1 / 71

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN. Luật gia: Dương Quang Thọ. Phần I. Những vấn đề chung. Những vấn đề chung.

colby
Download Presentation

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN Luật gia: Dương Quang Thọ

  2. Phần I. Những vấn đề chung

  3. Những vấn đề chung Luật nghĩa vụ quân sự (NVQS) được Quốc hội ban hành lần đầu vào năm 1960, được thay thế bằng Luật NVQS năm 1981 và từ đó đến nay cũng đã có nhiều lần sửa đổi bổ sung, cho đến lần gần đây nhất là Luật NVQS 2005. Sau đây là một số nội dung cơ bản của Luật NVQS

  4. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.

  5. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 2 Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong QĐND VN. Làm nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội. Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ. Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị.

  6. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 3 Công dân nam giới, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú, có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong QĐNDVN.

  7. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 4 Phụ nữ có chuyên môn cần cho quân đội, trong thời bình, phải đăng ký NVQS và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ. Trong thời chiến theo quyết định của CP, phụ nữ được gọi nhập ngũ và đảm nhiệm công tác thích hợp.

  8. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 5 Những người sau đây không được làm nghĩa vụ quân sự: 1- Người đang trong thời kỳ bị pháp luật hoặc TAND tước quyền phục vụ trong các LLVTND; 2- Người đang bị giam giữ.

  9. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 6 Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị gồm có sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ. Chế độ phục vụ của sĩ quan do Luật về sĩ quan QĐNDVN quy định.

  10. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG "Điều 10. Các cơ quan NN, MTTQVN và các tổ chức thành viên, các tổ chức KT, các tổ chức XH, nhà trường và gia đình, trong phạm vi chức năng của mình, có trách nhiệm động viên, giáo dục và tạo điều kiện cho công dân làm tròn NVQS".

  11. CHƯƠNG IIVIỆC PHỤC VỤ TẠI NGŨCỦA HẠ SĨ QUAN VÀ BINH SĨ

  12. CHƯƠNG IIVIỆC PHỤC VỤ TẠI NGŨCỦA HẠ SĨ QUAN VÀ BINH SĨ “Điều 12 Công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 đến hết 25 tuổi”.

  13. CHƯƠNG IIVIỆC PHỤC VỤ TẠI NGŨCỦA HẠ SĨ QUAN VÀ BINH SĨ Điều 13 Công dân nam giới đến 17 tuổi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong quân đội, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng BQP, thì có thể được nhận vào học ở trường quân sự và được công nhận là quân nhân dân tại ngũ.

  14. CHƯƠNG IIVIỆC PHỤC VỤ TẠI NGŨCỦA HẠ SĨ QUAN VÀ BINH SĨ “Điều 14 Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 18 tháng. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là 24 tháng”.

  15. CHƯƠNG IIVIỆC PHỤC VỤ TẠI NGŨCỦA HẠ SĨ QUAN VÀ BINH SĨ Điều 15 Khi cần thiết, Bộ trưởng BQP được quyền giữ hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ tại ngũ thêm một thời gian không quá 6 tháng so với thời hạn quy định ở Điều 14 của Luật này.

  16. CHƯƠNG IIVIỆC PHỤC VỤ TẠI NGŨCỦA HẠ SĨ QUAN VÀ BINH SĨ “Điều 16 Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ do Bộ trưởng BQP quy định. Thời gian đào ngũ không được tính vào thời hạn phục vụ tại ngũ”.

  17. CHƯƠNG III VIỆC CHUẨN BỊ CHO THANH NIÊN PHỤC VỤ TẠI NGŨ

  18. CHƯƠNG IIIVIỆC CHUẨN BỊ CHO TH NIÊN PHỤC VỤ TẠI NGŨ "Điều 17. Công dân nam giới, trước khi đến tuổi nhập ngũ và trước khi nhập ngũ, phải được huấn luyện theo chương trình QS phổ thông, bao gồm giáo dục CT, huấn luyện QS, rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật và rèn luyện thể lực. Việc huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở các trường thuộc chương trình chính khoá; nội dung huấn luyện do Bộ trưởng BQP phối hợp với Bộ trưởng BGD- ĐT quy định.

