1 / 44

TẬP HUẤN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

TẬP HUẤN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC. Module 2 THIẾT KẾ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ. Nghiên cứu tình huống (1):.

lou
Download Presentation

TẬP HUẤN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TẬP HUẤN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Module 2 THIẾT KẾ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

  2. Nghiên cứu tình huống (1): “Vẽ sơ đồ lớp học của em và trình bày đặc điểm vị trí chỗ em đang ngồi trong lớp học (tọa độ, tiếp giáp). Nếu được tự chọn chỗ ngồi, em sẽ chọn ngồi chỗ nào trong lớp học đó và giải thích tại sao ?” • Câu hỏi trên đánh giá được những năng lực gì của người học? • Giáo viên sử dụng phương pháp KT,ĐG gì?

  3. Nghiên cứu tình huống (2): Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh thực hành lắp mạng điện trong nhà (công nghệ lớp 9). • Hoạt động trên đánh giá được những năng lực gì của người học? • Giáo viên sử dụng phương pháp KT,ĐG gì?

  4. Các phương pháp đánh giá thành quả học tập của học sinh Các phương pháp truyền thống: • Quan sát • Vấn đáp (giao tiếp) • Viết

  5. Các phương pháp đánh giá thành quả học tập của học sinh

  6. Quan sát • Quan sát là gì? • Tại sao cần sử dụng quan sát để đánh giá? • Làm cách nào sử dụng quan sát để đánh giá? Quan sát là quá trình tri giác (mắt thấy, tai nghe) và ghi chép lại mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu... nhằm mô tả, phân tích, nhận định, đánh giá. Quan sát giúp giáo viên đánh giá: • Thái độ • Phản ứng vô ý thức • Kỹ năng thực hành • Một số kỹ năng về nhận thức

  7. Quan sát Vai trò của quan sát • Quan sát đánh giá được những kỹ năng thực hành mà kiểm tra viết hay vấn đáp khó có thể sử dụng được • Với đối tượng là học sinh nhỏ (mẫu giáo) quan sát là phương pháp đánh giá chủ đạo

  8. Quan sát Công cụ sử dụng khi quan sát • Ghi chép các sự kiện thường nhật • Bảng kiểm tra • Thang đo

  9. Ghi chép các sự kiện thường nhật Khái niệm: • Là việc mô tả lại những sự kiện hay những tình tiết đáng chú ý mà giáo viên nhận thấy trong quá trình tiếp xúc với học sinh. • Những thông tin này giúp cho giáo viên: . Dự đoán khả năng và cách ứng xử của học sinh trong những tình huống khác nhau . Giải thích cho kết quả thu được từ những bài kiểm tra viết . Dùng để điều chỉnh những hành vi xã hội của học sinh

  10. Ghi chép các sự kiện thường nhật Cách tiến hành: • Lập sổ ghi chép và dành cho mỗi học sinh một vài tờ trong sổ • Ghi chép các sự kiện hàng ngày, ngay sau khi nó xảy ra • Ghi tách biệt phần mô tả sự kiện với phần nhận xét về sự kiện của giáo viên • Sau một vài sự kiện, giáo viên có thể ghi chú những cách giải quyết để cải thiện tình hình học tập của học sinh hoặc điều chỉnh những sai lầm mà học sinh mắc phải.

  11. Mẫu ghi chép các sự kiện thường nhật Lớp: ……………………………………………………………………… Tên học sinh: ……………………………………………………… Thời gian: …………………………………………………………… Địa điểm: …………………………………………………………… Người quan sát: …………………………………………………… Sự kiện: ……………………………………………………………… Nhận xét: ………………………………………………………………

  12. Sổ liên lạc ở trường mầm non

  13. Ghi chép các sự kiện thường nhật Ưu điểm: • Ghi lại được những sự kiện diễn ra trong hoàn cảnh rất tự nhiên • Ghi lại những sự kiện hiếm gặp nhưng quan trọng đối với đánh giá Nhược điểm: • Dễ mang màu sắc chủ quan của người ghi chép • Tốn thời gian • Khó ghi chép

  14. Ghi chép các sự kiện thường nhật Yêu cầu: • Hướng việc quan sát vào những hành vi không thể đánh giá được bằng những phương pháp khác. • Giới hạn việc quan sát vào một vài loại hành vi nào đó tuỳ theo mục đích giảng dạy của giáo viên. • Giới hạn phạm vi quan sát ở một vài đối tượng học sinh cần tới sự giúp đỡ đặc biệt của giáo viên.

