1 / 57

CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH TIỀN GIANG

CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH TIỀN GIANG. Tập huấn : Những nội dung cơ bản của HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Người trình bày: Nguyễn Trung Chánh. Tiền Giang, tháng 5/2014. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM. Đặt vấn đề. * Nội dung trình bày gồm 3 phần.

Download Presentation

CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH TIỀN GIANG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤCTỈNH TIỀN GIANG Tậphuấn:Nhữngnội dung cơbảncủa HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Người trình bày: Nguyễn Trung Chánh Tiền Giang, tháng 5/2014

  2. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM Đặt vấn đề * Nội dung trình bày gồm 3 phần. - Phần thứ nhất: Những vấn đề cơ bản về HP và lịch sử lập hiến ở Việt Nam. - Phần thứ hai: Những nội dung cơ bản của HP Nước CHXHCN Việt Nam. - Phần thứ ba: Những nội dung cơ bản tại Điều 4, Điều 10 HP Nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi bổ sung năm 2013)

  3. HIẾN PHÁPNƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP VÀ LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP * Khái niệm Hiến pháp "HP là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, xác định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của nhà nước và xã hội gồm có chế độ chính trị, chế độ KT, VH, GD, KHCN, mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước và công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. HP là văn bản pháp luật thể hiện tập trung nhất, rõ nét nhất ý chí và bảo vệ lợi ích của GCCN và NDLĐ"

  4. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM II. LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM Từ khi ra đời cho đến nay (Nước VNDCCH, nay là Nước CHXHCNVN) đã có 5 bản Hiến pháp. 1. Hiến pháp 1946. - Được Quốc hội nước VNDCCH thông qua ngày 09-11-1946; - Ngoài Lời nói đầu - HP 1946 có VII Chương, 70 Điều.

  5. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 2. Hiến pháp 1959. - Được QH nước VNDCCH khóa thứ nhất, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 31-12-1959 và được Chủ tịch nước VNDCCH công bố ngày 01-01-1960; - Ngoài Lời nói đầu - HP 1959 có X Chương, 112 Điều.

  6. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 3. Hiến pháp 1980. - Được Quốc hội khoá VI nước CHXHCNVN thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 18-12-1980. - Ngoài Lời nói đầu - HP 1980 có XII Chương, 147 Điều.

  7. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 4. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001). - Được QH nước CHXHCNVN khóa VIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15-4-1992 và được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố theo Lệnh số 68 -LCT/HĐNN ngày 18-4-1992; - Ngoài Lời nói đầu - HP 1992 có XII Chương, 147 Điều.

  8. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 5. Hiến pháp 2013. - Được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII ngày 28-11-2013. - Ngoài phần mở đầuHiến pháp 2013 gồm có 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992. Ngày 8/12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  9. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM Phần thứ hai NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP 2013 • * Quá trình thảo luận lấy ý kiến nhân dân. • Ngày 28-12-2012, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. • Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, ngày 23 tháng 11 năm 2012, đã có Nghị quyết số 38/2012/QH13 “V/v Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”.

  10. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • Ngày 28/12/2012 UB dự thảo sửa đổi HP năm 1992 đã ban hành KH số 216/KH-UBDTSĐHP về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi HP năm 1992 • Trước khi lấy ý kiến DN, QH đã 3 lần cho ý kiến. • Việc lấy ý kiến nhân dân về DT sửa đổi HP năm 1992 được Kỳ họp thứ 4, QH Khóa XIII quyết nghị bắt đầu triển khai từ ngày 2/1/2013 tới ngày 31/3/2013. • Kể từ sau ngày 31/3/2013 cho đến thời điểm 30/4/2013 và cho đến 30/9/2013 trước khi Dự thảo sửa đổi HP năm 1992 được trình QH thông qua, nhân dân vẫn tiếp tục đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi HP năm 1992.

