1 / 32

Trung Tâm Nghiên Cứu – Phát Triển Nông Thôn Đại Học An Giang

Trung Tâm Nghiên Cứu – Phát Triển Nông Thôn Đại Học An Giang. ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỀ PHUN THUỐC THUÊ ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI PHUN THUỐC HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG Ths. Trần Anh Thông Ths. Lê Thanh Phong 05/2012. Giới thiệu.

azizi
Download Presentation

Trung Tâm Nghiên Cứu – Phát Triển Nông Thôn Đại Học An Giang

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Trung TâmNghiênCứu – PhátTriểnNôngThônĐại Học An Giang ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỀ PHUN THUỐC THUÊ ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI PHUN THUỐC HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG Ths. Trần Anh Thông Ths. Lê Thanh Phong 05/2012

  2. Giới thiệu • Sản xuất nông nghiệp ngày nay gắn với việc sử dụng thuốc BVTV nhằm bảo đảm tối đa năng suất cây trồng • Tình trạng sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam ngày càng tăng • Phương thức canh tác truyền thống và chính sách thâm canh nông nghiệp ở nông thôn • Sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty thuốc BVTV • Sự dễ dàng mua và sử dụng các loại thuốc BVTV • Số người nhiễm độc thuốc BVTV chiếm tỷ lệ cao

  3. Giới thiệu • Người phun thuốc thuê đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nông thôn • Ý thức sử dụng an toàn thuốc BVTV của nhóm lao động này còn hạn chế • Đối mặt với các nguy cơ bệnh tật do sử dụng thuốc BVTV thường xuyên • Chịu nhiều áp lực (công việc, bệnh tật, …)

  4. Mục tiêu • Tìm hiểu thực trạng nghề phun thuốc thuê, điều kiện lao động và ý thức sử dụng thuốc BVTV của người phun thuốc thuê • Tìm hiểu những triệu chứng nhiễm độc thuốc BVTV đối với người phun thuốc thuê • Đề xuất những kiến nghị hỗ trợ người phun thuốc thuê trong việc bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV

  5. Phương pháp • Đốitượngvàphạm vi nghiêncứu: ngườiphunthuốcthuê ở xãVĩnhHanh, VĩnhBìnhvàVĩnh An, huyệnChâuThành, tỉnh An Giang • Phươngphápthuthậpsốliệu: • Sốliệuthứcấp: niêngiámthốngkêhuyện, tỉnh, cáctàiliệucóliênquantừcáccơquanquảnlívàcáccơsở y tếđịaphương • Sốliệusơcấp: • Phỏngvấnsâu (11) • Thảoluậnnhóm (06) • Phỏngvấnnônghộ (45 mẫu) • Quansátthựcđịa • Phươngphápxửlívàphântíchsốliệu: thốngkêmôtả (Excel, SPSS), sốliệuđịnhtính

  6. Kết quả – Thảo luận Tổng diện tích: 35.506 ha Diện tích trồng lúa: 97,4% Dân số: 170.588 người (86% sống ở nông thôn Số hộ nghèo: 2% Số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp: 61,2% Điểm nghiên cứu

  7. Kết quả – Thảo luận • Đặc điểm chung người phun thuốc thuê • Người phun thuốc thuê phần lớn thuộc nhóm cận nghèo và nghèo • Nhóm có sổ hộ nghèo chiếm 4,4% • Số hộ có BHYT chiếm 2,2% • 26,7% số hộ có đất và 73,3% không đất

  8. Kết quả – Thảo luận • Đặc điểm chung người phun thuốc thuê • Phân bố độ tuổi

  9. Kết quả – Thảo luận • Đặc điểm chung người phun thuốc thuê • Phân bố độ thâm niên

  10. Kết quả – Thảo luận • Đặc điểm chung người phun thuốc thuê • Trình độ học vấn

  11. Kết quả – Thảo luận • Các hoạt động sinh kế của người phun thuốc thuê

  12. Kết quả – Thảo luận • Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề của người phun thuốc thuê Ghi chú: Nhóm 1: Phun thuốc thuê Nhóm 2: Phun thuốc thuê – Trồng lúa Nhóm 3: Phun thuốc thuê – Trồng lúa – Lao động thời vụ Nhóm 4: Phun thuốc thuê – Chăn nuôi Nhóm 5: Phun thuốc thuê – Lao động thời vụ Nhóm 6: Phun thuốc thuê – Buôn bán nhỏ