  15. Ghi chép các sự kiện thường nhật Yêu cầu: • Xác định trước những sự kiện cần quan sát nhưng cũng cần chú ý đến những sự kiện bất thường. • Quan sát và ghi chép đầy đủ về sự kiện đặt trong một tình huống cụ thể để sự kiện trở nên có ý nghĩa hơn. • Sự kiện xảy ra cần phải được ghi chép lại càng sớm càng tốt. • Mỗi bản ghi chỉ nên tập trung vào 1 sự kiện

  16. Ghi chép các sự kiện thường nhật Yêu cầu: • Tách riêng phần mô tả chân thực sự kiện và phần nhận xét của cá nhân giáo viên. • Cần ghi chép cả những hành vi tích cực và hành vi tiêu cực • Cần thu thập đầy đủ thông tin trước khi đưa ra những nhận xét, đánh giá về hành vi, thái độ của học sinh. • Việc ghi chép sự kiện cần phải được luyện tập và huấn luyện cho giáo viên một cách bài bản để việc ghi chép mang tính khoa học, hệ thống và giúp ích cho hoạt động dạy học và giáo dục

  17. Bảng kiểm tra Khái niệm: • Bảng kiểm tra liệt kê sẵn những hành vi hay phẩm chất thái độ cần đánh giá ở người học • Bảng kiểm tra chỉ yêu cầu người đánh giá trả lời câu hỏi đơn giản Có – Không có hành vi. • Đó là phương pháp ghi lại xem một phẩm chất có biểu hiện hay không hoặc một hành vi có được thực hiện (hoặc có đạt yêu cầu) hay không.

  18. Bảng kiểm tra Ví dụ Bảng kiểm tra: Bảng kiểm tra đánh giá quá trình đánh véc-ni Hướng dẫn: Trong khoảng trống phía trước mỗi câu, hãy đánh dấu + nếu hành động đạt yêu cầu hoặc đánh dấu – nếu hành động không đạt yêu cầu. _______ 1. Dùng giấy ráp đánh mặt phẳng đúng cách _______ 2. Lau bụi mặt phẳng bằng đúng loại rẻ phù hợp _______ 3. Chọn chổi quét phù hợp _______ 4. Chọn véc-ni và kiểm tra dòng chảy của véc-ni _______ 5. Rót một lượng véc-ni cần thiết vào một cốc sạch

  19. Bảng kiểm tra Ưu điểm: • Đây là hình thức ghi chép theo cấu trúc định sẵn nên dễ định hướng quan sát và ghi chép • Đỡ tốn thời gian ghi chép (chỉ đánh dấu có hay không) • Thống nhất cách đánh giá nếu có nhiều người cùng quan sát vì vậy tăng tính khách quan trong đánh giá • Dễ chuyển thông tin định tính thành định lượng (tính điểm) Nhược điểm: • Không đánh giá được mức độ phẩm chất hay chất lượng khi người học thực hiện hành vi

  20. Cách thiết kế bảng kiểm tra đánh giá thực hành • Liệt kê những biểu hiện phẩm chất/ hành vi người học cần có • Sắp xếp các biểu hiện/ hành vi theo trình tự mà nó phải diễn ra • Để khoảng trống trước mỗi hành vi cho người quan sát đánh dấu • Viết hướng dẫn cách điền phiếu khi quan sát (Lưu ý: Có thể đưa cả vào bảng kiểm tra này những hành vi không đúng nếu cần thiết. Nếu mắc phải hành vi sai này thì người học sẽ bị trừ điểm)

  21. Bài tập nhóm: Hãy thiết kế một bảng kiểm tra để đánh giá hoạt động thực hành của học sinh.

  22. Thang đo Khái niệm: • Thang đo là một công cụ để thông báo kết quả đánh giá thông qua quan sát. • Thang đo cho phép giáo viên đưa ra những nhận định của mình theo một trình tự có cấu trúc. • Yêu cầu người quan sát đánh giá mức độ thực hiện hành vi • Nó chỉ nên dùng khi người quan sát có điều kiện thu thập đầy đủ thông tin ghi trên thang đo.

