1 / 81

TRIỂN KHAI LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2010

TRIỂN KHAI LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2010. Sở Y tế tỉnh BR - VT Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh BR - VT. LUẬT VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN THẾ GIỚI. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA HỆ THỐNG LUẬT. Luật An toàn thực phẩm , Luật Thực phẩm

mieko
Download Presentation

TRIỂN KHAI LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2010

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TRIỂN KHAILUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2010 Sở Y tế tỉnh BR - VT Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh BR - VT

  2. LUẬT VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN THẾ GIỚI

  3. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA HỆ THỐNG LUẬT • Luật An toàn thực phẩm, Luật Thực phẩm • Khuyến khích cạnh tranh thay cho độc quyền đối với thực phẩm. • Theo tiếp cận phòng ngừa. • Phân quyền.

  4. (tt) • Linh hoạt (luôn thay đổi và phát triển theo sản phẩm thực phẩm). • Hầu hết các nước, Luật an toàn thực phẩm chỉ đưa ra các điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm. • Bảo đảm an toàn thực phẩm xuyên suốt quá trình “từ nông trại đến bàn ăn” (quan điểm mới nhất hiện nay)

  5. MÔ HÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM Khác nhau tùy theo từng nước: - Thành lập cơ quan độc lập thuộc CP (Pháp, Anh… gần đây là Trung quốc) - Mỹ: 2 Bộ (Y tế và Nông nghiệp) - Canada: Nông nghiệp - Nhật bản: Bộ Y tế - Một số nước khác: có thêm một hoặc một số Bộ cùng tham gia quản lý.

  6. TRUNG QUỐC • Luật ATTP ban hành ngày 28/2/2009 gồm 10 chương với 104 điều. • Các điểm quan trọng: - Đưa cụ thể chế tài vào luật; - Đưa cụ thể các tiêu chuẩn an toàn TP; - Đưa cụ thể về Thanh tra ATTP; - Xác định rõ thẩm quyền của nhiều bộ ngành tham gia quản lý và quy định cơ chế liên bộ.

  7. THÁI LAN • Pháp lệnh Thực phẩmban hành lần đầu tiên năm 1963, sửa đổi vào năm 1978. • Bộ Y tế công cộng (MOPH) chịu trách nhiệm quản lý đối với công tác An toàn thực phẩm: - Điều hành Hội đồng thực phẩm. - Có quyền ban hành chủ yếu các quy định dưới luật về ATTP.

  8. MALAYSIA • Pháp lệnh Thực phẩmđược ban hành năm 1983, được sửa đổi, bổ sung năm 1985 • Phân công trách nhiệm quản lý ATTP: - Bộ Y tế là cơ quan được giao trách nhiệm quản lý đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. - Bộ Y tế có quyền ban hành các quy định về ATTP và Phòng kiểm nghiệm thực phẩm.

  9. MỸ • Luật Vệ sinh ATTP phẩm đầu tiên của Mỹ ban hành năm 1820 (lúc đó chỉ quy định tiêu chuẩn cho 11 loại thịt ở Washington và tiêu chuẩn cho thuốc của quốc gia). • Đến nay đã qua 63 lần bổ sung sửa đổi. • Luật thực phẩm của Mỹ không đưa ra quy định cụ thể, chỉ quy định chung, giao quyền cho các Bộ trưởng ban hành các tiêu chuẩn cụ thể.

  10. (tt) • Phân công trách nhiệm quản lý ATTP: - Bộ Y tế quản lý An toàn thực phẩm đối với hơn 80% mặt hàng thực phẩm. - Bộ Nông nghiệp quản lý khoảng 20% bao gồm: thịt, trứng, sữa. - Cơ quan bảo vệ môi trường chịu trách nhiệm quản lý các loại hóa chất BVTV.

  11. NHẬT BẢN • Pháp lệnh Vệ sinh thực phẩmban hành ngày 24 tháng 12 năm 1947. • Quy chế thi hành Luật Vệ sinh thực phẩm ngày 13 tháng 7 năm 1948. • Luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản được sửa đổi và ban hành gần đây nhất là ngày 13 tháng 11 năm 2002.

  12. (tt) • Phân công trách nhiệm quản lý ATTP: - Bộ Y tế và Phúc lợi chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý an toàn thực phẩm kể cả khâu giết mổ. - Bộ Nông lâm ngư nghiệp chịu trách nhiệm quản lý chất lượng của thực phẩm - Ủy ban ATTP được thành lập để phân tích nguy cơ ATTP.

  13. NHẬN XÉT CHUNG • Luật thực phẩm của các nước: • Thống nhất cơ quan quản lý hầu hết do Bộ Y tế chịu trách nhiệm. • Ban hành các tiêu chuẩn về VSTP, tiêu chuẩn về cơ sở và tiêu chuẩn về dịch vụ, không có hiện tượng nhiều cơ quan ban hành tiêu chuẩn về thực phẩm.

