1 / 255

MÔN HỌC KIỂM TOÁN CĂN BẢN

MÔN HỌC KIỂM TOÁN CĂN BẢN. THỜI LƯỢNG: 60 TIẾT. NỘI DUNG.  Chương 1: Những vấn đề cơ bản của kiểm toán.  Chương 2: Các tổ chức kiểm toán và hoạt động của các tổ chức kiểm toán.  Chương 3: Các khái niệm liên quan đến kiểm toán.  Chương 4: Báo cáo kiểm toán.

shaman
Download Presentation

MÔN HỌC KIỂM TOÁN CĂN BẢN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. MÔN HỌC KIỂM TOÁN CĂN BẢN THỜI LƯỢNG: 60 TIẾT

  2. NỘI DUNG  Chương 1: Những vấn đề cơ bản của kiểm toán  Chương 2: Các tổ chức kiểm toán và hoạt động của các tổ chức kiểm toán  Chương 3: Các khái niệm liên quan đến kiểm toán  Chương 4: Báo cáo kiểm toán

  3. 1. Theo anh/ chị hoạt động kiểm toán là gì? • 2. Lý do nào cần phải tồn tại hoạt động kiểm toán?

  4.  Chương 5: Hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát  Chương 6: Phương pháp kiểm toán và kỹ thuật chọn mẫu trong công tác kiểm toán  Chương 7: Tổ chức và quản lý kiểm toán

  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO • Giáo trình lý thuyết kiểm toán Ths. Đậu Ngọc Châu; Ts. Nguyễn Viết Lợi Nhà Xuất bản Tài chính, năm 2006 • Bài tập Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Thành phố HCM Nhà xuất bản Lao động Xã hội

  6. Giáo trình lý thuyết kiểm toán Ths. Đậu Ngọc Châu; Ts. Nguyễn Viết Lợi Nhà Xuất bản Tài chính, năm 2007 • 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam • Các thông tin về kế toán, kiểm toán trên mạng

  7. HÌNH THỨC THI • Điểm quá trình: 30% điểm • Thi trắc nghiệm: 70% điểm

  8. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KIỂM TOÁN 1.1. Khái niệm kiểm toán Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên (KTV) độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập

  9. 1.2. Qúa trình ra đời, phát triển và sự cần thiết khách quan của kiểm toán • Quá trình ra đời và phát triển Kiểm toán ra đời vào thế kỷ 3 trước Công nguyên dưới hình thức:

  10. Những người làm công việc ghi chép kế toán đọc to lên những số liệu, tài liệu kế toán cho một bên độc lập nghe và sau đó chứng thực • Cùng với sự phát triển của xã hội và sự phát triển của kế toán là sự phát triển không ngừng của các công cụ kiểm soát về kế toán. Ở đâu có kế toán ở đó có kiểm tra kế toán • Khi xã hội phát triển, xuất hiện của cải dư thừa, hoạt động kế toán càng mở rộng và phức tạp thì kiểm tra, kiểm soát về kế toán-tài chính được quan tâm với mức độ cao

  11. Vào những năm 30 của thế kỷ 20, việc phá sản của hàng loạt các tổ chức tài chính và sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới bộc lộ rõ những hạn chế của kiểm tra kế toán, sự kiểm tra trên cùng một hệ thống Chính từ đây, việc kiểm tra kế toán buộc phải chuyển sang một giai đoạn mới, yêu cầu kiểm tra kế toán một cách độc lập đã được đặt ra Ở Hoa Kỳ, năm 1941 Viện kiểm toán nội bộ Hoa kỳ được thành lập, đã đi vào hoạt động và đào tạo các KTV nội bộ.

  12. Tại Pháp, năm 1965 Hội KTV nội bộ của Pháp được thành lập đến năm 1973 phát triển thành Viện KTV nội bộ của Pháp. Ngày 13/05/1991 Công ty kiểm toán Việt Nam được thành lập lấy tên là VACO với 13 nhân viên.