  19. CHƯƠNG IIIVIỆC CHUẨN BỊ CHO TH NIÊN PHỤC VỤ TẠI NGŨ Việc huấn luyện QS phổ thông cho thanh niên không học ở các trường do Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan NN tổ chức; nội dung huấn luyện do Bộ trưởng BQP quy định. Bộ trưởng BQP cùng với người đứng đầu các cơ quan NN, tổ chức XH liên quan chỉ đạo việc huấn luyện quân sự phổ thông. Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện, trong phạm vi chức năng của mình, chỉ đạo việc huấn luyện QS phổ thông cho thanh niên thuộc địa phương mình; các tổ chức KT, XH có trách nhiệm tạo điều kiện cho thanh niên làm việc ở cơ sở mình tham gia huấn luyện QS phổ thông".

  20. CHƯƠNG IIIVIỆC CHUẨN BỊ CHO TH NIÊN PHỤC VỤ TẠI NGŨ "Điều 19. UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị cho công dân phục vụ tại ngũ và gọi công dân nhập ngũ. Tháng 1 hàng năm, Chủ tịch UBND cấp xã, hiệu trưởng các trường dạy nghề, các trường trung học, thủ trưởng các cơ quan, người phụ trách các tổ chức KT, các tổ chức XH và các đơn vị cơ sở khác phải báo cáo danh sách công dân nam giới đủ 17 tuổi trong năm đó cho BCH quân sự cấp huyện theo quy định của Bộ trưởng BQP".

  21. CHƯƠNG IIIVIỆC CHUẨN BỊ CHO TH NIÊN PHỤC VỤ TẠI NGŨ Điều 20 Tháng 4 hàng năm, theo lệnh gọi của chỉ huy trưởng QS huyện, quận, công dân nam giới đủ 17 tuổi trong năm đó phải đến cơ quan QS để đăng ký NVQS. Việc kiểm tra sức khoẻ cho những người đăng ký NVQS do cơ quan y tế huyện, quận phụ trách. Người đã đăng ký NVQS được gọi là người sẵn sàng nhập ngũ.

  22. CHƯƠNG IV VIỆC NHẬP NGŨ, XUẤT NGŨ

  23. MỤC 1VIỆC GỌI NHẬP NGŨ Điều 21 "Hàng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ 1-2 lần, thời gian gọi nhập ngũ và số lượng công dân nhập ngũ trong năm do CP quyết định". "UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong địa phương mình, bảo đảm công khai, dân chủ và công bằng; đúng thời gian, đủ số lượng, đúng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Các đơn vị nhận quân có trách nhiệm phối hợp với UBND các cấp thực hiện nhiệm vụ này".

  24. MỤC 1VIỆC GỌI NHẬP NGŨ "Điều 23. UBND cấp xã, cơ quan NN các tổ chức KT, các tổ chức XH và các đơn vị cơ sở khác có trách nhiệm tổ chức tiễn đưa và bảo đảm cho công dân được gọi nhập ngũ của cơ sở mình có mặt đúng thời gian và địa điểm quy định. Chính quyền nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện chế độ, chính sách đối với gia đình quân nhân".

  25. MỤC 2 HỘI ĐỒNG NVQS “Điều 24 1. UBND các cấp thành lập Hội đồng NVQS ở cấp mình để giúp UBND tổ chức thực hiện công tác NVQS ở địa phương.

  26. MỤC 2 HỘI ĐỒNG NVQS 2. Thành phần của HĐ NVQS các cấp được quy định như sau: a) Hội đồng NVQS cấp tỉnh, huyện, quận, gồm có Chủ tịch là Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch là Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương, các uỷ viên là người phụ trách các ngành CA, TP, LĐ-TB-XH, YT, GD, VHTT, LĐLĐ, TN, PN, CCB, ND, MTTQ. b) Hội đồng NVQS cấp xã gồm có Chủ tịch là Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch là xã đội trưởng, các uỷ viên là người phụ trách các ngành CA, TP,YT, TC, MTTQ và các thành viên của MTTQ và một số thành viên khác do Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định.

  27. MỤC 2HỘI ĐỒNG NVQS 3. Hội đồng NVQS làm việc theo nguyên tắc tập thể; nghị quyết của Hội đồng phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng biểu quyết tán thành”.