  11. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • Kết quả tổng hợp của Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 cho thấy, các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã tổ chức khoảng 28.014 hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 15 triệu lượt ý kiến đóng góp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân về nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

  12. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM - 10h sáng Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước CHXHCNVN. * Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi

  13. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • Với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị;thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ...

  14. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 1. Về Lời nói đầu Được xây dựng trên cơ sở chắt lọc, lựa chọn  ý tứ, từ ngữ để nêu bật được một cách ngắn gọn, súc tích tinh thần, nội dung của HP, phản ánh được lịch sử hào hùng của dân tộc, những mốc lịch sử quan trọng, thành quả cách mạng to lớn mà Nhân dân ta đã đạt được. Ngay từ Lời nói đầu, HP đã thể hiện rõ mục tiêu dân chủ và khẳng định chủ quyền của Nhân dân Việt Nam trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ HP vì mục đích dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

  15. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 2. Về chế độ chính trị (Chương I) • Chương I của HP gồm 13 điều (từ điều 1 đến điều 13); • Được xây dựng trên cơ sở viết gọn lại tên Chương I của HP năm 1992 và đưa các quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh tại Chương XI của HP năm 1992 vì đây là những nội dung gắn liền với chế độ chính trị quốc gia. • HP năm 2013 bổ sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.

  16. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” và “nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp” được ghi nhận trong Hiến pháp. • Đồng thời bổ sung điều 4 quy định về trách nhiệm của Đảng “phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”.

  17. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 3. Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II) • Chương II của HP có 36 điều (từ điều 14 đến điều 49); • Được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V của HP năm 1992, đồng thời chuyển các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân tại các chương khác của HP 1992 về Chương này; • Sự thay đổi về tên gọi và bố cục này nhằm khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong HP, thể hiện nhất quán đường lối của đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

  18. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • Hiến pháp năm 2013 bổ sung một số quyền mới. • Quyền sống; • Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác; • Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; • Quyền được đảm bảo an sinh xã hội; • Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hoá, sử dụng các cơ sở văn hoá; • Quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp; • Quyền được sống trong môi trường trong lành.

  19. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 4. Về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Chương III) • Chương III của Hiến pháp gồm có 19 điều (từ điều 50 đến điều 68); • Được xây dựng trên cơ sở gộp Chương II - Chế độ kinh tế và Chương III - Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của Hiến pháp năm 1992 nhằm thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường.

  20. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 4.1. Về kinh tế Hiến pháp đã làm rõ hơn tính chất, mô hình kinh tế (Điều 50, Điều 51), vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Điều 52), tài sản công thuộc sở hữu toàn dân (Điều 53), việc quản lý và sử dụng đất đai (Điều 54) và bổ sung một điều mới (Điều 55) về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia và các nguồn tài chính công khác.

  21. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 4.2. Về xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường Hiến pháp cơ bản kế thừa những nội dung về từng lĩnh vực này trong Hiến pháp năm 1992 nhưng được thể hiện một cách tổng quát, mang tính nguyên tắc, còn những vấn đề và chính sách cụ thể sẽ do luật định (các Điều 57, 58, 59, 60, 61, 62 và 63).

  22. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 5. Về bảo vệ Tổ quốc (Chương IV) • Chương IV của HP gồm có 5 điều (từ điều 64 đến điều 68); • Trên cơ sở giữ nội dung và bố cục của Chương IV của HP năm 1992, HP xác định bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, phải được thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. • HP khẳng định và làm sâu sắc hơn vai trò nòng cốt của LLVT nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, sự gắn kết giữa nhiệm vụ đối ngoại với QP-AN trong việc xây dựng đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện nghĩa vụ quốc tế và góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

  23. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 6. Về bộ máy nhà nước (có 6 chương, 50 điều từ điều 69-118) • Tiếp tục kế thừa bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước trong HP năm 1992, thể chế hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền, HP định danh và làm rõ hơn nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; • Xác định rõ hơn chức năng, thẩm quyền của cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và điều chỉnh lại một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này; • Bổ sung một số thiết chế hiến định độc lập là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