  13. Sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường Kiểm toán ra đời với những lý do sau: Thông tin kinh tế ngày càng chứa đựng nhiều rủi ro; Khoảng cách lớn giữa người sử dụng thông tin và người cung cấp thông tin; Khối lượng thông tin quá nhiều;

  14. Tính phức tạp của thông tin và nghiệp vụ kinh tế càng tăng; Khả năng thông đồng xử lý thông tin có lợi cho người cung cấp thông tin càng lớn; Kiểm toán tạo niềm tin cho người quan tâm đến thông tin kinh tế;

  15. Kiểm toán góp phần tư vấn, hướng dẫn nghiệp vụ và ổn định hoạt động tài chính, kế toán của đơn vị; Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. → Kiểm toán ra đời phát triển do yêu cầu quản lý và phục vụ cho quản lý.

  16. 1.3. Chức năng của kiểm toán → Thứ nhất, Chức năng kiểm tra và xác nhận hay còn gọi là chức năng xác minh. Chức năng này hướng về quá khứ; →Thứ hai, Chức năng trình bày ý kiến hay chức năng tư vấn. Chức năng này hướng đến tương lai.

  17. 1.4. Đối tượng và khách thể của kiểm toán • Đối tượng kiểm toán bao gồm: ٭Báo cáo tài chính; ٭Thực trạng về tài sản và nghiệp vụ kinh tế phát sinh; ٭Thực trạng về việc chấp hành pháp luật, chính sách chế độ và những quy định; ٭Tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động.

  18. Khách thể của kiểm toán: * Khách thể kiểm toán là các tổ chức, đơn vị, cá nhân có hàm chứa những đối tượng của kiểm toán * Tùy theo từng loại kiểm toán mà khách thể kiểm toán có sự khác nhau

  19. *Khách thể của kiểm toán nội bộ là các bộ phận cấu thành trong đơn vị, từng bộ phận, phòng ban, phân xưởng, tổ đội… *Khách thể của kiểm toán Nhà nước bao gồm tất cả các đơn vị, các tổ chức và cá nhân có sử dụng vốn, tài sản và kinh phí của Nhà nước. *Khách thể của kiểm toán độc lập có thể là tất cả các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức trong mọi lĩnh vực (và cá nhân) có nhu cầu được kiểm toán

  20. 1.5. Phân loại kiểm toán + Phân loại kiểm toán theo mục đích (chức năng), người ta chia thành ba loại là: →Kiểm toán hoạt động; →Kiểm toán tuân thủ; →Kiểm toán báo cáo tài chính.

  21. + Phân loại kiểm toán theo chủ thể, người ta chia thành ba loại là: →Kiểm toán nội bộ; →Kiểm toán Nhà nước; →Kiểm toán độc lập.

  22. + Phân loại kiểm toán theo mối quan hệ chủ thể, người ta chia thành hai loại là: →Kiểm toán bên trong; →Kiểm toán bên ngoài. + Phân loại kiểm toán theo quan hệ pháp lý đối với khách thể kiểm toán, người ta chia thành hai loại là: →Kiểm toán bắt buộc; →Kiểm toán tự nguyện.

  23. 1.6. Quy trình kiểm toán + Tất cả các loại kiểm toán đều có quy trình kiểm toán tương tự nhau, đó là: → Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán; → Giai đoạn thực hiện kiểm toán; → Giai đoạn kết thúc kiểm toán.

  24. 1.7. Chuẩn mực kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán được hiểu là: → Những quy định về những nguyên tắc, thủ tục cơ bản; →Những hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đó trong quá trình kiểm toán.

  25. Bắt buộc • Hướng dẫn • Căn cứ xử lý khi sai phạm • Đo lường chất lượng hoạt động của KTV

  26. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình xây dựng và công bố các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tính đến ngày 29 tháng 12 năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành 07 đợt với 38 chuẩn mực kiểm toán sau:

  27. * Căn cứ vào quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27 tháng 9 năm 1999 của bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành 4 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có tên gọi và số hiệu như sau: Chuẩn mực số 200: Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính; Chuẩn mực số 210: Hợp đồng kiểm toán; Chuẩn mực số 230: Hồ sơ kiểm toán; Chuẩn mực số 700: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính .

