nhất của Mô hình thực thể: - Quan hệ Một – Một - Quan hệ Một – Nhiều - Quan hệ Nhiều – Nhiều Ba kiểu này liên quan tới mỗi cá thể của một thực thể không liên kết hoặc có liên kết với một hoặc nhiều cá thể của chính nó hoặc của các thực thể khác. Đầu tiên - xét trường hợp mối quan hệ giữa hai thực thể A và B Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  23. A, B: Hai thực thể R : Quan hệ 1-1 giữa A&B X, Y có thể có giá trị 0 hoặc 1 B A R X,1 Y,1 thể hiện sự liên kết mỗi cá thể của A với mỗi cá thể củaB thể hiện sự liên kết mỗi cá thể của B với mỗi cá thể của A Biểu diễn mối quan hệ 1-1 giữa hai thực thể A&B a/ Các kiểu quan hệ ♦ Quan hệ Một – Một: Người ta nói thực thể A có quan hệ 1-1 với thực thể B nếu mỗi cá thể của thực thể A hoặc là không liên kết hoặc là liên kết với chỉ một cá thể của thực thể B và ngược lại, mỗi cá thể của thực thể B hoặc là không liên kết hoặc là liên kết với chỉ một cá thể của thực thể A. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  24. Sách Độc giả Đọc 0,1 1 Mối quan hệ giữa hai thực thể Đọc giả và Sách a/ Các kiểu quan hệ ♦ Quan hệ Một – Một: Ví dụ: Mỗi độc giả tại một thời điểm chỉ được đọc một quyển sách và mỗi cuốn sách có thể không có ai đọc hoặc có người đọc thì chỉ có một người đọc mà thôi. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  25. A B A R 1 N thể hiện sự liên kết một cá thể của A với nhiều cá thể củaB thể hiện sự liên kết một cá thể của B với một cá thể của A B Biểu diễn mối quan hệ 1-N giữa hai thực thể A&B a/ Các kiểu quan hệ ♦ Quan hệ Một – Nhiều (1-N): Người ta nói thực thể A có quan hệ 1-N với thực thể B nếu mỗi cá thể của thực thể A liên kết với nhiều cá thể của thực thể B và mỗi cá thể của thực thể B chỉ liên kết với một cá thể của thực thể A. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  26. Khách hàng Khách hàng Hóa đơn Có 1 N Mối quan hệ giữa hai thực thể Khách hàng và Hóa đơn Hóa đơn a/ Các kiểu quan hệ ♦ Quan hệ Một – Nhiều: Ví dụ: Xét mối quan hệ giữa 2 thực thể Khách hàng và Hóa đơn. Một khách hàng có thể có nhiều hóa đơn mua hàng, nhưng trong mỗi hóa đơn chỉ ghi tên của một khách hàng. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  27. A B A R N N thể hiện sự liên kết một cá thể của A với nhiều cá thể củaB thể hiện sự liên kết một cá thể của B với nhiều cá thể của A B a/ Các kiểu quan hệ ♦ Quan hệ Nhiều – Nhiều (N-N): Người ta nói thực thể A có quan hệ N-N với thực thể B nếu mỗi cá thể của thực thể A liên kết với nhiều cá thể của thực thể B và mỗi cá thể của thực thể B liên kết với nhiều cá thể của thực thể A. Khái niệm “nhiều cá thể” ở đây có thể là 0, 1 hay nhiều cá thể. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  28. Sinh viên Sinh viên Môn học Học N N Mối quan hệ giữa hai thực thể Sinh viên và Môn học Môn học a/ Các kiểu quan hệ ♦ Quan hệ Nhiều – Nhiều (N-N): Ví dụ: Xét mối quan hệ giữa thực thể Sinh viên và thực thể Môn học. Một sinh viên học nhiều môn học và mỗi môn học có nhiều sinh viên tham gia học tập. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  29. b/ Bậc của quan hệ Bậc của quan hệ chỉ số lượng thực thể tham gia vào quan hệ đó. - Quan hệ bậc 1 là quan hệ của một cá thể với các cá thể khác thuộc cùng một thực thể. - Quan hệ bậc 2 là quan hệ giữa 2 thực thể. Đây là quan hệ thường gặp trong thực tế. - Quan hệ bậc 3trở lên được gọi quan hệ bậc cao. Người ta đã chứng minh được rằng mọi quan hệ bậc cao đều biến đổi được về quan hệ bậc 2. Trong mỗi bậc quan hệ đều tồn tại các kiểu quan hệ như đã trình bày ở trên. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  30. A B R2 X Y A B R3 Quan hệ bậc 2 N N N N C Quan hệ bậc 3 X R1 A Y Quan hệ bậc 1 b/ Bậc của quan hệ Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  31. 