1 / 18

QuẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO

QuẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO. Hàng tồn kho?. Động cơ duy trì hàng tồn kho. Động cơ hoạt động: đủ hàng để hoạt động liên tục, bình thường Động cơ dự trữ: dự phòng trước khả năng gia tăng khối lượng sxkd Động cơ đầu cơ: phản ứng trước dự báo khan hiếm, biến động giá cả trên thị trường.

garry
Download Presentation

QuẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. QuẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO

  2. Hàng tồn kho?

  3. Động cơ duy trì hàng tồn kho • Động cơ hoạt động: đủ hàng để hoạt động liên tục, bình thường • Động cơ dự trữ: dự phòng trước khả năng gia tăng khối lượng sxkd • Động cơ đầu cơ: phản ứng trước dự báo khan hiếm, biến động giá cả trên thị trường

  4. Mức đầu tư vào hàng tồn kho =? Mức đầu tư vào hàng tồn kho phải gắn liền với • Nhu cầu hàng tồn kho • Chi phí đặt hàng • Chi phí tồn kho

  5. Cao hay thấp? Mức tồn kho thấp: • Tiết kiệm vốn đầu tư • Tốn kém chi phí đặt hàng • Chi phí tồn kho thấp (chi phí kho bãi, chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm, chi phí cơ hội vốn,...) • Rủi ro thiếu hàng cung cấp kịp thời và có thể mất khách hàng Mức tồn kho cao • Đòi hỏi nhiều vốn đầu tư • Tiết kiệm được chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển hàng về kho • Chi phí tồn kho cao (chi phí kho bãi, chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm, chi phí cơ hội vốn,...)

  6. Xác định lượng đặt hàng tối ưu để tối thiểu hóa chi phí quản trị hàng tồn kho nhưng phải đảm bảo không thiếu hụt dự trữ?

  7. MÔ HÌNH EOQ Quyết định đánh đổi giữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho

  8. Chi phí quản trị hàng tồn kho • Tổng chi phí = chi phí đặt hàng + chi phí tồn kho = (CP 1 ĐĐH x Số ĐH) + (CP tồn kho 1 đv x Mức tồn kho bq) Trong đó • Số ĐH = Tổng nhu cầu hàng cần nhập trong kỳ kế hoạch / Số lượng của 1 lần đặt hàng • Mức tồn kho bình quân = (Số lượng của 1 lần đặt hàng + 0)/2 Giả định: (1) tỷ lệ xuất kho không đổi (2) sẽ nhận được hàng mới nhập đúng vào ngày hàng cũ đã sử dụng hết.

  9. Tổng chi phí (T) = (FxS/Q) + (C x Q/2) Công thức thể hiện sự đánh đổi giữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho: • Lượng đặt hàng mỗi lần càng lớn thì số lượng đặt hàng càng thấp, do đó chi phí đặt hàng thấp • Tuy nhiên lượng đặt hàng mỗi lần lớn đã làm cho mức tồn kho bình quân lớn khiến cho chi phí tồn kho càng cao.

  10. Lượng đặt hàng tối ưu • Lượng đặt hàng tối ưu (Lượng đặt hàng kinh tế - EOQ - Economic Order Quantity): số lượng của 1 lần đặt hàng làm cho tổng chi phí quản trị hàng tồn kho thấp nhất. dT/dQ = - FS/Q2 + C/2 Tmin khi dT/dQ = 0  FS/Q2 = C/2 Q = Giả định: (1) Dự báo tương đối chính xác tổng nhu cầu (S) trong kỳ kế hoạch (2) Tốc độ sử dụng hàng tồn kho cố định (3) Cp 1 lần đặt hàng (F) cố định (4) CP tồn kho cho 1 đơn vị hàng (C) cố định • Những giả định nếu trên chính là những hạn chế của mô hình.

  11. Ví dụ: Tổng nhu cầu theo kế hoạch của hàng A trong năm 2010 là 4.000 đơn vị, chi phí mỗi lần đặt hàng là cố định 20 triệu đồng, chi phí tồn kho cho 1 đơn vị là cố định 1 triệu đồng. Xác định lượng đặt hàng tối ưu? Mức tồn kho bình quân? Xác định số lần đặt hàng trong năm?

  12. EOQ = 400 đơn vị Giải thích: Với lượng đặt hàng mỗi lần là 400 đơn vị, doanh nghiệp sẽ có tổng chi phí quản trị hàng tồn kho (chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho) là nhỏ nhất. * Mức tồn kho bình quân = EOQ/2 = 200 đơn vị

  13. Khi nào cần đặt hàng? • EOQ = 400 đơn vị  Số lần đặt hàng trong năm = S/EOQ = 10 lần Như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện 10 lần đặt hàng trong năm. Khi nào cần đặt hàng?

  14. Điểm đặt hàng Điểm đặt hàng: là mức tồn kho mà DN cần phải đặt hàng • Điểm đặt hàng = Mức giảm tồn kho từng ngày x thời gian đặt hàng (ngày) Trong đó Mức giảm tồn kho từng ngày

  15. Tiếp theo ví dụ trên, nếu doanh nghiệp mất 3 ngày để nhận được lô hàng mới, kể từ ngày đặt hàng, thì điểm đặt hàng được xác định như sau (với giả sử 1 năm có 300 ngày, sau khi trừ đi những ngày nghỉ lễ, tết)

  16. Nếu hàng cung ứng bị chậm trễ hoặc tốc độ sử dụng hàng tồn kho cao hơn dự tính ban đầu?

  17. MÔ HÌNH EOQ MỞ RỘNG • Tồn kho an toàn: • Khi doanh thu hoặc chu kỳ sản xuất không ổn định hoặc thời gian cung ứng hàng không chắc chắn (lô hàng mới đặt chưa nhập về kịp)  doanh nghiệp phải sử dụng đến “tồn kho an toàn”. Càng không ổn định thì mức tồn kho an toàn càng tăng. • Nếu chi phí duy trì tồn kho không đổi, giá cả hàng hóa tăng thì có xu hướng làm giảm lượng tồn kho an toàn. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại (chi phí) nếu trong kho không còn hàng để sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục.

  18. MÔ HÌNH EOQ MỞ RỘNG • Doanh nghiệp cần đánh giá khả năng biến động của lượng cầu và tốc độ sử dụng để cân nhắc việc đánh đổi giữa chi phí do thiếu hàng và chi phí duy trì tồn kho an toàn. • Mức tồn kho bình quân = • Điểm đặt hàng = (Mức giảm tồn kho từng ngày x thời gian đặt hàng (ngày)) + tồn kho an toàn

More Related