  28. * Căn cứ vào quyết định số 219/2000/QĐ-BCT ngày 29/12/2000 của bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 6 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 2) có tên gọi và số hiệu như sau: Chuẩn mực số 250: Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán báo cáo tài chính; Chuẩn mực số 310: Hiểu biết về tình hình kinh doanh; Chuẩn mực số 500: Bằng chứng kiểm toán; Chuẩn mực số 510: Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu năm tài chính; Chuẩn mực số 520: Quy trình phân tích; Chuẩn mực số 580: Giải trình của Giám đốc

  29. * Căn cứ quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và công bố 6 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 3) có tên gọi và số hiệu như sau: Chuẩn mực số 240: Gian lận và sai sót; Chuẩn mực số 300: Lập kế hoạch kiểm toán; Chuẩn mực số 400: Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ; Chuẩn mực số 530: Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác; Chuẩn mực số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán; Chuẩn mực số 610: Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ

  30. * Căn cứ quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/03/2003, của Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố 5 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 4) có tên gọi và số hiệu như sau: Chuẩn mực số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán; Chuẩn mực số 320: Tính trọng yếu trong kiểm toán; Chuẩn mực số 501: Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt; Chuẩn mực số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính; Chuẩn mực số 600: Sử dụng tư liệu của kiểm toán viện khác.

  31. * Căn cứ quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003, của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và công bố 6 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 5) có tên gọi và số hiệu như sau: Chuẩn mực số 401: Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học; Chuẩn mực số 550: Các bên liên quan; Chuẩn mực số 570: Hoạt động liên tục; Chuẩn mực số 800: Báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm toán đặc biệt; Chuẩn mực số 910: Công tác soát xét báo cáo tài chính; Chuẩn mực số 920: Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước

  32. * Căn cứ quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005, của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 6 CMKT Việt Nam (đợt 6) có tên gọi và số hiệu như sau: 1. Chuẩn mực 402 - Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài 2. Chuẩn mực 620 - Sử dụng tư liệu của chuyên gia 3. Chuẩn mực 710 - Thông tin có tính so sánh 4. Chuẩn mực 720 - Những thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã kiểm toán 5. Chuẩn mực 930 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính 6. Chuẩn mực 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.

  33. * Căn cứ quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005, của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam.

  34. * Căn cứ quyết định số 101/2005/QĐ-BTC ngày 29/12/2005, của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 4 CMKT Việt Nam (đợt 7) có tên gọi và số hiệu như sau: • Chuẩn mực 260 - Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán với Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán • Chuẩn mực 330 - Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro • 3. Chuẩn mực 505 - Thông tin xác nhận từ bên ngoài • 4. Chuẩn mực 545 - Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý.

  35. CHƯƠNG 2. CÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN

  36. Hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các tổ chức kiểm toán; Các tổ chức này có thể là:  Tổ chức kiểm toán nội bộ: phòng, ban, tổ đội kiểm toán;  Tổ chức kiểm toán Nhà nước: cơ quan kiểm toán nhà nước;  Tổ chức kiểm toán độc lập: doanh nghiệp kiểm toán – công ty, hãng hay tập đoàn kiểm toán;

  37. 2.1. TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 2.1.1. Sự ra đời và vai trò của tổ chức kiểm toán độc lập → Các nhà đầu tư quan tâm đến sự sinh lợi của đồng vốn đã bỏ ra; → Các cổ đông quan tâm đến mức cổ tức đạt được; →Nhà cung cấp quan tâm đến khả năng thu hồi tiền hàng.

  38. →Nhà nước quan tâm đến sự phát triển của đơn vị và nghĩa vụ thuế… → Mỗi bên liên quan quan tâm đến một khía cạnh khác nhau, nhưng đều cần nhận được BCTC của đơn vị có độ tin cậy cao; → Từ đó, yêu cầu phải có một bên thứ 3 độc lập về chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp và có trách nhiệm pháp lý thẩm định mức độ trung thực, hợp lý của BCTC;  Kiểm toán ra đời do yêu cầu khách quan của xã hội

  39. →Kiểm toán độc lập đóng vai trò là một bên độc lập thực hiện chức năng thẩm định thông tin →Kiểm toán độc lập giúp người sử dụng thông tin có cơ sở đưa ra quyết định đầu tư; →Kiểm toán độc lập cũng giúp đơn vị được kiểm toán hiểu biết, nhìn nhận lại mình khách quan hơn.