  24. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • 6.1. Về Quốc hội (Chương V) • Chương V của HP gồm có 17 điều (từ điều 69 đến điều 85); • Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của QH, các cơ quan của QH cơ bản giữ như quy định của HP năm 1992; • Đồng thời, có sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

  25. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 6.2. Về Chủ tịch nước (Chương VI) • Chương VI của HP có 8 điều (từ điều 86 đến điều 93); • HP tiếp tục giữ các quy định của HP năm 1992 về vị trí, vai trò của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. • Cách thể hiện như vậy phù hợp với bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta do Đảng lãnh đạo. • HP sắp xếp, bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

  26. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • 6.3. Về Chính phủ (Chương VII) • Chương VII của HP có 8 điều (từ điều 94 đến điều 101); • HP tiếp tục kế thừa quy định của HP năm 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94).

  27. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ: kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp mới đã sắp xếp, cơ cấu lại nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ cho phù hợp với vị trí, chức năng của Chính phủ với tính chất là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và cơ quan thực hiện quyền hành pháp.

  28. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • Về Thủ tướng Chính phủ: Hiến pháp sắp xếp, cơ cấu lại; • Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm tương thích với nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; • Làm rõ hơn thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc định hướng, điều hành hoạt động của Chính phủ; • Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ TW đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia; • Bổ sung thẩm quyền quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; • Tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Điều 98).

  29. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • Về Bộ trưởng và các thành viên Chính phủ: Hiến pháp làm rõ hơn mối quan hệ giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ. • Nhằm tăng cường trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hiến pháp quy định các thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ (Điều 95). • Hiến pháp bổ sung quy định “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý” (khoản 2 Điều 99).

  30. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • 6.4. Về Tòa án nhân dân (Chương VIII) • Chương VIII của HPcó 8 điều (từ điều 102 đến điều 109). • Trên cơ sở tiếp tục kế thừa quy định của HP năm 1992 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các nguyên tắc hoạt động của TAND, HP bổ sung quy định TAND thực hiện quyền tư pháp (Điều 102). • Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (khoản 3 Điều 102); • Sửa đổi quy định về hệ thống tổ chức Tòa án (khoản 2 Điều 102) cho phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp theo hướng không xác định cấp Tòa án cụ thể trong HP mà để luật định, làm cơ sở hiến định cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động tư pháp, phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền.

  31. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • 6.5. Về Viện kiểm sát nhân dân (Chương VIII) • HP tiếp tục kế thừa và khẳng định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như HP năm 1992 (khoản 1 Điều 107). • Đồng thời, thể chế hóa yêu cầu về đổi mới hệ thống tổ chức VKSND và để phù hợp với mô hình TAND, HP đã sửa đổi quy định về hệ thống tổ chức VKS cho phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp (khoản 2 Điều 107). • Hiến pháp bổ sung và làm rõ hơn nguyên tắc “khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát” (khoản 2 Điều 109).

  32. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • 6.6. Về chính quyền địa phương (Chương IX) • Chương IX của HP có 7 điều (từ điều 110 đến điều 116); • Được xây dựng trên cơ sở đổi tên Chương IX (HĐND, UBND) của HP năm 1992 và quy định một cách tổng quát về phân chia đơn vị hành chính, còn những vấn đề về tổ chức, thẩm quyền của từng cấp chính quyền địa phương sẽ do luật định.

  33. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • 6.7. Về Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước (Chương X) • Chương X của HP có 2 điều (từ Điều 117 đến Điều 118). • Để làm rõ hơn quyền làm chủ của Nhân dân, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN, HP bổ sung 2 thiết chế hiến định độc lập vào Chương X gồm Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

  34. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • Về Hội đồng bầu cử quốc gia: HP bổ sung thiết chế Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do QH, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu QH, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp (Điều 117). • Việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia nhằm góp phần thể hiện tính khách quan trong chỉ đạo tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.

