1 / 45

Chào mừng Quí Thầy Cô giáo

Chào mừng Quí Thầy Cô giáo. tham dự chuyên đề hè 2014. Chuyên đề SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. NỘI DUNG. I. Thảo luận . II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả SHCM theo NCBH III. Xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm học 2014- 2015 IV. Đề xuất - Kiến nghị.

mary-olsen
Download Presentation

Chào mừng Quí Thầy Cô giáo

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Chào mừng Quí Thầy Cô giáo tham dự chuyên đề hè 2014

  2. Chuyên đềSINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

  3. NỘI DUNG I. Thảoluận. II. Mộtsốgiảiphápnângcaohiệuquả SHCM theo NCBH III. Xâydựngkếhoạchhoạtđộngchonămhọc 2014- 2015 IV. Đềxuất- Kiếnnghị

  4. I. Thảo luận: Quí Thầy Cô cho biết thông tin về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được tiếp nhận tại tổ CM trong NH 2013-2014? 1. Chuyênđề SHCM theonghiêncứubàihọctạitổ CM trongnămhọc qua đãthựchiệnnhưthếnào? Theo Thầy/côchuyênđềđãđạtđược ở mứcđộnào? Khókhănthườnggặplàgì? Điềuđãbiết? 3. Điềuđãhọcđược? 4. Điềumuốnbiết?

  5. 1. SHCM theo nghiên cứu bài học tại tổ CM trong năm học 2013- 2014

  6. Một số khó khăn thường trong SHCM theo NCBH Vềcơsởvậtchất. + Lớphọchẹpkhóbốtríchỗngồi. + Đồdùngdạyhọcchotiếtdạycònthiếu, khôngđồngbộ. 2. Về GV . + Đasố GV thiếukinhnghiệmtrongtổchứclớphọctheo NCBH ( vídụ: Hướngdẫnhọcsinhghibài, quansáttháiđộ HS…) + GV chuẩnbịbàidạymấtnhiềuthờigiannênchưasẵnsànghợptác. + GV còn e ngạitrongviệcmạnhdạnđưara ý kiến, thảoluận. + NhiềuGV hoàinghivềtácdụngsinhhoạtchuyênmônmớinày (chưahiểukĩbảnchấtcủachuyênđề)

  7. 3.Về học sinh. + Số lượng HS trong lớp đông nên không thuận lợi cho việc tổ chức dạy và học, theo dõi HS của GV dạy và dự. + Chất lượng HS không đồng đều, ý thức học tập của học sinh chưa tốt, còn thiếu tự tin, lúng túng trong cách ghi bài…

  8. 2. Điều đã biết? SHCM theo NCBH SHCM theonghiêncứubàihọccũnglà SHCM nhưng ở đó GV tậptrungphântíchcácvấnđềliênquanđếnngườihọcchứkhôngaikhác. Phảixemthử HS họcnhưthếnào, lớpdạyđanggặpkhókhăngì? Nội dung vàphươngphápgiảngdạycóphùhợpvàgâyhứngthúcho HS không? Kếtquảhọctậpcủa HS cóđượccảithiện hay không? Nếucầnđiềuchỉnhthìđiềuchỉnhgìvàđiềuchỉnhnhưthếnào?...

  9. Mục tiêu:- Tạo cơ hội học tập cho tất cả học sinh.- Tạo môi trường học tập giữa các thành viên trong tổ CM và giữa các tổ CM. Cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hoá nhà trường.- GV tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới PPDH, kĩ thuật dự giờ theo hướng dạy học tích cực.- GV học cách quan sát tinh tế, nhạy cảm việc học của HS.- GV hiểu sâu, rộng hơn về HS và đồng nghiệp. - Tạo cơ hội cho CBQL, GV hiểu về quy định, chính sách của ngành và công việc của mỗi GV.

  10. Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo NCBH

  11. Bước 1: Xây dựng kế hoạch bài học. a) - GV trong tổ (nhóm) sẽ thảo luận chi tiết, cụ thể chọn bài học, thời gian tiến hành bài dạy, lớp thực hiện bài dạy minh họa, GV thực hiện dạy minh họa. Xác định mục tiêu kiến thức và kĩ năng mà HS cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu. b) - GV trong tổ (nhóm) thảo luận xây dựng giáo án cho bài học minh họa.+ Cần xác định mục tiêu, phương pháp trong bài học.+ Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì?+ Cách giới thiệu bài học như thế nào?+ Sử dụng các PP và phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quả cao?+ Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào?+ Dự kiến tổ chức hoạt động dạy học nào tương ứng?+ Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp?+ Dự kiến cách suy nghĩ, khả năng tiếp nhận của HS vào bài học, các tình huống dạy học xảy ra, dự kiễn cách kết thúc bài học.