  40. 2.1.2. Tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm toán độc lập - Các tổ chức kiểm toán độc lập được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp (thường gọi là công ty, hoặc hãng kiểm toán,…) - Những doanh nghiệp lớn có thể thành lập các chi nhánh hay văn phòng kiểm toán tại các khu vực, các địa phương hay các quốc gia khác. - Hai hình thức tổ chức công ty kiểm toán độc lập phổ biến là công ty tư nhân và công ty hợp danh.

  41. Các dịch vụ phổ biến của của công ty kiểm toán gồm:  Dịch vụ xác nhận: Thực hiện kiểm tra và xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính của đơn vị được kiểm toán. Các dịch vụ khác: Dịch vụ tư vấn, dịch vụ kế toán; Dịch vụ kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục đã thỏa thuận; Dịch vụ định giá tài sản; Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về tài chính, kế toán, kiểm toán.

  42. 2.1.3. KTV và Hiệp hội nghề nghiệp  KTV độc lập - Người thực hiện công việc kiểm toán được gọi chung là KTV. Thông thường, KTV hành nghề thuộc doanh nghiệp kiểm toán được gọi là KTV độc lập - Về nguyên tắc, KTV phải là người đảm bảo các yêu cầu cơ bản về chuyên môn, năng lực và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

  43. →Về chuyên môn: Có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 4 năm trở lên; →Về năng lực: KTVĐL phải có năng lực thực hiện và tổ chức công việc kiểm tra, phân tích, thu thập bằng chứng,… →Về nguyên tắc đạo đức phải: Độc lập, chính trực, khách quan, thận trọng, bảo mật, tính chuyên môn, tuân thủ chuẩn mực chuyên môn

  44. • Độc lập: KTV phải độc lập về chuyên môn, vật chất, độc lập trong quan hệ họ hàng; • Chính trực: KTV phải thẳng thắn, trung trực và có chính kiến rõ ràng; • Khách quan: KTV phải nhìn nhận các sự kiện, hiện tượng đúng như vốn có của nó; tôn trọng sự thật, không thiên kiến; • Thận trọng: KTV thực hiện công việc phải luôn luôn thận trọng cao; và mang tính hoài nghi nghề nghiệp

  45. • Tính chuyên môn: KTV phải thường xuyên trao dồi trình độ chuyên môn, nâng cao uy tín nghề nghiệp • Bảo mật: KTV phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán; • KTV phải thực hiện công việc kiểm toán theo những quy định của chuẩn mực chuyên môn đã được chấp nhận

  46. TỔ CHỨC KTĐL • Vai trò: Là một bên độc lập thực hiện chức năng thẩm định thông tin theo yêu cầu • Tổ chức: Tồn tại mô hình doanh nghiệp, công ty • Hoạt động: Cung cấp dịch vụ xác nhận; cung cấp dịch vụ khác • KTV: Chuyên môn, năng lực, đạo đức, có chứng chỉ hành nghề - chứng chỉ KTV

  47. 2.2. TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 2.2.1. Chức năng và vai trò của tổ chức kiểm toán Nhà nước → Tổ chức kiểm toán nhà nước là một tổ chức chuyên môn thuộc hệ thống cơ quan Nhà nước, được thành lập để thực hiện công việc kiểm toán đối với đơn vị, tổ chức thuộc sở hữu Nhà nước. →Tổ chức kiểm toán nhà nước đóng vai trò là một công cụ quản lý của Nhà nước, đặc biệt là trong chi tiên ngân sách nhà nước

  48. 2.2.2. Tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm toán nhà nước - Tổ chức kiểm toán nhà nước cũng có thể phân thành các cấp: Kiểm toán nhà nước trung ương, Kiểm toán nhà nước địa phương hay khu vực - Mô hình kiểm toán nhà nước có dạng: • Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước độc lập với hệ thống cơ quan lập pháp và hành pháp (ở Pháp, Đức)

  49. • Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước trực thuộc hệ thống (lập pháp hay hành pháp) Về hoạt động: Tổ chức kiểm toán nhà nước cũng có thể thực hiện các loại kiểm toán: kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ

  50. 2.2.3. KTV và Hiệp hội nghề nghiệp  KTV nhà nước - KTV nhà nước thuộc hệ thống công chức nhà nước - Tùy theo từng quốc gia, KTV nhà nước có thể được tuyển dụng hay bổ nhiệm - Hoạt động của KTV nhà nước phù hợp với pháp luật và với quy định chuyên môn.

More Related