  14. (tt) • Luật thực phẩm của các nước: • Có hệ thống giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn thực phẩm . • Nếu vi phạm đều xử lý được ngay dựa trên các điều mục cụ thể của việc xử phạt.

  15. (tt) • Luật thực phẩm của các nước: • Phân định khái niệm thực phẩm(TP) rất rõ rệt: • Khi chưa thành TP thì bộ, ngành quản lý sản xuất chịu trách nhiệm(VD trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…) những cây con này chưa được gọi là TP. • Khi thành TP thì bộ ngành quản lý chuyên ngành về TP chiụ trách nhiệm.

  16. (tt) • Tất cả vấn đề liên quan đến TP đều được đề cập đến trong luật, không có văn bản thứ 2 hay thứ 3 hướng dẫn thực hiện. • Nếu có nghị định hay quy tắc thi hành thì cũng được ban hành trong luật.

  17. (tt) • Xử phạt : • Được quy định cụ thể, trước tiên trong luật quy định các vấn đề về vệ sinh thực phẩm; • Cuối cùng là mức xử phạt kèm theo vi phạm vào các điều mục về vệ sinh thực phẩm đã nêu.

  18. (tt) • Tùy theo tiêu thụ thực phẩm ở mỗi nước: • Sản xuất hay nhập khẩu là chủ yếu thì trong luật tập trung vào vấn đề đó. • VD: xuất là chính thì tiêu chuẩn rộng rãi hơn. Nhập là chính thì tiêu chuẩn kiểm soát chặt chẻ hơn. • Mục đích cơ bản của Luật thực phẩm các nước là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng thực TP trong nước đó.

  19. LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2010 • Pháp lệnh ATVSTP 2003. • Luật ATTP : bắt đầu xây dựng từ năm 2007, các hoạt động chủ yếu trong 2009. • Quốc hội XII: thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 và thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (17/6/2010). • Luật gồm 11 chương và 72 điều; hiệu lực từ 1/7/2011.

  20. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG • Gồm 6 điều từ Điều 1 đến Điều 6: - Phạm vi điều chỉnh; - Giải thích từ ngữ; - Nguyên tắc quản lý; - Chính sách của nhà nước; - Những hành vi bị cấm; - Xử lý vi phạm pháp luật về ATTP.

  21. MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CHƯƠNG I • Cập nhật các quy định của Codex và QT. • Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm xuyên suốt chuỗi thực phẩm từ trang trại đến bàn ănvà dựa trênphân tích nguy cơ. • Ngoài xử phạt vi phạm pháp luật theo hành vi còn áp dụng phạt theo giá trị thực phẩm.

  22. Điều 3. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ ATTP • Bảo đảm ATTP làtrách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân SX, KDTP. 2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân SX, KDTP phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với TP do mình SX, KD.

  23. Điều 4. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ ATTP 1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm ATTP, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an tòan theo chuỗi cung cấp TP được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên.

  24. (tt) • 2. Sử dụng nguồn lực nhà nước và nguồn lực khác đầu tư NCKH và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với ATTP; xây dựng mới, nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế; • Nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm ; hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu TPAT, chợ đầu mối nông sản, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô...

  25. Điều 5. NHỮNG HÀNH VI BỊ CẤM 1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho TP để chế biến TP. 2. Sử dụng nguyên liệu TP đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến TP.

  26. (tt) • 3. Sử dụng phụ gia TP, chất hỗ trợ chế biến TP đã quá thời HSD, ngoài danh mục… hoặc trong danh mục … nhưng vượt quá giới hạn ; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm trong hoạt động SX, KDTP. • 4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh, chết không rõ nguyên nhân bị tiêu hủy để SX, KDTP…

  27. Điều 6. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ATTP • 1. Tổ chức, cá nhân SX, KD TP vi phạm pháp luật về ATTP thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

  28. (tt) • 2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về ATTP thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

  29. (tt) • 3. Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; • trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính màvẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị TP vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị TP vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

  30. (tt) • 4. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP quy định tại Điều này.

  31. Chương IIQUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN TRONG BẢO ĐẢM ATTP • Bao gồm 3 điều từ Điều 7 đến Điều 9 quy định về quyền và nghĩa vụ của 3 nhóm đối tượng chính là: - Tổ chức, cá nhân SXTP; - Tổ chức, cá nhân KDTP ; - Người tiêu dùng TP;

  32. Điều 9. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TP. • 1. Người tiêu dùng TP có các quyền sau đây: • a) Được cung cấp thông tin trung thực về ATTP, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển… sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguycơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với TP; • b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân SX,KDTP bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật;

  33. (tt) • c) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; • d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật; • đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng TP không an toàn gây ra.