  12. Bước 2: Tiến hành bài học và dự giờ (bài dạy minh họa)- GV dạy và dự cần quan sát học sinh học, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm HS, những sai lầm học sinh mắc phải, thái độ tình cảm của học sinh... Quan sát tất cả đối tượng học sinh, không được “bỏ rơi” một HS nào. - GV dự từ bỏ thói quen đánh giá giờ qua hoạt động của GV dạy, người dự cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy. Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết.

  13. Bước 3: Suy ngẫm và thảo luận về giờ học -Tạođiềukiệncho GV dạy chia sẻcảmnhận, bàytỏnhữngcáitâmđắc, hoặcnhữngđiềuchưahàilòngvềtiếtdạy. Suyngẫmvà chia sẻcác ý kiếncủa GV vềbàihọcsaukhidựgiờ. Các ý kiếnđưaranhiều hay ít, tinhtếvàsâusắc hay hờihợtsẽquyếtđịnhhiệuquảhọctập, pháttriểnnănglựccủatấtcả GV thamgiavàosinhhoạt CM theo NCBH. - Ngườidựtậptrungquansátviệchọccủa HS, đưara minh chứngvềnhữnggìhọnhìnthấyđượcvềcáchhọc, suynghĩ, giảiquyếtvấnđềcủa HS trênlớphọc, đểrútkinhnghiệm, bổ sung, đưarabiệnphápnângcaohiệuquả.

  14. - Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy.- Không nên phê phán đồng nghiệp. Không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong sinh hoạt CM theo NCBH. Bởi giờ dạy là sản phẩm chung của mọi người khi tham gia sinh hoạt CM theo NCBH. - Lấy hành vi học tập của HS làm trung tâm thảo luận. - Tổ trưởng không nên áp đặt, tạo cơ hội cho GV trong tổ phát biểu, có sự dẫn dắt để GV trong tổ cùng thảo luận.

  15. Suy ngẫm và thảo luận về giờ học - Người chủ trì nêu mục đích thảo luận. - Giáo viên dạy minh họa phát biểu Mục tiêu cần đạt của bài học, những ý tưởng thay đổi về nội dung, PP, đồ dùng dạy học để phù hợp với HS và cảm nhận sau khi dạy, sự hài lòng, những băn khoăn hay khó khăn khi thực hiện bài dạy. - Giáo viên dự giờ chia sẻ ý kiến về giờ học.

  16. Bước 4: Áp dụng vào thực tiễn dạy học Sau khi thảo luận về tiết dạy đầu tiên, tất cả GV cùng suy ngẫm chủ yếu về thái độ học tập của HS. Nếu thái độ học tập của học sinh chưa tốt tức bài học nghiên cứu vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu cho hoàn thiện và tiến hành dạy ở các lớp sau.

  17. 3. Điều đã học được? SHCMNCBH: - Quan tâm đến những khó khăn của HS, đặc biệt là HS yếu, kém. - HS tự tin hơn, tham gia tích cực vào các hoạt động học, không có học sinh nào bị “bỏ quên”. - Kết quả của HS được cải thiện. - Quan hệ giữa các học sinh trở nên thân thiện, gần gũi về khoảng cách kiến thức. - Tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời. - Quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên gần gũi, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. - Chủ động sáng tạo, tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. - Xây dựng được môi trường học tập thân thiện, tích cực.

  18. II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong SHCM theo NCBH

  19. 1. Giải pháp cho người chủ trì sinh hoạt chuyên môn theo NCBH Hoạtđộng 1. Chuẩnbịbàidạy minh họa -Trựctiếphỗtrợhoặcphâncôngngườihỗtrợnhóm GV thiếtkếbàihọcvàdạy minh họa. GV dạy minh họacầnđượcluânphiênđểđượcthểhiệnkhảnăng CM. - Khuyếnkhíchnhững ý tưởngsángtạo, nhữngthửnghiệmvềđiềuchỉnhnội dung, ápdụngcác PPDH tíchcực, phươngtiện, thiếtbịdạyhọc, thínghiệmảo... Khôngphụthuộcmộtcáchthụđộngvào SGK, sách GV, quytrình, cácbướctrongsách...

