1 / 21

LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC. Bài 1 TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC. Mục tiêu. Mục tiêu chung: Bồi dưỡng cho GV THCS những KT, KN và TĐ cần thiết về LKHGD để có thể thực hiện tốt yêu cầu được quy định trong Điều 7, Tiêu chuẩn 4, Tiêu chí 16 của Chuẩn nghề nghiệp GV Trung học.

menefer
Download Presentation

LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

  2. Bài 1TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

  3. Mục tiêu • Mục tiêu chung: Bồi dưỡng cho GV THCS những KT, KN và TĐ cần thiết về LKHGD để có thể thực hiện tốt yêu cầu được quy định trong Điều 7, Tiêu chuẩn 4, Tiêu chí 16 của Chuẩn nghề nghiệp GV Trung học. • Mục tiêu cụ thể: * Về kiến thức - Trình bày được khái niệm LKH, mục đích và lợi ích của việc lập KH trong công việc, một số loại KH. - Nêu được các bước lập một bản KH trung hạn, ngắn hạn - Trình bày được thế nào là kế hoạch giáo dục, có những loại KHGD nào, các bước xây dựng KHGD của người GVCN và những điểm cần lưu ý khi xây dựng KHGD của GV.

  4. Mục tiêu (TT) * Về kĩ năng - Xác định được các minh chứng của tiêu chuẩn 4 có liên quan đến tiêu chí 16. Xây dựng KH các hoạt động GD và trình bày được các mức độ đánh giá xếp loại GV theo chuẩn 4 tiêu chí 16. - Xây dựng và thuyết trình được bản KHGD của người GV - Tự đánh giá thực trạng xây dựng KHGD của bản thân hiện nay đang ở mức độ đánh giá xếp loại nào để có KH phấn đấu đạt mức điểm tối đa. * Về thái độ - Tự tin khi xây dựng kế hoạch GD. - Có ý thức trách nhiệm khi xây dựng kế hoạch GD - Sẵn sàng chia sẻ kế hoạch GD với bạn bè, đồng nghiệp.

  5. Vị trí và yêu cầu của KHGD trong chuẩn nghề nghiệp GVTrH • Lập kế hoạch giáo dục là một trong các năng lực giáo dục được quy định trong điều 7, tiêu chuẩn 4, Tiêu chí 16 của “Chuẩn nghề nghiệp GV trung học”, • Tiêu chí 16: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục “Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.”

  6. Các mức độ đánh giá năng lực lập KHGD • Mức 1 điểm: Kế hoạch thể hiện được mục tiêu, các hoạt động chính, tiến độ thực hiện • Mức 2 điểm: Kế hoạch thể hiện mục tiêu, các hoạt động chính phù hợp với đối tượng GD, tiến độ thực hiện khả thi • Mức 3 điểm: Kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu, các hoạt động được thiết kế cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính tự chủ, độc lập, sáng tạo ở HS, tiến độ thực hiện khả thi • Mức 4 điểm: Kế hoạch đảm bảo tính liên kết, phối hợp giữa các lực lượng GD trong nhà trường và ngoài nhà trường.

  7. Bài 2KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

  8. Khái niệm “Kế hoạch giáo dục” • KHGD là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất… để thực hiện một mục tiêu GD của một cấp nhất định. • Lập kế hoạch GD nhằm xác định các hành động cần thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu GD đề ra, là việc ra quyết định mang tính đón đầu trước khi thực hiện hành động nhằm đạt mục tiêu GD mong muốn.

  9. Mục đích của kế hoạch giáo dục • Triển khai hoạt động giáo dục theo một qui trình khoa học và logic (mục đích quan trọng nhất) • Giải quyết một hay một số vấn đề giáo dục cụ thể trong thực tiễn • Thực thi các hoạt động GD phù hợp với các cấp quản lí và học sinh các cấp

  10. Các loại kế hoạch giáo dục • Phân loại theo cấp quản lý có: • Kế hoạch GD cấp Bộ • Kế hoạch GD cấp Sở • Kế hoạch GD cấp Phòng • Kế hoạch GD của nhà trường: • KH công tác chủ nhiệm (HĐGD NGLL, GDĐĐ, …) • KH phong trào (TDTT, Văn nghệ, THTT HSTC…) • KH tổ bộ môn, chuyên môn (tổ chuyên môn, bồi dưỡng HSG, ..) • KH Đoàn đội (Chủ điểm 1, chủ điểm 2, ….)