  28. MỤC 3VIỆC HOÃN GỌI NHẬP NGŨ, VIỆC MIỄNLÀM NVQS Điều 3. Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ(Nghị định 38/2007/NĐ-CP) Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: 1. Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ. 2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động. 3. Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được ỦBND cấp xã xác nhận.

  29. Hoãn nhập ngũ thời bình 4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ. 5. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong 3 năm đầu.  6. Người thuộc diện di dân, dãn dân trong 3 năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển KT-XH của NN do UBND cấp tỉnh trở lên quyết định.

  30. Hoãn nhập ngũ thời bình    7. Cán bộ, công chức, viên chức; thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan NN, tổ chức chính trị, tổ chức CT-XH đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên.      8. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận.

  31. Hoãn nhập ngũ thời bình  9. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 bao gồm: a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học; b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề; c) Trường cao đẳng, đại học; d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

  32. Hoãn nhập ngũ thời bình 10. Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của  tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người VN định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ VN hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên.

  33. Hoãn nhập ngũ thời bình 11. Công dân đang học tập tại các trường quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khoá đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

  34. Miễn gọi nhập ngũ Điều 4.Miễn gọi nhập ngũ (Nghị định 38/2007/NĐ-CP) Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình: 1. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1.  2. Một người anh trai hoặc em trai của liệt sĩ.  3. Một con trai của thương binh hạng 2.  4. Cán bộ, CC, VC, TNXP, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này đã phục vụ từ 24 tháng trở lên.

  35. Miễn gọi nhập ngũ Điều 30 Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật do Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định thì được miễn làm nghĩa vụ quân sự.

  36. Việc hoãn, miễn NVQS Điều 31 Việc hoãn gọi nhập ngũ và miễn làm nghĩa vụ quân sự theo Điều 29 và Điều 30 của Luật này do UBND cấp huyện quyết định. Danh sách những người được hoãn gọi nhập ngũ và những người được miễn làm NVQS phải được công bố.

  37. MỤC 4. VIỆC XUẤT NGŨ Điều 32 Hạ sĩ quan và binh sĩ đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn quy định thì được xuất ngũ. Theo lệnh của Bộ trưởng BQP, người chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên có trách nhiệm thực hiện việc xuất ngũ cho hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc quyền. Phải thông báo thời gian xuất ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ cho địa phương, đơn vị cơ sở, và bản thân quân nhân biết 1 tháng trước khi hết hạn phục vụ tại ngũ.

  38. MỤC 4. VIỆC XUẤT NGŨ Điều 33 Hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: 1- Được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận là không đủ sức khoẻ để tiếp tục phục vụ tại ngũ; 2- Có hoàn cảnh gia đình như khó khăn ( Người là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động mà không có nơi nương tựa. Người con trai còn lại duy nhất của gia đình liệt sĩ).

  39. MỤC 4. VIỆC XUẤT NGŨ Điều 34 Hạ sĩ quan và binh sĩ đã hết hạn phục vụ tại ngũ có thể tình nguyện ở lại phục vụ trên hạn định thêm một thời gian ít nhất là một năm. Chế độ phục vụ tại ngũ trên hạn định của hạ sĩ quan và binh sĩ do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định.

  40. MỤC 4. VIỆC XUẤT NGŨ Điều 35 Hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ khi về đến nơi cư trú, trong thời hạn 15 ngày, phải đến Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và Ban chỉ huy quân sự huyện, quận để đăng ký vào ngạch dự bị.

  41. MỤC 4. VIỆC XUẤT NGŨ Điều 36 Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thủ trưởng các cơ quan, xí nghiệp và các đơn vị cơ sở khác có trách nhiệm: 1- Tổ chức đón tiếp những quân nhân xuất ngũ trở về; 2- Tạo điều kiện cho quân nhân xuất ngũ nhanh chóng ổn định đời sống.

  42. Một số chế độ chính sách….( NĐ122/2006/NĐ-CP) Điều 2. Chế độ phụ cấp kéo dài thời gian phục vụ 1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn 18 tháng, được Bộ trưởng BQP quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì từ tháng thứ 19 trở đi, hàng tháng được hưởng thêm 200% phụ cấp quân hàm hiện hưởng. 2. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn 24 tháng thì từ tháng thứ 19 trở đi, hàng tháng được hưởng thêm 200% phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

  43. Một số chế độ chính sách….( NĐ122/2006/NĐ-CP) 3. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn 24 tháng, được BT BQP quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì từ tháng thứ 25 trở đi, hàng tháng được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng. 4. Khoản phụ cấp thêm từ tháng thứ 19 và tháng thứ 25 trở đi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, không áp dụng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang chờ chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng; chờ đi học, dự thi tuyển sinh quân sự; đang học ở các học viện, nhà trường trong, ngoài quân đội và các trường hợp khác.