  35. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • Về Kiểm toán nhà nước: HP hiến định địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước trong HP để tăng cường vị thế và trách nhiệm của cơ quan Kiểm toán nhà nước. • Đây là cơ quan do QH thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, có chức năng kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công (Điều 118). • Do các cơ quan này là những thiết chế hiến định mới nên HP chỉ quy định một cách tổng quát, còn các vấn đề cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, số lượng thành viên và nhiệm kỳ của thành viên của các cơ quan này do luật định.

  36. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • 7. Về hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp (Chương XI) • Chương XI của HP có 2 điều (từ Điều 119 đến Điều 120). • HP tiếp tục khẳng định HP là luật cơ bản của nước CHXHCNVN, có hiệu lực pháp lý cao nhất; • Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với HP; • Đồng thời, bổ sung và quy định rõ mọi vi phạm HP đều bị xử lý cũng như trách nhiệm của Quốc hội và các cơ quan nhà nước cũng như toàn dân trong việc bảo vệ HP (Điều 119).

  37. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM Về quy trình sửa đổi Hiến pháp. • HP đã cụ thể hóa các quy định về thẩm quyền đề nghị sửa đổi HP, thủ tục soạn thảo HP, quy trình thông qua HP (Điều 120). • Theo đó, Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu QH có quyền đề nghị làm HP, sửa đổi Hiến pháp. • QH quyết định việc làm HP, sửa đổi HP khi có ít nhất hai phần ba tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành. • QH thành lập Ủy ban dự thảo HP. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình QH dự thảo HP. • HP được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu QH biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về HP do QH quyết định (Điều 120). • Đây là một điểm mới quan trọng, thể hiện chủ quyền của Nhân dân.

  38. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM Phần thứ ba MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN, TRONG ĐIỀU 4, ĐIỀU 10 HIẾN PHÁP • 1 . Điều 4: HP nước CHXHCNVN • 1.1. Ý nghĩa, sự cần thiết phải có Điều 4. • Kế thừa HP năm 1980 và HP năm 1992, HP 2013 tiếp tục khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. • Điều 4 của HP 2013 là sự Hiến định về vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

  39. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • Điều 4 của HP 2013 có những sự đổi mới, bổ sung quan trọng cả về nội dung và hình thức trình bày so với Hiến pháp năm 1992. • Điều 4 của HP - đạo luật gốc, văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước ta, sẽ là chỗ dựa pháp lý cho sự tồn tại, hoạt động, lãnh đạo, cầm quyền của Đảng CSVN, là cơ sở pháp lý để đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, muốn chuyển hóa chế độ chính trị của nước ta, từng bước lái Việt Nam đi theo chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

  40. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • 1.2. Nội dung Điều 4. • 1.2.1. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng • So với Hiến pháp năm 1992, Điều 4 HP 2013 đã thể hiện đầy đủ hơn bản nhất của Đảng theo tinh thần Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011). • Hiến pháp khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng".

  41. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • Như vậy việc xác định bản chất của Đảng như đã nêu ở trên là khoa học, nó thể hiện đúng mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc trong quan niệm về bản chất của Đảng, tránh rơi vào hai quan điểm cực đoan là quan điểm xét lại về "Đảng toàn dân" hoặc quan điểm giai cấp theo nghĩa hẹp hòi, biệt phái, tách rời với nhân dân, với dân tộc.

  42. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • 1.2.2. Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội • Đảng CSVN ra đời, tồn tại, hoạt động vì lợi ích của GCCN và dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. • Thực tiễn hơn 80 năm qua đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. • Ngày nay trên thế giới, Hiến pháp của nhiều nước đều quy định về đảng chính trị. "Đảng cầm quyền" đã trở thành một khái niệm chính trị - pháp lý quốc tế.