0,1 Ví dụ: Tình trạng hôn nhân của mỗi người có thể là độc thân hoặc đã kết hôn. Nếu người đó đã kết hôn thì chỉ được kết hôn với duy nhất một người khác. Kết hôn Nhân dân 0,1 Quan hệ kết hôn trong xã hội b/ Bậc của quan hệ Quan hệ bậc 1 ♦ Kiểu quan hệ 1-1, quan hệ bậc 1: một cá thể không có quan hệ hoặc chỉ quan hệ với một cá thể khác thuộc cùng một thực thể. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  32. Ví dụ: Xét thực thể là Nhân viên của một cơ quan. Một nhân viên có thể phụ trách nhiều nhân viên khác, nhưng tại một thời điểm, một nhân viên chỉ chịu sự phụ trách của một nhân viên – là người phụ trách - khác mà thôi. 1 Phụ trách Nhân viên N Quan hệ Phụ trách trong cơ quan b/ Bậc của quan hệ ♦ Kiểu quan hệ 1-N, quan hệ bậc 1: Trong cùng một thực thể, có hai loại cá thể, loại thứ nhất: mỗi cá thể có quan hệ với nhiều cá thể, loại thứ hai: mỗi cá thể chỉ có quan hệ với duy nhất một cá thể khác mà thôi. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  33. N Ví dụ: Xét thực thể là Sản phẩm, trong đó một sản phẩm được cấu thành từ một số sản phẩm và nó cũng có thể là thành phần của nhiều sản phẩm khác. Được cấu thành Sản phẩm N Quan hệ “Được cấu thành” trong thực thể Sản phẩm b/ Bậc của quan hệ ♦ Kiểu quan hệ N-N, quan hệ bậc 1: một cá thể đều có quan hệ với nhiều cá thể khác thuộc cùng một thực thể. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  34. b/ Bậc của quan hệ Quan hệ bậc 2 (xem các slide từ 23 đến 28) Quan hệ bậc 3: Ta xét 3 thực thể là Nhà cung cấp, Hàng hóa và Siêu thị. Quan hệ được xét là nhà cung cấp cung cấp hàng hóa cho các siêu thị. Nhà cung cấp Cung cấp Hàng hóa N N N N Siêu thị Quan hệ bậc 3 giữa Nhà cung cấp, Hàng hóa và Siêu thị Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  35. Nhà cung cấp N Gửi hàng N Kho hàng Hàng hóa Chứa N N N Chuyển đến N Siêu thị Biến đổi quan hệ bậc 3 thành quan hệ bậc 2 b/ Bậc của quan hệ Quan hệ bậc 3: Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  36. III. THIẾT KẾ CÁC TỆP DỮ LIỆU TỪ SƠ ĐỒ QUAN HỆ - THỰC THỂ Để thiết kế các tệp dữ liệu từ sơ đồ Quan hệ - Thực thể, chúng ta phải thực hiện theo 2 bước: 1. Xây dựng sơ đồ Quan hệ - Thực thể ERD (Entity Relation Diagram) 2. Thiết lập cơ sở dữ liệu từ sơ đồ Quan hệ - Thực thể Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  37. 1. Xây dựng sơ đồ Quan hệ - Thực thể ERD Sau khi đã nghiên cứu các thực thể và mối quan hệ giữa các thực thể, chúng ta có thể xây dựng Sơ đồ Quan hệ - Thực thể ERD. Các bước xây dựng Sơ đồ ERD: Xác định quan hệ giữa các thực thể Xác định kiểu và bậc của quan hệ Xác định các thuộc tính của thực thể, quan hệ Xác định các thực thể Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  38. 1. Xây dựng sơ đồ Quan hệ - Thực thể ERD 1. Xác định các thực thể- nên chọn danh từ để đặt tên cho thực thể 2.Xác định quan hệ giữa các thực thể. Tên của quan hệ thường được diễn tả bằng động từ để chỉ các hành động, sự kiện liên kết… 3.Xác định các thuộc tính của thực thể và quan hệ. Tên các thuộc tính thường là danh từ - kết hợp với một số ký hiệu: - Thuộc tính định danh (Khóa): #Tên thuộc tính - Thuộc tính quan hệ: Tên thuộc tính QH - Riêng đối với thực thể quan hệ: Khóa được tạo thành từ hai thuộc tính quan hệ ở hai thực thể (Thuộc tính QH 1, Thuộc tính QH 2) 4. Xác định kiểu và bậc cho mỗi quan hệ. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  39. 1. Xây dựng sơ đồ Quan hệ - Thực thể ERD Ví dụ: Bộ GD&ĐT tổ chức khảo sát các trường Đại học. Mỗi trường Đại học có nhiều Khoa, mỗi Khoa có nhiều Bộ môn, mỗi Bộ môn có nhiều Giảng viên. Để nâng cao chất lượng đào tạo, các trường quy định mỗi giảng viên chỉ giảng một môn học, mỗi môn học chỉ do một giảng viên phụ trách. Tại các trường, mỗi Khoa đều quản lý nhiều lớp, mỗi lớp có nhiều Sinh viên. Mỗi sinh viên phải học nhiều môn học, mỗi Môn học có nhiều Sinh viên tham gia. Hãy vẽ sơ đồ Quan hệ - Thực thể (ERD) để làm cơ sở thiết kế sơ đồ cấu trúc dữ liệu nhằm quản lý trường đại học. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  40. 1.Xây dựng sơ đồ Quan hệ - Thực thể ERD Dựa vào nội dung của báo cáo khảo sát, ta xác định được: ♦Các thực thể: Trường, Khoa, Bộ môn, Giảng viên, Môn học, Lớp, Sinh viên. ♦ Mối quan hệ giữa các thực thể: - Giữa Trường và Khoa thể hiện bằng “Mã trường” ở thực thể “Khoa”, - Giữa Khoa và Bộ môn thể hiện bằng “Mã khoa” ở thực thể “Bộ môn”... - Giữa Sinh viên và Môn học có những thuộc tính riêng là “Lần thi”, “Điểm thi” nên cần tạo thêm một thực thể quan hệ “Sinh viên – Môn học” Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  41. 1.Xây dựng sơ đồ Quan hệ - Thực thể ERD Bảng thực thể - quan hệ và thuộc tính Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  42. Hệ đào tạo Bộ môn Giảng viên 1 N 1 N N 1 1 1 N Trường ĐH Khoa Môn học 1 1 N N Lớp Sinh viên N N 1 Sơ đồ quan hệ - thực thể để quản lý trường đại học 1. Xây dựng sơ đồ Quan hệ - Thực thể ERD Tiếp tục xác định kiểu và bậc của quan hệ → vẽ sơ đồ ERD Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  43. 2. Thiết lập cơ sở dữ liệu (CSDL) từ sơ đồ Quan hệ - Thực thể (ERD) Việc thiết lập CSDL thực chất là xác định các tệp dữ liệu có liên quan đến nhau để phục vụ cho công tác quản lý của một tổ chức. CSDL các tệp dữ liệu Trường khóa chính Sơ đồ ERD Trường mô tả Trường quan hệ Lưu ý: - không đi sâu nghiên cứu về cách tạo lập các tệp dữ liệu - chỉ nghiên cứu thủ tục xây dựng các tệp dữ liệu nhằm đảm bảo tính chuẩn hóa theo nghĩa thông tin không thiếu, không thừa, không được trùng lặp… Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  44. 2. Thiết lập CSDL từ sơ đồ ERD Sự khác nhau về tên gọi các thành phần thuộc thực thể và tệp dữ liệu Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  45. 2. Thiết lập CSDL từ sơ đồ ERD Phương pháp thiết lập CSDL từ sơ đồ ERD ♦ Kiểuquan hệ Một – Một của quan hệ bậc 1: ta tạo một tệp dữ liệu duy nhất, xác định trường khóa chính, trường mô tả và trường quan hệ. Nếu cá thể X có quan hệ với cá thể Y thì giá trị trường quan hệ của X được xác định duy nhất bằng giá trị của trường khóa chính của Y. Ví dụ: Xét thực thể “Cán bộ” với quan hệ “Là vợ/chồng”. Ta tạo một tệp “Canbo” với trường khóa chính là #Macanbo, các trường mô tả là Hovaten, Ngaysinh, Diachi, …; trường quan hệ Mavochong. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  46. 2. Thiết lập CSDL từ sơ đồ ERD Tệp dữ liệu Cán bộ và quan hệ Vợ/Chồng Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  47. 2. Thiết lập CSDL từ sơ đồ ERD ♦ Kiểu quan hệ 1-N của quan hệ bậc 1: ta tạo một tệp dữ liệu duy nhất, xác định trường khóa chính, trường mô tả và trường quan hệ. Giá trị của trường quan hệ được xác định không duy nhất từ giá trị của trường khóa chính. Ví dụ: Xét thực thể “Nhân viên” với quan hệ “Phụ trách”. Ta tạo một tệp “Nhanvien” với trường khóa chính là #Manhanvien, các trường mô tả là Hovaten, Ngaysinh, Diachi, …; trường quan hệ Maphutrach. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  48. 2. Thiết lập CSDL từ sơ đồ ERD Tệp dữ liệu Nhân viên và quan hệ Phụ trách Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  49. 2. Thiết lập CSDL từ sơ đồ ERD ♦ Kiểu quan hệ N-N của quan hệ bậc 1: ta tạo hai tệp dữ liệu, một tệp mô tả thực thể, một tệp mô tả quan hệ. - Đối với tệp thực thể: xác định trường khóa chính, trường mô tả. - Đối với tệp quan hệ: xác định trường quan hệ, trường mô tả. Giá trị của trường quan hệ được xác định không duy nhất từ giá trị của trường khóa chính của tệp thực thể. Ví dụ: Xét thực thể “Sản phẩm” với quan hệ “Được cấu thành từ”. Ta tạo hai tệp: - Tệp “Sanpham” với các trường #MaSP, TenSP, Donvitinh, Dongia. - Tệp “Quanhe” với các trường MaSP, MaSPNL; Soluong. Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

  50. 2. Thiết lập CSDL từ sơ đồ ERD Các tệp Sanpham và tệp Quanhe Giảng viên: Lê Thị Ngọc Diệp

More Related