  13. Kết quả – Thảo luận • Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại địa phương

  14. Kết quả – Thảo luận • Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại địa phương

  15. Kết quả – Thảo luận • Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại địa phương Hiện nay bà con nông dân thiên sử dụng thuốc BVTV như một giải pháp duy nhất trong phòng trị sâu bệnh trên lúa. Mặc dù người dân có tham gia mô hình 1P5G nhưng hiện nay bà con vẫn chủ động sử dụng thuốc BVTV. Thực tế cho thấy những hộ nào áp dụng kĩ thuật thông qua các mô hình canh tác lúa và thường xuyên theo dõi các chương trình khuyến nông trên báo đài thì ít sử dụng thuốc BVTV hơn. Tuy nhiên, phần đông bà con vẫn sử dụng thuốc BVTV tràn lan. Vì vậy, nhu cầu phun thuốc thuê trong thời gian tới sẽ ngày càng tăng do nhu cầu thâm canh tăng vụ tại địa phương. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trong thời gian tới ngày càng nghiêm trọng do thời tiết càng trở nên khắc nghiệt và dịch ốc bươu vàng vẫn còn phức tạp. (Phỏng vấn sâu anh Nguyễn Hoàng Chương, kĩ thuật viên nông nghiệp xã Vĩnh Hanh, 2011)

  16. Kết quả – Thảo luận • Quá trình hình thành nghề phun thuốc thuê tại địa phương • Do mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp và thâm canh tăng vụ • Chủ ruộng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất • Tăng nhu cầu thuê mướn lao động • Dựa trên mối quan hệ cộng đồng

  17. Kết quả – Thảo luận • Người phun thuốc thuê chịu nhiều thiệt thòi • Chưa có qui định pháp lý về quan hệ lao động giữa chủ ruộng và người phun thuốc thuê • Tiền công lao động được tính trên số lượng bình phun • Người phun thuốc thuê có nguy cơ bị mất việc nếu không tuân thủ yêu cầu của chủ ruộng (liều lượng thuốc, kĩ thuật phun, tiến độ phun, …) • Thời gian làm việc 6-7h/ngày và ít có thời gian nghỉ ngơi • Người có sức khỏe kém dễ bị tác động của thuốc BVTV • Người phun thuốc thuê khi bị nhiễm độc phải tự thanh toán các khoản chi phí điều trị • Chủ ruộng không có trách nhiệm hỗ trợ khi người phun thuốc thuê bị nhiễm độc

  18. Kết quả – Thảo luận • Người phun thuốc thuê chịu nhiều thiệt thòi Các chủ ruộng yêu cầu phun các loại thuốc cực độc như Alika, Tungcydan, Docytox và Kinalux gây nóng và ngứa rất khó ngủ. Việc lựa chọn thuốc, liều lượng phun và phối trộn thuốc là do chủ ruộng quyết định. Người phun thuốc chỉ thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của chủ ruộng. Chủ ruộng chỉ trả tiền công phun thuốc theo số bình phun chứ không có trách nhiệm hoặc hỗ trợ gì cho người phun thuốc. Vì vậy, trong trường hợp bị nhiễm độc thì người phun thuốc thuê phải tự lo. Nếu có tiền thì người phun thuốc tự mua bảo hiểm y tế nhưng phần lớn chúng tôi không có đủ tiền để mua. Chính tôi trước đây đã từng bị nhiễm độc và được đưa đến bệnh viện nhưng chủ ruộng không hề có một sự hỗ trợ nào. (Phỏng vấn sâu anh Lê Văn Tài, người phun thuốc thuê xã Vĩnh Bình, 2011)

  19. Kết quả – Thảo luận • Các qui định liều lượng phun thuốc

  20. Kết quả – Thảo luận • Ý thức sử dụng thuốc BVTV của người phun thuốc thuê Tỷ lệ người phun thuốc KHÔNG quan tâm các qui định khi phun thuốc

  21. Kết quả – Thảo luận • Trang phục bảo hộ lao động của người phun thuốc thuê

  22. Kết quả – Thảo luận • Các triệu chứng nhiễm độc thuốc BVTV của người phun thuốc thuê

  23. Kết quả – Thảo luận • Ý thức bảo vệ sức khỏe của người phun thuốc thuê 71,1% không báo bệnh xá khi bị nhiễm độc thuốc BVTV Trong thời điểm nắng nóng và dịch bệnh trên lúa xảy ra thì tỷ lệ nhiễm độc người phun thuốc bị nhiễm độc tăng cao. Các ca nhiễm độc khi được đưa đến bệnh viện thường trong tình trạng nguy kịch. Biện pháp xử lí quen thuộc là truyền dịch vào thể người nhiễm và cho họ nghỉ ngơi vài ngày. Đa số người phun thuốc thuê tự điều trị tại nhà hoặc mua thuốc uống. Phương thức điều trị đơn giản là uống nước chanh và nghỉ ngơi. Nguyên nhân chính là họ không đủ tiền trang trải các chi phí ở bệnh viện. Ngoài ra, họ sợ gây áp lực cho gia đình nếu bị phát hiện nhiễm bệnh vì họ là lao động chính. Vì vậy, ngay sau khi hồi phục sức khỏe họ lại tiếp tục đi phun thuốc. (Phỏng vấn sâu anh Nguyễn Tuấn Kiệt, trưởng trạm y tế xã Vĩnh Bình, 2011)