  43. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là phủ nhận lịch sử, phủ nhận lòng tin của nhân dân với Đảng. • Trong Điều 4 của HP 2013, mặc dù không dùng thuật ngữ "đảng cầm quyền", song khi khẳng định Đảng CSVN là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" thì đó cũng có nghĩa Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền. • Là đảng cầm quyền, Đảng phải thường xuyên chống nguy cơ sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu, mất dân chủ, tham nhũng, sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên.

  44. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • 1.2.3. Trách nhiệm của Đảng đối với nhân dân • Khác với HP 1992, trong HP 2013 đã bổ sung một nội dung mới rất quan trọng ở khoản 2 Điều 4. Đó là "Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình". • Để gắn bó mật thiết với ND, Đảng phải thật sự vì dân, lấy việc phục vụ ND làm mục đích cao nhất của mình. • Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng phải chịu trách nhiệm trước ND không chỉ về những quyết định của mình mà còn về toàn bộ sự lãnh đạo của Đảng. • Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Đảng phải chịu sự giám sát của ND, nhất là trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền.

  45. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • 1.2.4. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng CSVN hoạt động trong khuôn khổ HP và PL. • Nếu trong HP 1992 chỉ khẳng định "mọi tổ chức của Đảng..." thì HP 2013 đã bổ sung đầy đủ hơn là các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. • Trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, pháp luật là tối thượng nên không chỉ tổ chức của Đảng mà mọi đảng viên đều phải có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành HP và PL.

  46. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM • HP và PL là sự thể chế hóa Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, là cơ sở pháp lý cho sự vận hành của xã hội trong kỷ cương, trật tự. • Cần nâng cao nhận thức về PL và ý thức tự giác thi hành PL của mọi cán bộ, đảng viên, đảng viên phải gương mẫu trong việc chấp hành PL, kiên quyết chống lại những hành vi vi phạm HP và pháp luật, vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân, vi phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội...

  47. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 2. Điều 10 HP 2013 Điều 10   Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

  48. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM 2. Điều 10 HP 2013 2.1. Công đoàn Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội của GCCN và NLĐ được khẳng định trong HP. - Quy định về tổ chức CĐVN trong HP đã có từ các bản HP trước đây. + HP năm 1959, khi mà chưa có bất cứ tổ chức CT-XH nào được quy định trong HP thì đã có quy định về CĐVN tại Ðiều 10 HP năm 1959. Khi đó CĐ chưa được quy định thành một điều riêng, nhưng cũng đã thể hiện rất rõ vai trò và vị trí của tổ chức CĐ trong xã hội. Cụ thể Ðiều 10 HP năm 1959 quy định: "Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất. Nhà nước dựa vào các cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn, hợp tác xã và các tổ chức khác của nhân dân lao động để xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế".

  49. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM + HP năm 1980 đã dành riêng Ðiều 10 quy định về CĐVN, cụ thể là "Tổng công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của GCCN Việt Nam, là trường học chủ nghĩa cộng sản, trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn tham gia công việc Nhà nước và kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước, tham gia quản lý xí nghiệp; giáo dục công nhân, viên chức; tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa; cùng với cơ quan Nhà nước chăm lo đời sống và bảo đảm quyền lợi của công nhân, viên chức".

  50. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM + Ðến HP năm 1992 tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của CĐVN. Ðiều 10 đã được sửa đổi, bổ sung, cụ thể là: "Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của GCCN và của NLĐ cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những NLĐ khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". + Năm 2001, HP năm 1992 được sửa đổi một số điều, liên quan đến Ðiều 10, tại thời điểm đó, Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung HP đã xem xét kỹ lưỡng và quyết định giữ nguyên. Như vậy có thể nói, quy định về CĐ trong HP đã có từ rất sớm, tồn tại suốt 55 năm qua và luôn có một điều quy định riêng.

More Related