  11. Các loại kế hoạch giáo dục • Phân loại theo thời gian có: • Kế hoạch GD dài hạn • Kế hoạch GD trung hạn • Kế hoạch GD ngắn hạn • Phân loại theo cấp độ có: • Kế hoạch tổng thể • Kế hoạch chi tiết (kế hoạch hành động) • Phân loại theo nhóm công việc có: • Kế hoạch ngoài giờ lên lớp • Kế hoạch GD hướng nghiệp • Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi • Kế hoạch Đoàn đội • ……

  12. Các nguồn minh chứng đánh giá năng lực XD KH các HĐGD • Bản KH các HĐGD được phân công. • Các loại sổ sách, hồ sơ quản lí DH theo quy định của các cấp quản lí • Hồ sơ kiểm tra đánh giá GV và nhân viên • Sổ biên bản sinh hoạt lớp, sổ chủ nhiệm lớp, sổ liên lạc (đối với GVCN), sổ công tác Đoàn, sổ tay công tác của GV (đối với GV không làm chủ nhiệm) • Hồ sơ thi đua của nhà trường (kinh nghiệm, sáng kiến nếu có) • Nhận xét của đại diện CMHS, HS, các tổ chức chính trị, XH, đồng nghiệp (nếu có) • Tư liệu về 1 trường hợp GD cá biệt thành công (nếu có)

  13. Bài 3KẾ HOẠCH GIÁO DỤCCỦA TỔ BỘ MÔN

  14. Yêu cầu về mục tiêu của KHGD tổ bộ môn • Phải xác định các hành động cần thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu GD đề ra cho mỗi bộ môn trong khuôn khổ mục tiêu chung của trường đồng thời có sự tích hợp với KHGD của các GV trong tổ chuyên môn. • KHGD cấp tổ bộ môn phải có tính khả thi trong thực tiễn GD học sinh thông qua quá trình dạy học các bộ môn cụ thể • Xác định các HĐGD cụ thể, mang tính đón đầu trong HĐGD đặc trưng ở mỗi môn học hoặc một số môn học gần nhau trong cùng bộ môn.

  15. Yêu cầu về nội dung KHGD cấp tổ bộ môn • Thể hiện những HĐGD theo một qui trình khoa học và logic của mỗi tổ bộ môn trong khuôn khổ nội dung GD cấp trường. • Giải quyết một hay một số vấn đề cụ thể trong thực tiễn ở mỗi bộ môn. • Thực thi các hoạt động giáo dục phù hợp với cấp bộ môn và học sinh các cấp do trường quản lí

  16. Quy trình XD KHGD tổ bộ môn • Nghiên cứu cơ sở pháp lí của KHGD cấp tổ bộ môn • Tìm hiểu kế hoạch giáo dục cấp trường • Điều tra thực trạng các hoạt động giáo dục cấp tổ bộ môn • Viết các nội dung của KHGD dưới dạng ma trận hoặc lập bảng thể hiện được các bước liên tiếp nhau tạo nên một chuỗi các HĐGD hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu của nội dung và mục đích GD cấp tổ bộ môn • Phân bố thời gian theo các bước của qui trình GD cấp tổ bộ môn.

  17. Bài 4KẾ HOẠCH GIÁO DỤCCỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

  18. Cấu trúc bản KHGD của GVCN I. Đặc điểm tình hình : 1. Khó khăn, 2. Thuận lợi II. Mục tiêu : 1. Mục tiêu chung 2. Mục tiêu cụ thể III. Nội dung kế hoạch 1. Những yêu cầu cần đạt được trong năm học về các mặt giáo dục: ( Đạo đức, Văn hóa, Lao động, Hướng nghiệp…) 2. Các chỉ tiêu 3. Danh hiệu phấn đấu III. Các biện pháp chính 1. Về giáo dục đạo đức 2. Về văn hóa 3. Các mặt giáo dục khác IV. Kế hoạch cụ thể từng tháng V. Đề xuất, kiến nghị   BGH phê duyệt Người lập kế hoạch

  19. Căn cứ XD mục tiêu KHGD của GVCN • Căn cứ vào bản KHGD cấp trường • Căn cứ vào đặc điểm tình hình và khả năng của HS lớp chủ nhiệm • Căn cứ vào mục đích giáo dục của người GVCN và các GV bộ môn • Căn cứ vào nhu cầu phát triển của HS và các mong đợi của PHHS • Căn cứ vào tình hình thực tế, các điều kiện về cơ sở vật chất, ... của lớp, của trường. • ...

  20. Nội dung cơ bản trong KHGD của GVCN I. Đặc điểm tình hình II. Mục tiêu III. Nội dung kế hoạch III. Các biện pháp chính IV. Kế hoạch cụ thể từng tháng V. Đề xuất, kiến nghị

  21. Kết luận chung Lập KHGD là một trong các năng lực giáo dục được quy định trong Chuẩn nghề nghiệp GV trung học. GV cần được tập huấn, bồi dưỡng về kĩ năng lập kế hoạch GD để có thể thực hiện được tốt nhất các nhiệm vụ giáo dục của mình.

More Related