  24. Kết quả – Thảo luận • Các nguyên nhân không khám bệnh định kì của người phun thuốc thuê

  25. Kết quả – Thảo luận • Tiếp cận thông tin của người phun thuốc thuê • Các chương trình tập huấn địa phương chỉ quan tâm đến những người có đất sản xuất và điều kiện canh tác • 82,2% người phun thuốc thuê không tham gia các lớp tập huấn và chuyên đề có liên quan đến thuốc BVTV • 8,9% có theo dõi báo đài • 60% không được tư vấn sử dụng trang phục bảo hộ lao động

  26. Kết quả – Thảo luận • Những khó khăn của người phun thuốc thuê • Nguồn vốn • Chính sách hỗ trợ vay vốn còn hạn chế • Nhóm phun thuốc thuê có thâm niên mong muốn đổi nghề nhưng điều kiện hiện nay ở địa phương cho thấy mong muốn này còn rất khó khăn • Tiếp cận dịch vụ y tế • Chương trình tư vấn sức khỏe cho người phun thuốc thuê còn hạn chế • Chưa có hỗ trợ BHYT cho người phun thuốc thuê • Khi bị nhiễm độc phải tự chi trả kinh phí điều trị

  27. Kết quả – Thảo luận • Những khó khăn của người phun thuốc thuê • Tiếp cận khoa học kĩ thuật • Ý thức về tác hại của thuốc BVTV và bảo vệ sức khỏe còn thấp • Thường xuyên đi làm xa nhà nên ít có điều kiện tham gia các lớp tập huấn KHKT • Ít có cơ hội tham gia tập huấn do các lớp tập huấn chỉ quan tâm đến đối tượng có đất • Rủi ro về sức khỏe • Luôn đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh • Chỉ điều trị khi có những triệu chứng cấp tính nhưng chưa quan tâm đến những triệu chứng mãn tính

  28. Kết luận – Kiến nghị • Kết luận • Nghề phun thuốc thuê đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nông thôn • Chưa có những qui định pháp lý bảo vệ quyền lợi cho người phun thuốc thuê • Đa số các trường hợp nhiễm độc thuốc BVTV là do không tuân thủ sử dụng an toàn thuốc BVTV • Phần lớn người phun thuốc thuê bị các triệu chứng nhiễm độc cấp tính, chủ yếu là chứng khó ngủ/mất ngủ (60%) • Chưa điều tra cụ thể các trường hợp nhiễm độc mãn tính • Các chương trình tập huấn sử dụng an toàn thuốc BVTV và bảo vệ sức khỏe dành riêng cho người phun thuốc thuê chưa được thực hiện • Các cơ quan hữu quan chưa có giải pháp thiết thực hỗ trợ người phun thuốc thuê

  29. Kết luận – Kiến nghị • Kiến nghị • Đối với chính quyền địa phương • Mở rộng hơn nữa mô hình 1P5G nhằm hạn chế sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp • Gắn trách nhiệm của các công ty thuốc BVTV với người sử dụng thuốc BVTV • Xây dựng các qui định pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người phun thuốc thuê • Tổ chức dạy nghề và hỗ trợ vốn giúp chuyển nghề những đối tượng phun thuốc thuê có thâm niên • Phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức người sử dụng thuốc BVTV, chủ yếu là người phun thuốc thuê

  30. Kết luận – Kiến nghị • Kiến nghị • Đối với các cơ sở y tế địa phương • Tăng cường khám chữa bệnh thường xuyên cho nhóm người phun thuốc thuê • Thực hiện các cuộc khảo sát về tình hình sức khỏe và các triệu chứng nhiễm độc mãn tính của người phun thuốc thuê • Cung cấp các phương tiện bảo hộ lao động cho người phun thuốc thuê • Kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức cá nhân đối với các đối tượng bị nhiễm độc thuốc BVTV

  31. Kết luận – Kiến nghị • Kiến nghị • Đối với người phun thuốc thuê • Tuân thủ các qui định khi phun thuốc • Tham gia các đợt tập huấn sử dụng an toàn thuốc BVTV và bảo vệ sức khỏe • Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động • Khám sức khỏe định kì • Đối với nhà khoa học • Tăng cường vai trò và trách nhiệm các nhà khoa học trong việc ứng dụng KHKT và các mô hình canh tác nhằm hạn chế sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp

  32. Xin chân thành cảm ơn quí vị

More Related