1 / 21

TRẦN HỮU TRANG

TR ƯỜ NG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. TRẦN HỮU TRANG. GIÁO DỤC H ƯỚ NG NGHIỆP 10. Ñaëng Höõu Hoaøng. CHỦ ĐỀ 6. TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NGÀNH Y VÀ DƯỢC. Thời gian 3 tiết. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791)

latona
Download Presentation

TRẦN HỮU TRANG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN HỮU TRANG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 10 Ñaëng Höõu Hoaøng

  2. CHỦ ĐỀ 6 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NGÀNH Y VÀ DƯỢC Thời gian 3 tiết

  3. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) Lê Hữu Trác hiện là Hải Thượng Lãn ông. Sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tư (11-12-1720) tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Nay là xã Hoàng Hữu Nam huyện Yên http://www.duoctienduc.com/default.aspx?act=detailnews&ma=63

  4. Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Tuệ Tĩnh (không rõ năm sinh, năm mất), quê ở Hải Dương. Trước đây có sự lầm lẫn ông là người thời Trần nhưng những nghiên cứu mới nhất cho thấy ông sống ở thế kỷ 17 và đã viết hai bộ sách Nam dược thần hiệu và Thập tam phương gia giảm, được xem là nền móng của y dược học cổ truyền dân tộc. Điều đáng khen ngợi là vị đại danh y đã chủ ý viết bằng chữ Nôm theo lối thơ phú cho nên tác phẩm của ông được phổ biến rộng rãi trong quần chúng. http://chimviet.free.fr/dantochoc/vnvanhien/lvhs084.htm

  5. Giáo sư Bác sĩ Tôn Thất Tùng (1912-1982) là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Viện sĩ Viện hàn lâm Y học Liên Xô. Ông còn là một giáo sư, đào tạo ra nhiều thế hệ bác sĩ tài năng tại trường Đại học Y khoa Hà Nội. Con ông, bác sĩ Tôn Thất Bách, cũng là một bác sĩ nổi tiếng. http://truongquochochue.com/index.php?title=T%C3%B4n_Th%E1%BA%A5t_T%C3%B9ng

  6. Bác sỹ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Quy Nhơn, tốt nghiệp bác sỹ y khoa ở Pari năm 1934, về Sài gòn mở phòng khám tư năm 1936. http://www.yhoc.net/present/TopicNewsView.asp?grpId=17&subgrpId=43

  7. NGÀNH Y

  8. NGÀNH DƯỢC

  9. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGHỀ TRONG LĨNH VỰC Y VÀ DƯỢC • Chữa bệnh là một nghề phát triển lâu đời ở nước ta. “Thầy thuốc như mẹ hiền” (Lương y như từ mẫu) là đạo lí được đúc kết từ kinh nghiệm hàng ngàn năm hành nghề của các thầy lang (thầy thuốc). • Y học cổ truyền (đông Y) có y lý, y thuật riêng, có hệ thống thuốc chữa bệnh riêng được chế biến từ các loại thảo mộc và một số động vật. • Y học hiện đại (Tây Y) hình thành và phát triển ở Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta.

  10. MỐI QUAN HỆ MẬT THIẾT CỦA HAI NGÀNH Y VÀ DƯỢC • Mục tiêu chung của hai ngành Y và Dược là giúp cho con người có sức khoẻ, sống hạnh phúc, lao động tốt để xây dựng và bảo vệ đất nước. • Y và Dược là hai ngành đi liền nhau, không thể tách rời nhau. • Ngành Y là chuẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, phục hồi sức khoẻ. • Ngành Dược là cung cấp thuốc để phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi và bồi bổ sức khoẻ.

  11. NGÀNH Y ĐÔNG Y • Thầy thuốc được gọi là Lương y hoặc thầy Lang • Dựa vào hệ thống kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân dân và dựa theo lí thuyết được đúc kết từ những kinh nghiệm đó mà xây dựng phương pháp chuẩn đoán bệnh và điều trị bệnh riêng TÂY Y • Thầy thuốc được gọi là Bác sĩ • Là hệ thống chữa bệnh theo lí thuyết và phương pháp chữa bệnh từ các nước phương Tây nhập vào. • Hệ thống này phát triển theo con đường thực nghiệm và thí nghiệm khoa học chặt chẽ. • Các phương tiện kĩ thuật dùng cho việc khám chữa bệnh đạt trình độ hiện đại.

  12. NGÀNH DƯỢC ĐÔNG DƯỢC • Được bào chế chủ yếu từ các cây thuốc và các con vật có tác dụng chữa bệnh TÂY DƯỢC • Được bào chế từ các loại hoá chất cùng các chất được chiết xuất từ thực vật và một số động vật.