  23. Thang đo Các loại thang đo: • Thang đo dạng số • Thang đo dạng đồ thị • Thang đo dạng đồ thị có mô tả

  24. Thang đo Thang đo dạng số: • Là một trong những loại thang đo đơn giản nhất • Đánh dấu hoặc khoanh vào một con số chỉ mức độ biểu hiện của một phẩm chất ở học sinh • Cần chỉ dẫn rằng con số to nhất là chỉ mức độ cao nhất, con số nhỏ nhất là chỉ mức độ thấp nhất, những số ở giữa là chỉ các giá trị trung bình.

  25. Thang đo Ví dụ về thang đo dạng số: Hướng dẫn: Hãy chỉ ra mức độ mà học sinh tham gia vào buổi thảo luận chung của lớp bằng cách khoanh tròn vào những con số tương ứng. Trong đó 5 – Giỏi, 4 – Trên trung bình, 3 – Trung bình, 2 – Dưới trung bình, 1 – Không đạt yêu cầu. Học sinh tham gia thảo luận ở mức độ nào? 1 2 3 4 5

  26. Thang đo Thang đo dạng đồ thị: • Thang đo dạng đồ thị mô tả các mức độ biểu hiện của hành vi theo một trục đường thẳng. • Người quan sát đánh dấu vào đoạn thẳng đó. • Một hệ thống các mức độ được xác định ở những vị trí nhất định trên đoạn thẳng nhưng người đánh giá vẫn có thể đánh dấu vào điểm giữa các mức độ trên đoạn thẳng

  27. Thang đo Ví dụ về thang đo dạng đồ thị: Hướng dẫn: Hãy chỉ ra mức độ mà học sinh tham gia vào buổi thảo luận chung của lớp bằng cách đánh dấu x vào bất cứ điểm nào trên đoạn thẳng dưới mỗi câu hỏi. Học sinh tham gia thảo luận ở mức độ nào? Không bao giờ Thỉnh thoảng Đôi khi Thường xuyên Luôn luôn

  28. Thang đo Thang đo dạng đồ thị có mô tả: • Thang đo này sử dụng những cụm từ mô tả để xác định các mức độ trên đoạn thẳng. Sự mô tả này chỉ ra những khác biệt trong biểu hiện hành vi của học sinh ở những mức độ khác nhau. • Một số thang đo chỉ mô tả điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối. Một số thang đo khác mô tả dưới mỗi điểm của đoạn thẳng. Đôi khi có một đoạn trống ở dưới mỗi câu hỏi để người quan sát cho thêm ý kiến về cách lựa chọn mức độ của mình.

  29. Thang đo Ví dụ về Thang đo dạng đồ thị có mô tả Hướng dẫn: Hãy chỉ ra mức độ mà học sinh tham gia vào buổi thảo luận chung của lớp bằng cách đánh dấu x vào bất cứ điểm nào trên đoạn thẳng dưới mỗi câu hỏi. Ở phần nhận xét hãy ghi thêm những gì giải thích cho cách đánh giá của anh (chị) Học sinh tham gia thảo luận ở mức độ nào?

  30. Thang đo Ưu điểm: • Đây là hình thức ghi chép theo cấu trúc định sẵn nên dễ định hướng quan sát và ghi chép • Đỡ tốn thời gian ghi chép (chỉ đánh dấu vào các mức độ) • Thống nhất cách đánh giá nếu có nhiều người cùng quan sát vì vậy tăng tính khách quan trong đánh giá • Dễ chuyển thông tin định tính thành định lượng (tính điểm) • Đánh giá được mức độ thực hiện hành vi nên kết quả đánh giá hữu dụng hơn Nhược điểm: • Khó khăn để thiết kế thang đo có chất lượng tốt

  31. Bài tập nhóm: Hãy xây dựng một thang đo gồm ít nhất 5 câu. Mỗi câu có từ 3 đến 7 mức độ, nhằm đo lường một trong các lĩnh vực sau: - Hoạt động thực hành trong phòng thí nghiệm, sử dụng máy tính, giảng tập… - Sản phẩm giáo dục: Vở sạch chữ đẹp, sản phẩm thủ công, tranh vẽ, sơ đồ, bản đồ… - Phẩm chất, kỹ năng xã hội: tính chuyên cần, tình đoàn kết, sự tích cực, năng lực giao tiếp, làm việc nhóm…

  32. Các phương pháp đánh giá trong dạy học Phương pháp vấn đáp Khái niệm: • Giáo viên đặt câu hỏi và học sinh trả lời câu hỏi • Rút ra những kết luận, những tri thức mới mà học sinh cần nắm, • Tác dụng tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng những tri thức mà học sinh đã học.

