20 likes | 21 Views
Mazda2 is considered one of the best-handling cars in the class. On the open road, the Jazz easily maintains highway speeds and cruises comfortably, although the high revs are noticeable. At 100km/h in top gear the Honda engine was revving approximately 1000rpm higher than the Mazda unit. <br>
E N D
Các phong cách lãnh đạo thường gặp Các phong cách lãnh đạo khác nhau sẽ có những đặc điểm, những ưu nhược điểm khác nhau và còn tùy thuộc vào từng môi trường, phẩm chất đạo đức khác nhau. Có 4 loại phong cách lãnh đạo chủ yếu như sau: • Phong cách lãnh đạo dân chủ • Phong cách lãnh đạo thích ứng • Phong cách lãnh đạo chuyên quyền • Phong cách lãnh đạo trao quyền Thông thường, cả 4 phong cách này đều xuất hiện ở những người lãnh đạo, nhưng sẽ có một dạng phong cách nào đó nổi trội nhất và tạo nên phong cách chủ đạo của người lãnh đạo đó. Sau đây, chúng ta sẽ đi vào từng loại phong cách lãnh đạo để hiểu rõ hơn về những đặc điểm, những ưu nhược điểm của các phong cách lãnh đạo này. Phong cách lãnh đạo dân chủ Dân chủ là phong cách lãnh đạo được nhiều người theo đuổi. Đây là phong cách lãnh đạo phổ biến nhất trong đó các nhà lãnh đạo cho phép một hoặc một vài nhân viên tham gia vào quá trình đưa ra quyết định trước một vấn đề nào đó, cùng phân tích để xác định những điều cần thiết phải thực hiện và cách thức để làm như thế nào. Tuy nhiên, dù đưa ra những ý kiến đóng góp từ nhân viên thì những người lãnh đạo cũng sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Điều đó không có nghĩa là nhà lãnh đạo có năng lực yếu kém cần phải có sự góp ý từ nhân viên. Sử dụng phong cách lãnh đạo này giúp nhà lãnh đạo nhận được sự tôn trọng của nhân viên hơn. Các nhà lãnh đạo nữ ưa thích phong cách lãnh đạo này bởi nữ giới coi trọng các mối quan hệ với cấp dưới và sự bình đẳng. a. Ưu điểm • Tạo động lực làm việc cho nhân viên • Tạo mối quan hệ tích cực với nhân viên • Giúp nhân viên chủ động và sáng tạo trong công việc • Giúp nhân viên phát huy được năng lực của bản thân • Vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng thông qua cuộc thảo luận sôi nổi • Người lãnh đạo sẽ dẫn dắt để những cuộc thảo luận thực sự là thảo luận, đạt kết quả ngay cả khi không có mặt người lãnh đạo ở đó. b. Nhược điểm • Nếu người lãnh đạo nhu nhược và không đủ quyết đoán sẽ dẫn tới tình trạng theo đuôi nhân viên, không định hướng được hướng đi đúng đắn, từ đó đưa ra quyết định chậm chạp và sai lệch. • Trong những tình huống cấp bách phải đưa ra quyết định lập tức, thì lãnh đạo dân chủ lại luôn ưu tiên việc đóng góp ý kiến chung sẽ dẫn đến các dự án bị trì trệ. • Phong cách lãnh đạo dân chủ cũng có thể khiến các thành viên trong nhóm nản chí khi ý tưởng mà họ tâm đắc lại không được lựa chọn, hoặc vì họ nằm trong ý kiến thiểu số. Điều này dẫn đến tinh thần làm việc nhóm bị ảnh hưởng, thậm chí là bất đồng với người đứng đầu.
Phong cách lãnh đạo thích ứng Lãnh đạo thích ứng là loại phong cách lãnh đạo linh hoạt dựa trên việc đánh giá môi trường và cá nhân được dẫn dắt. Thường các nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này cho phép đội ngũ nhân viên hoạt động trong môi trường năng động để đảm bảo thích ứng với sự thay đổi. Nhà lãnh đạo dựa trên định hướng môi trường, dẫn dắt đội ngũ với sự đồng cảm, học tập từ thực tiễn để tạo ra những giải pháp có lợi. a. Ưu điểm • Vận hành linh hoạt, đáp ứng với yêu cầu của những thay đổi trong môi trường kinh doanh • Nhiều ý tưởng mới được áp dụng • Học hỏi từ kinh nghiệm thực tế b. Nhược điểm • Đội ngũ nhân viên cần được đào tạo đầy đủ các kỹ năng để thích ứng nếu không sẽ rất khó để đảm bảo hiệu quả Phong cách lãnh đạo chuyên quyền Chuyên quyền xuất hiện khi nhà lãnh đạo đưa ra một ý kiến và buộc nhân viên phải làm theo như những gì lãnh đạo đưa ra, không có bất cứ góp ý hay lời khuyên nào từ các nhân viên cấp dưới. Phong cách lãnh đạo này chỉ được áp dụng trong một vài trường hợp khi mà người lãnh đạo đã nắm chắc sự thành công khi nhân viên thực hiện theo mình, khi không có thời gian, khi nhận thấy các nhân viên đã có đủ động lực để làm việc. Các nhà lãnh đạo nữ ít có xu hướng sử dụng phong cách lãnh đạo này bởi họ thích sự dân chủ, thích lắng nghe và hợp tác hơn là ra lệnh. a. Ưu điểm Nghe từ chuyên quyền có vẻ như thiên về phần tiêu cực nhiều hơn, tuy nhiên phong cách lãnh đạo này cũng có những thế mạnh riêng và phát huy khi sử dụng đúng cách. • Giúp nhân viên nhìn thẳng vào vấn đề và giải quyết vấn đề nhanh chóng • Dập tắt những mâu thuẫn trong nội bộ các nhân viên trước một kế hoạch làm việc nào đó. • Đưa nhân viên vào một quỹ đạo làm việc nghiêm túc, rõ ràng. b. Nhược điểm • Gây sự khó chịu cho nhân viên • Tạo cảm giác bị gò bó và thâu tóm, dắt mũi đối với nhân viên • Khiến nhân viên làm việc một cách thụ động • Hạn chế sự sáng tạo của nhân viên trong công việc Phong cách lãnh đạo trao quyền Lãnh đạo trao quyền là một phong cách lãnh đạo tiếp cận thực hành, khuyến khích nhóm đưa ra quyết định. Nhà lãnh đạo sẽ tập trung vào một số cá nhân có năng lực để giao phó các nhiệm vụ. Để đạt được hiệu quả, người lãnh đạo thường cần đánh giá khả năng của nhóm trước khi trao quyền cho nhóm. a. Ưu điểm • Nhân viên có năng lực được chủ động trong công việc • Tạo động lực và thúc đẩy mọi người bằng cảm hứng thay vì thuyết phục. • Công việc được phân bổ phù hợp theo năng lực, tránh tình trạng bị dồn ứ việc b. Nhược điểm • Dễ dẫn đến tình trạng không đảm bảo tiến độ nếu nhân viên không chủ động Trong phần tiếp theo tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu việc đưa ra quyết định của các nhà lãnh đạo nữ khi họ áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo thích ứng. Đây là 2 phong cách lãnh đạo được đánh giá được các nhà lãnh đạo nữ ưa thích hơn cả.