  20. Hoạt động 2. Dạy minh họa - Dự giờ - Nhắcnhở GV đứng ở vịtríquansát, khôngnóichuyện, khônglàmphiềnngườidạyvàngườihọc ( khôngmượn SGK, đồdùng, khôngđứngchekhuấttầmnhìncủa HS...). - Hướngdẫn GV cáchquansátvàghichéptậptrungvàongườihọc. - Cửngười quay phimghihìnhgiờhọc (tậptrungvàocác HĐ trọngtâmcủabài học, các tình huống tiêu biểu cần được phân tích trong quá trình thảo luận).

  21. Hoạt động 3. Thảo luận- Suy ngẫm -Sửdụnghìnhảnhđãđượcchụphoặcghihìnhtrongtiếthọcmộtcáchhiệuquả. Cóthểyêucầungườiphụtráchkĩthuậttuađi, tualại, hoặcdừnglại ở mộtsốhìnhảnhđểlàm minh chứngchocác ý kiếnnhậnxét, đảmbảotínhkháchquan. - Địnhhướngcác ý kiếntậptrungvàovấnđềcầnquantâm, điềuchỉnhkịpthờikhixuấthiệncác ý kiếnmangtínhchỉtrích, ápđặt, chủquan. - Khinhắcnhởnênhếtsứcnhẹnhàng, tinhtế, vuivẻ, cóthểhàihước (khôngđốiđầuvớingườicó ý kiếntráingược, khônglàmchokhôngkhítrởnêncăngthẳng, trầmlắng, tạotâmlýngạiphátbiểu).

  22. -Hình thành khả năng lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng, đặt mình vào vị trí người học để có sự chia sẻ tích cực, không biến người dạy thành mục tiêu phê phán, làm cho người dạy ấm ức, nảy sinh các ý nghĩ tiêu cực, mâu thuẫn cá nhân... - Người chủ trì khuyến khích để các GV được chia sẻ ý kiến của mình về những điểm hạn chế trong quá trình tiến hành bài học và đưa ra các biện pháp để hoàn thiện bài học. Không áp đặt ý kiến chủ quan của mình lên người khác, không lên lớp bắt buộc người nghe phải chấp nhận, không nên chốt lại…

  23. Người chủ trì cần lắng nghe tích cực, ghi chép và đặt câu hỏi nhẹ nhàng đểkhơigợi các ý kiến tập trung vào vấn đề trọng tâm. Ví dụ: khi GV ngạiphátbiểuthườngnói: ý kiếncủatôitrùngvới ý kiếncủacác đ/c vừaphátbiểu. (???) Trongtìnhhuốngnàyngườichủtrìnhẹnhàngyêucầu: Vậy đ/c cóthểnóirõhơn ý kiếncủamìnhhoặcnhắclại ý kiếnmàbạnđồngtình... Tạocơhộichotấtcả GV đềuđượcphátbiểu, khuyếnkhích GV đưaranhiều ý kiến, kểcả ý kiếntráichiều. Tránhtìnhtrạngchỉcó ý kiếnchungchung, hoặcchỉkhen, hoặcmộtsốngườinóiquánhiềulấnát ý kiếncủangườikhác.

  24. 2. Giải pháp đối với giáo viên:Giải pháp1: Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập Thực hiện tốt việc chia sẻ, cung cấp, trao đổi thông tin giữa các GV để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình. Tổ chức học tập, sử dụng công nghệ truyền thông, thông tin để mọi GV được trao đổi trực tiếp và biết lắng nghe. Giúp mỗi GV hiểu rõ các hoạt động của nhà trường, bức tranh toàn cảnh về nhà trường cũng như hình dung được, hiểu được công việc của bản thân, của tổ chuyên môn để hoạt động theo hướng hỗ trợ và góp phần vào sự phát triển của toàn bộ nhà trường. Hình thành trong trường học văn hóa học tập suốt đời.

  25. Phát triển các mối quan hệ theo chiều ngang để đảm bảo sự cộng tác, hợp tác giữa các GV trong tổ và giữa tổ này với tổ khác trong thực hiện các nhiệm vụ dạy học, giáo dục.  Tổ trưởng phải là tấm gương về sự tự học, tự bồi dưỡng. BGH chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng, những mục tiêu và cam kết của nhà trường cũng như kế hoạch phát triển nhà trường với GV để họ hiểu và cộng đồng trách nhiệm thực hiện.

  26. Giải pháp 2: Tạo động lực làm việc cho GVTạo cơ hội cho GV tham gia các hoạt động của tổ nói chung và hoạt động sinh hoạt chuyên đề nói riêng, phát huy vai trò tự chủ của GV trong SH chuyên môn. Tạo cơ hội để họ cống hiến, thể hiện tài năng và sự sáng tạo. Giao trách nhiệm rõ ràng khi thực hiện chuyên đề. Khẳng định thành tích của mỗi GV/ nhóm GV trong việc thực hiện chuyên đề.