  44. Một số chế độ chính sách….( NĐ122/2006/NĐ-CP) Điều 3. Chế độ nghỉ phép Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ năm thứ 2 trở đi mỗi năm được nghỉ phép một lần, thời gian một lần nghỉ là 10 ngày (không kể thời gian đi, về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định. Riêng hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường, thời gian học từ 1 năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa 2 năm học thì thời gian nghỉ hè được tính vào chế độ nghỉ phép. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán một khoản tiền do BT BQP quy định.

  45. Một số chế độ chính sách….( NĐ122/2006/NĐ-CP) Điều 4. Quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ  khi xuất ngũ 1. Trợ cấp tạo việc làm: hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ đủ 18 tháng trở lên khi xuất ngũ được hưởng 6 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với CB CC VC và các đối tượng thuộc LLVT tại thời điểm xuất ngũ. 2. Trợ cấp xuất ngũ một lần: cứ mỗi năm phục vụ trong QĐ được  hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với CB CC VC và các đối tượng thuộc LLVT tại thời điểm xuất ngũ.

  46. Một số chế độ chính sách….( NĐ122/2006/NĐ-CP) Nếu có tháng lẻ: a) Dưới 1 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; b) Từ 1 tháng đến dưới 6 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với CB CC VC và các đối tượng thuộc LLVT tại thời điểm xuất ngũ. c) Từ 6 tháng đến dưới 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với CB CC VC và các đối tượng thuộc LLVT tại thời điểm xuất ngũ.

  47. Một số chế độ chính sách….( NĐ122/2006/NĐ-CP) 3. Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đã làm việc và đóng BHXH ở các CQNN, tổ chức, cơ sở KT thuộc các thành phần kinh tế thì được hưởng như  sau: a) Khi xuất ngũ về địa phương: hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ là CB CC VC nhà nước, là lao động theo HĐLĐ đã tham gia đóng BHXH thì được tính hưởng trợ cấp thôi việc như CB CC VC và NLĐ khi thôi việc. Việc chi trả trợ cấp thôi việc cho hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương do cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế mà hạ sĩ quan, binh sĩ đã làm việc trước khi nhập ngũ thanh toán theo quy định hiện hành. Trường hợp các tổ chức, cơ sở kinh tế đã giải thể thì cơ quan BHXH địa phương nơi tổ chức, cơ sở kinh tế nói trên đóng BHXH chịu trách nhiệm thanh toán. b) Khi xuất ngũ chuyển sang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế thì thời gian phục vụ tại ngũ được tính hưởng BHXH theo quy định của Luật BHXH.

  48. Một số chế độ chính sách….( NĐ122/2006/NĐ-CP) 4. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn 24 tháng khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Nếu xuất ngũ trước thời hạn 24 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 19 đến dưới 24 tháng được trợ cấp thêm 1 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

  49. Một số chế độ chính sách….( NĐ122/2006/NĐ-CP) 5. Được đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ tổ chức đưa họ về nơi cư trú bằng tàu, xe hoặc thanh toán tiền tàu, xe, phụ cấp đi đường theo quy định. 6. Đơn vị quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi họ xuất ngũ, mức chi cho buổi gặp mặt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

  50. Một số chế độ chính sách….( NĐ122/2006/NĐ-CP) Điều 5. Chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ 1. Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ làm việc ở cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cơ sở KT thuộc các thành phần KT thì được CQ, TC, cơ sở kinh tế tiếp nhận trở lại làm việc sau khi xuất ngũ. Nếu cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế đó đã giải thể hoặc phá sản thì cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý của cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế đó có trách nhiệm giải quyết việc làm. Trường hợp cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế đó đã giải thể hoặc không có cơ quan trực tiếp thì Sở LĐ-TB-XH có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cùng cấp để giải quyết việc làm.

More Related