  33. Các phương pháp đánh giá trong dạy học Đánh giá qua giao tiếp - là sự mở rộng khái niệm Đánh giá bằng Vấn đáp • Người đánh giá có thể không trực tiếp hỏi đáp người được đánh giá • Người đánh giá có thể lắng nghe mọi người thảo luận với nhau rồi đưa ra ý kiến đánh giá đối với những người tham gia

  34. Phương pháp vấn đáp Các hình thức: • Vấn đáp gợi mở • Vấn đáp củng cố • Vấn đáp tổng kết • Vấn đáp kiểm tra

  35. Phương pháp vấn đáp Ưu điểm: • Vấn đáp còn được coi là một biện pháp cải tiến việc dạy học (assessment for learning) • Giúp giáo viên thu nhận phản hồi từ học sinh một cách nhanh chóng • Kích thích tính tích cực độc lập tư duy ở học sinh để tìm ra câu trả lời tối ưu trong thời gian nhanh nhất • Bồi dưỡng học sinh năng lực diễn đạt bằng lời nói; gây hứng thú học tập qua kết quả trả lời

  36. Phương pháp vấn đáp Ưu điểm: • Giáo viên vừa thu thông tin qua câu trả lời của học sinh vừa kết hợp quan sát thái độ, tình cảm • Giúp quan tâm đến từng học sinh, nhất là những học sinh giỏi và kém • Tạo không khí làm việc sôi nổi, sinh động trong giờ học, giúp hs tập trung vào bài học

  37. Phương pháp vấn đáp Nhược điểm: • Nếu sử dụng không khéo dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch lên lớp • Mất nhiều thời gian để soạn hệ thống câu hỏi • Nếu không khéo léo sẽ không thu hút được toàn lớp mà chỉ là đối thoại giữa giáo viên và một học sinh • Nếu không đủ thời gian cho người học suy nghĩ sẽ không thu được kết quả mong muốn (hoặc có thể làm mất thể diện của người học)

  38. Phương pháp vấn đáp Yêu cầu: • Chuẩn bị tốt những câu hỏi sẽ đặt ra cho học sinh: rõ ràng dễ hiểu, kích thích tư duy bậc cao… • Hỏi đúng cách: hướng đến nhiều đối tượng đồng thời chú ý đến từng đối tượng đặc biệt • Hướng dẫn học sinh trả lời tốt (định hướng, gợi ý, chỉnh sửa từ ngữ…), tập thể nhận xét bổ sung • Giáo viên tổng kết, chú ý động viên những em trả lời tốt và có cố gắng

  39. Khi nào sử dụng phương pháp đánh giá qua giao tiếp? • Người ĐG và HS phải cùng chung ngôn ngữ và nền tảng văn hóa • Cần lưu ý đến các đặc điểm cá nhân, cá tính của HS (có những em ngại giao tiếp, có em lại quá hăng hái) • Tránh định kiến làm ảnh hưởng đến KQ đánh giá • Cần tạo môi trường giao tiếp an toàn (không làm tổn thương người học), cởi mở • Tạo không khí tin cậy giữa GV-HS để có những câu trả lời chân thật • Ghi chép hoặc ghi âm khi vấn đáp là cần thiết khi có nhiều đối tượng hoặc nhiều nội dung

  40. Ví dụ cách đặt câu hỏi khuyến khích tư duy bậc cao

  41. Hãy nhận xét một số câu hỏi sau: • Những nguyên nhân nào khiến cho định luật của Newton chưa hoàn thiện? Tôi muốn hỏi là theo Enstein thì vấn đề chính ở đây là gì? Tương lai chúng ta có sử dụng định luật Newton được không? Một vài người cho rằng những định luận của Newton khó áp dụng được vào một trường hợp cụ thể. Vậy vấn đề ở đây là gì? • Theo anh/ chị có nên tiếp tục mô hình phân ban ở THPT hay không? • Trên thực tiễn, anh/ chị có áp dụng những nguyên tắc quản lý này không? Anh/ chị áp dụng chúng như thế nào?

More Related