  27. Giải pháp 3: Tăng cường khả năng làm việc nhóm trong tổ chuyên môn Thành công trong việc sinh hoạt chuyên đề ở tổ bộ môn chỉ có được khi các thành viên có khả năng làm việc cùng nhau và hướng đến mục tiêu đã định.  Để hoạt động sinh hoạt chuyên đề ở tổ bộ môn hiệu quả hãy bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ/nhóm. Thống nhất các mục tiêu, biện pháp và kế hoạch thực hiện cụ thể. Ngoài ra, tổ/nhóm chuyên môn cần dự đoán những tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện để chủ động đưa ra hướng giải quyết. Những buổi SHCM là cơ hội hiệu quả để vun đắp tinh thần đồng nghiệp và thói quen làm việc theo nhóm của tổ chuyên môn.

  28. Phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi GV trong tổ:  Mỗi GV sẽ cống hiến hết mình nếu họ được đánh giá đúng năng lực, sử dụng đúng và được tin tưởng. Sự phân công rõ ràng trách nhiệm của từng GV sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của tổ chuyên môn.  Phát huy tốt vai trò của nhóm trưởng, nhóm  trưởng giữ vai trò là nguồn sinh lực, người liên hệ chính giữa tổ và các bộ phận khác trong trường, là người phát ngôn cho nhóm. Xây dựng môi trường khuyến khích mọi người làm việc: Trong tổ chuyên môn luôn tuân thủ kế hoạch đã vạch ra; làm việc đúng giờ, tôn trọng, nêu cao tinh thần hợp tác và chia sẻ, dân chủ, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự cống hiến của mỗi GV trong tổ, thừa nhận sự khác biệt cá nhân, cùng theo đuổi mục tiêu chung.  Trong hoạt động của một tổ chức, các cá nhân có thể là nguồn phát sinh những ý tưởng sáng tạo nhất, nhưng nhóm làm việc vẫn là công cụ tốt nhất của tổ chức để biến các ý tưởng thành hiện thực.

  29. Giải pháp 4: Khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng Nâng cao trình độ đội ngũ phải lấy tự học làm chủ yếu. Yêu cầu mỗi GV lựa chọn chủ đề mà họ muốn được học một cách độc lập. Khuyến khích từng GV lập kế hoạch học tập một cách kỹ lưỡng gồm các nội dung: -Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để GV tự học, tự nghiên cứu nhằm biến quá trình bồi dưỡng, đào tạo thành quá trình tự bồi dưỡng, tự đào tạo.  -Tự học, tự nghiên cứu của GV vừa là quá trình để tự hoàn thiện mình vừa để nêu gương cho người học. Chính vì vậy, tổ trưởng có nghiên cứu đề ra những biện pháp để phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo trong tổ nhằm tạo động lực để GV phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình bằng con đường tự học, tự nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

  30. 3. Giải pháp đối với học sinh:- Làm tốt công tác hướng dẫn và triển khai tới học sinh, đặc biệt trong các tiết dạy thể nghiệm. Học sinh phải hiểu được bài học và cách thầy cô giáo tham gia giờ dự với các em, giúp các em chủ động và hoàn toàn không bất ngờ. - Thực hiện các hình thức hoạt động cho học sinh nhiều hơn. Đó là việc tổ chức các hình thức dạy học đa dạng giúp cho học sinh trong quá trình tìm hiểu bài học cần có sự chủ động và tích cực hơn.  - Dành nhiều thời gian hơn cho việc học sinh tìm hiểu nội dung bài học. Mỗi hình thức dạy học giáo viên áp dụng sẽ có khoảng thời gian nhất định, giúp cho các em có được khoảng thời gian hợp lý để tìm hiểu nội dung yêu cầu của GV và ghi bài.

  31. III. Tổ xây dựng kế hoạch SHCCM theo hướng NCBH: Tổ Vật lí –CN - Căn cứ vào của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông năm học 2014-2015; Căn cứ vào hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THPT năm học 2014-2015; - Căn cứ vào kế hoạch của Nhà trường về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015; - Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị và kết quả đạt được trong năm học 2013- 2014.Tổ Vật lí- CN xây dựng kế hoạch Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học năm học 2014 - 2015 như sau:

  32. A / MỤC TIÊU :1. Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. 2. Giáo viên nắm được cách thức tiến hành, phân tích nguyên nhân, kết quả. 3. Giúp GV chủ động điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS. 4. Xây dựng vững chắc hơn khối đoàn kết trong tổ chuyên môn.