  34. (tt) 2. Người tiêu dùng thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây: a) Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về ATTP của tổ chức, cá nhân SXKD trong vận chuyển, lưu giữ… sử dụng TP; b) Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất ATTP, khai báo NĐTP, bệnh truyền qua TP với UBND nơi gần nhất, cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân SXKD TP; c) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng TP.

  35. Chương III: ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM • Điều 10. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với TP. • Điều 11. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với TP tươi sống. • Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với TP đã qua chế biến. • Điều 13. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với TP tăng cường vi chất dinh dưỡng, TP chiếu xạ…

  36. MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA CHƯƠNG III Quy định điều kiện bảo đảm an tòan đối với sản phẩm TP (Pháp lệnh VSATTP 2003 không quy định). - Phân theo nhóm sản phẩm cụ thể; - Quy định cả các điều kiện đối với phụ gia TP, chất hỗ trợ CB và vật liệu bao gói;

  37. Chương IV: ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ATTP TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH THỰC PHẨM Gồm 15 điều từ Điều 19 đến Điều 33 gồm 5 mục: Mục 1. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Mục 2. Điều kiện bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống Mục 3. Điều kiện bảo đảm an toàn TP trong sơ chế, chế biến TP, kinh doanh TP đã qua chế biến Mục 4. Điều kiện bảo đảm an toàn trong kinh doanh dịch vụ ăn uống Mục 5. Điều kiện bảo đảm an toàn trong kinh doanh thức ăn đường phố

  38. Điều 22. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ATTP TRONG SX, KD TP NHỎ LẺ • 2.Bộ trưởng BYT, Bộ NN - PTNT,Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn TP trong SX, KDTP nhỏ lẻ thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. • 3.UBND tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy định cụ thể điều kiện bảo đảm ATTP trong SX, KDTP nhỏ lẻ đối với TP đặc thù trên địa bàn tỉnh.

  39. MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA CHƯƠNG IV - Quy định riêng đối với các cơ sở SX, KD TP nhỏ lẻ, giao các Bộ chuyên ngành quy định điều kiện cho phù hợp với từng loại hình. - Phân biệt rõ, quy định riêng biệt đối với cơ sở KD dịch vụ ăn uống và KD thức ăn đường phố để bảo đảm tính khả thi trong quản lý.

  40. Chương V: CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐĐK ATTP TRONG SX, KD THỰC PHẨM Bao gồm 4 điều từ Điều 34 đến Điều 37: - Quy định về điều kiện, thủ tục, hồ sơ trình tự, thẩm quyền và thời hạn Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. - Giấy chứng nhận có thời hạn 3 năm (Giấy chứng nhận hiện tại theo Pháp lệnh là không có thời hạn)

  41. Điều 33. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ • 1. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện bảo đảm ATTP trong KD thức ăn đường phố. • 2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý hoạt động KD thức ăn đường phố trên địa bàn.

  42. Chương VIXUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU THỰC PHẨM Bao gồm 5 điều từ Điều 38 đến Điều 42 có 2 mục: Mục 1. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu; Mục 2.Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu;

  43. Chương VIIQUẢNG CÁO, GHI NHÃN THỰC PHẨM Bao gồm 2 điều từ Điều 43 đến Điều 44. Điểm mới trong Chương này: Quy định cả trách nhiệm của người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo.

  44. Chương VIII: KIỂM NGHIỆM TP, PHÂN TÍCH NGUY CƠ ĐỐI VỚI ATTP, PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ VỀ ATTP Bao gồm 11 điều từ Điều 45 đến Điều 55, có 4 mục: • Mục 1. Kiểm nghiệm thực phẩm; • Mục 2. Phân tích nguy cơ đối với ATTP; • Mục 3. Phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; • Mục 4. Truy xuất nguồn gốc TP, thu hồi và xử lý đối với TP không bảo đảm AT;

  45. Điều 45. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM 1. Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân SX, KDTP hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan; b) Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về ATTP. Việc kiểm nghiệm TP phục vụ hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm TP do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định.

  46. (tt) 2. Việc kiểm nghiệm TP phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Khách quan, chính xác; b) Tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật.

  47. Điều 46. CƠ SỞ KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM 1. Cơ sở KN thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có bộ máy tổ chức và năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với cơ sở KN; b) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế; c) Đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

  48. (tt) • 2. Cơ sở KN thực phẩm được cung cấp dịch vụ KN, thu phí KN và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm nghiệm do mình thực hiện. • 3. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định cụ thể điều kiện của cơ sở KN quy định tại khoản 1 Điều này.

  49. Điều 47. KIỂM NGHIỆM PHỤC VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ATTP • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chỉ định cơ sở KN kiểm chứng để thực hiện KN thực phẩm về nội dung tranh chấp. Kết quả kiểm nghiệm của cơ sở KN kiểm chứng được sử dụng làm căn cứ giải quyết tranh chấp về ATTP.

  50. (tt) 2. Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định làm kiểm chứng là cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước, có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này. 3. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng, Danh mục cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng đủ điều kiện hoạt động.

More Related