  13. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HAI NGÀNH Y VÀ DƯỢC • Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Có sức khoẻ con người mới hạnh phúc. Mọi hoạt động của con người như học tập, lao động, vui chơi, giải trí, … đều phải cần có sức khoẻ. • Sức khoẻ là điều kiện để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. • Chỉ số phát triển con người là chỉ số về sức khoẻ và tuổi thọ.

  14. NGÀNH Y • Đối tượng lao động: • Là những người đang mắc bệnh, cần được phục hồi sức khoẻ. • Nội dung lao động: • Trị bệnh cứu người, giúp người ốm yếu, bệnh tật trở thành người mạnh khoẻ, trả lại cho họ cuộc sống hạnh phúc. • Bác sĩ và y sĩ có nhiệm vụ khám bệnh, chuẩn đoán bệnh và quyết định hướng điều trị cho bệnh nhân. • Y tá có nhiệm vụ thực hiện phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra. • Hộ lí làm nhiệm vụ dịch vụ và giúp những công việc cần thiết cho bệnh nhân thuộc phạm vi sinh hoạt bệnh viện.

  15. NGÀNH Y • Công cụ lao động: • Công cụ lao động ngày càng hiện đại hoá như máy đo huyết áp, phân tích máu, mổ nội soi, siêu âm, … đều ứng dụng các thành tựu mới của công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá,.., có độ chính xác rất cao. • Yêu cầu của nghề đối với người lao động: • Phải học tập thật nhiều, phải hiểu rất chính xác và sâu về con bệnh. • Có tinh thần lao động vì tính mạng của con người, vì cuộc sống con người.

  16. NGÀNH Y • Điều kiện lao động: • Tại các trạm y tế, các phòng khám bệnh và các bệnh viện. • Phải tiếp xúc với nhiều bệnh nhân và rất nhiều bệnh khác nhau, trong đó có nhiều bệnh rất dễ lây lan sang người khác. • Người bệnh thường không được sạch sẽ do bệnh tật và luôn sống trong lo âu, buồn phiền, đau đớn. • Chống chỉ định y học: • Không mắc bệnh tim, chóng mặt, sợ máu. • Không bị những bệnh ngoài da. • Không bị các dị tật ở tay. • Không bị bệnh truyền nhiễm.

  17. NGÀNH DƯỢC • Đối tượng lao động: • Sử dụng các phương tiện kĩ thuật để chế biến, bào chế ra các loại thuốc từ các hoá chất, các loại cây, con vật. • Nội dung lao động: • Quá trình biến đổi các nguyên liệu làm thuốc (dược liệu) thành các loại thuốc (dược phẩm) đáp ứng nhu cầu chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ và phòng bệnh. • Công cụ lao động: • Các máy móc, công cụ sản xuất ngày càng hiện đại hoá và tự động hoá

  18. NGÀNH DƯỢC • Yêu cầu của nghề đối với người lao động: • Phài hết sức cẩn thận vì chỉ cần sơ suất và nhầm lẫn trong việc bào chế thuốc,sản xuất thuốc là có thể dẫn đến chết người. • Nghiêm cấm làm thuốc giả, thuốc kém phẩm chất. • Không bán thuốc với giá quá cao. • Dược sĩ là nhà kĩ thuật nhưng công việc lại mang tính đạo đức. • Có tính kỉ luật cao.

  19. NGÀNH DƯỢC • Điều kiện lao động: • Trong các nhà xưởng sách sẽ, đảm bảo vệ sinh. • Phòng chế biến phải thật vô trùng. Người lao động phải qua phòng làm vệ sinh trước khi vào nơi sản xuất. • Đeo khẩu trang, đội mũ, mặc áo choàng trắng. • Tuân theo nội quy chặt chẽ, ý thức trách nhiệm và đạo đức luôn luôn được đề cao. • Chống chỉ định y học: • Không được mắc các bệnh ngoài da. • Không ra mồ hôi tay. • Không dị ứng với hoá chất thuốc

  20. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH Cơ sở đào tạo: Tuỳ theo năng lực học văn hoá mà học sinh có thể chọn các trường. • Các trường Đại học. • Các trường Trung cấp chuyên nghiệp. Điều kiện tuyển sinh: Tuỳ theo từng trường, từng ngành nghề mà có những yêu cầu tuyển sinh khác nhau. Sách “Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học, cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp” của Bộ Giáo dục_Đào tạo ban hành

  21. Bài học đã KẾT THÚC Thân ái chào các em Thực hiện tháng 11 năm 2008 E_mail: dhhoang03@yahoo.co.uk

More Related