  33. B. CÁC NHIỆM VỤ - CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NV1: Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. * Chỉ tiêu: 100% GV trongtổnắmđượcyêucầuđổimới SHCM theonghiêncứubàihọc. Thamgiathảoluận, thựchành.

  34. * Biên pháp: - GV trong tổ cùng thiết kế bài giảng khoa học, bám sát Chuẩn KTKN, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; thiết kế câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm bài giảng, tránh nặng nề, quá tải.- Tích cực tham khảo các tài liệu phục vụ cho giảng dạy. Sau khi dự giờ phải tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm nghiêm túc để vận dụng vào những chuyên đề sau.- Lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận.

  35. NV2: Giáo viên nắm được cách thức tiến hành, phân tích nguyên nhân, kết quả*Chỉ tiêu:100% GV trong tổ nắm được cách tiến hành SHCM theo nghiên cứu bài học. Tham gia thảo luận,phân tích được nguyên nhân ,rút ra kinh nghiệm.

  36. * Biện pháp:-Thảo luận trong tổ về cách thức tiến hành:+ Chuẩn bị bài dạy nghiên cứu+ Tiến hành dạy minh họa và dự giờ.+ Suy ngẫm và thảo luận bài học.+ Rút kinh nghiệm và vận dụng vào các bài giảng sau.- Gv chọn cho mình chỗ ngồi dự giờ phù hợp, tốt nhất là ngồi hai bên để tiện quan sát học sinh - GV dự mang theo máy ghi hình. - Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội, quan sát hành vi học tập của học sinh trong giờ học.

  37. NV 3: Giúp GV chủ động điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS* Chỉ tiêu:100% GV sau khi tham gia SHCM theo NCBH tự điều chỉnh phương pháp giảng dạy.

  38. * Biện pháp-Thảo luận mọi hoạt động giảng dạy GV và học tập của HS, từ đó phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải để có cách tháo gỡ kịp thời. - Quan sát xem các em học tập như thế nào, có hứng thú và đạt kết quả cao hay không? Suy nghĩ của cả nhóm là bằng mọi cách phải tìm ra được nguyên nhân vì sao HS chưa tích cực tham gia vào hoạt động học và học chưa đạt kết quả như ý muốn… Trên cơ sở đó cùng đưa ra biện pháp hữu hiệu có thể chỉnh sửa cách dạy,thêm (bớt) nội dung sao cho phù hợp với từng con người riêng lẻ,  rút ra kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy.

  39. NV4: Xây dựng vững chắc hơn khối đoàn kết trong tổ chuyên môn.* Chỉ tiêu:100% GV có ý thức xây dựng môi trường thân thiện, đoàn kết trong tổ.

  40. *Biện pháp: Không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên. Mọi thành viên trong tổ được bàn bạc thảo luận mọi hoạt động giảng dạy GV và học tập của HS, đưa ý kiến nhận xét ,đánh giá công khai, khách quan trung thực và đi đến kết luận chung.

  41. C/ KẾ HOẠCH CỤ THỂ:

  42. IV. Đề xuất- Kiến nghị: 1. Với BGH:- Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.- Trang bị cho máy quay video để tiện việc trao đổi, rút kinh nghiệm. 2. Với tổ CM: - Các tổ chuyên môn duy trì thường xuyên, có hiệu quả SH chuyên môn theo nghiên cứu bài học. - Các thành viên có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, tích cực và ý thức được SHCM theo NCBH là một trong những nội dung bồi dưỡng thường xuyên GV.

  43. KẾT LUẬN • Lộtrìnhđổimới SHCM truyềnthống sang NCBH làlâudài, nhiềukhókhăn, nhiềuràocản. • SHCM theo NCBH làtrụcộtcủapháttriểnnhàtrường • Kếtquảcủa SHCM theo NCBH lànângcaochấtlượnghọccủa HS, chấtlượngdạycủa GV. Xâydựngvănhóanhàtrườngthânthiện, tíchcực. GV, tổchuyênmônnổlực, kiêntrìthựchiện SHCM theohướngnghiêncứubàihọcnghiêmtúc, hiệuquảđápứngyêucầunângcaochấtlượngdạyvàhọc.

  44. CHÂN THÀNH CẢM ƠNQUÝ THẦY CÔ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE. KÍNH MONG QUÍ THẦY CÔ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO CHUYÊN ĐỀ!

More Related