1 / 28

1. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VỀ TÀI CHÁNH Ngày: 29/05/2008 Địa điểm: Học viện hành chánh TPHCM

1. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VỀ TÀI CHÁNH Ngày: 29/05/2008 Địa điểm: Học viện hành chánh TPHCM Nội dung trình bày: PHÂN CẤP TÀI CHÁNH VÀ KHOÁN CHI TRONG HÀNH CHÁNH Chương trinh:

hogan
Download Presentation

1. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VỀ TÀI CHÁNH Ngày: 29/05/2008 Địa điểm: Học viện hành chánh TPHCM

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. 1. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VỀ TÀI CHÁNH • Ngày: 29/05/2008 • Địa điểm: Học viện hành chánh TPHCM • Nội dung trình bày: • PHÂN CẤP TÀI CHÁNH VÀ KHOÁN CHI TRONG HÀNH CHÁNH • Chương trinh: • Từ 8h đến 9h30 : Nội dung khoán chi trong hành chánh Việc thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quàn lý hành chánh cùa các cơ quan nhà nước theo Nghi định 130/2005/NĐ-CP của chính phủ • Từ 9h45 đến 11h : Nội dung phân câp trong quản lý ngân sách nhà nước. Việc phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố HCM theo nghi định 93/2001/NĐ-CP của chính phủ. Cụ thể về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và phân cấp về đầu tư giữa các cấp ngân sách nhà nước • Từ 11h đến 11h30 : giải đáp các thắc mắc ( nếu có) • Chịu trách nhiệm trình bày : • PHÒNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH QH-PX SỞ TÀI CHÁNH TP HCM

  2. TÀI LIỆU BÁO CÁOVề phân cấp tài chánh, ngân sách(Theo Nghị định 93/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 và nghị định 124/2004 ngày 18/05/2004 của chính phủ )

  3. Quyết Định Quyết Định Quyết Định Quyết Định Hệ Thống các cấp ngân sách + Cấp ngân sách Trung ương + Cấp ngân sách Địa phương Gồm: QUỐC HỘI - Cấp ngân sách Thành phố - Cấp ngân sách Quận Huyện - Cấp ngân sách Phường Xã HĐND. TP HĐND. QH HĐND. PX

  4. A/ Sô nét nội dung NĐ 93/2001 I. Phạm vi áp dụng của nghị định Nghị định này quy định về nội dung phân cấp quản lý nhà nước cho Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trên một số lĩnh vực sau đây: • Quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư và phát triển kinh tế, xã hội; • Quản lý nhà, đất và hạ tầng kỹ thuật đô thị; • Quản lý ngân sách nhà nước; • Tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức.

  5. II. Mục tiêu phân cấp • Nhằm đề cao trách nhiệm và tạo điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo để giải quyết kịp thời các vấn đề đặt ra thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố. • Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của thành phố trong phát triển kinh tế - xã hội, tương xứng với vị trí, vai trò của thành phố đối với cả nước và khu vực.

  6. III. Nguyên tắc phân cấp • 1. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất và thông suốt của Chính phủ; đồng thời phát huy trách nhiệm quyền tự chủ, tính năng động, sáng tạo của thành phố trong việc thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. • 2. Phân cấp quản lý gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm kiểm tra của các Bộ, ngành đối với hoạt động của chính quyền thành phố.

  7. 3. Phân cấp quản lý đi đôi với việc thực hiện chương trình cải cách hành chính ở các cấp chính quyền nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương; tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. • 4. Phù hợp với pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. • 5. Phân cấp quản lý đi đôi với tăng cường trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố và mở rộng dân chủ, thực hiện công khai cho cấp dưới tham gia bàn bạc và giám sát thực hiện.

  8. I. Đặt vấn đề: • - Phân cấp quản lý ngân sách là xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý ngân sách nhà nước, nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách các nguồn thu của nhà nước và phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

  9. Phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản và chủ yếu sau: • + Phân cấp quản lý ngân sách phải được thực hiện đồng bộ với phân cấp kinh tế và tổ chức bộ máy hành chính. Đồng thời phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương. • + Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và vị trí độc lập của ngân sách địa phương trong hệ thống ngân sách thống nhất. • + Phải đảm bảo tính công bằng khi thực hiện phân cấp ngân sách.

  10. - Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, mỗi cấp chính quyền đều có ngân sách nên tương ứng với 4 cấp chính quyền là 4 cấp ngân sách : • + Ngân sách trung ương • + Ngân sách cấp Tỉnh (Thành phố) • + Ngân sách cấp quận huyện • + Ngân sách cấp phường xã.

  11. NSNN của Việt Nam bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Trong các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước 2002, ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, ngân sách địa phương là bộ phận tất yếu, không thể tách rời trong hệ thống ngân sách và phân cấp quản lý ngân sách được đề cập như một trong những vấn đề cốt lõi, quan trọng nhất của phân cấp quản lý nói chung.

  12. IV.Các nội dung phân cấp tài chánh 1. Về phân cấp nguồn thu: • - Luật Ngân sách nhà nước phân biệt 3 loại nguồn thu: nguồn thu được giao 100% cho ngân sách Trung ương, nguồn thu được giao 100% cho ngân sách địa phương và nguồn thu được phân chia theo tỷ lệ giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương (Điều 30 và 32). • - Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương được xác định trên cơ sở tổng thu từ nguồn thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100% và tổng chi ngân sách địa phương tính theo định mức phân bổ, và được ổn định trong thời kỳ từ 3 đến 5 năm. • - Luật quy định chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyền giao nhiệm vụ thu cho cấp huyện và xã nhưng phải tuân theo một số nguyên tắc chung và các tiêu chuẩn tối thiểu theo quy định tại Điều 34.

  13. 2/ Về phân cấp nhiệm vụ chi: • - Nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương được Luật quy định tại điều 31 và 33, phù hợp với nhiệm vụ, chức năng quản lý của từng cấp chính quyền. • - Về cơ bản, Luật cho phép chính quyền cấp tỉnh được phân câp nhiệm vụ chi cho các huyện và xã trực thuộc, tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo theo quy định tại điều 34 “thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác”. • - Đặc biệt, Luật cũng củng cố việc cấp trên giao nhiệm vụ chi của mình cho cấp dưới thì phải chuyển nguồn kinh phí để cấp dưới thực hiện và quy định rõ rằng khi ban hành chính sách mới làm tăng chi thì cơ quan ban hành chính sách phải đồng thời có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng của ngân sách từng cấp.

  14. 3. Phân cấp quản lý đầu tư • 1. Đối với một số dự án đầu tư sử dụng vốn trong nước (trừ các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc phòng có tính bảo mật quốc gia, thành lập và xây dựng khu công nghiệp mới, sản xuất chất độc hai, chất nổ không phụ thuộc vào quy mô) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án và ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư và triển khai các bước tiếp theo của quá trình thực hiện dự án.

  15. 2. Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được quyền quyết định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trong nước, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn do thành phố quản lý.

  16. 3. Đối với các dự án mà Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư, tuỷ theo mức độ của dự án Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được quyền ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và Giám đốc các Sở, Ban, ngành triển khai thực hiện đầu tư. Chủ tịch Ủy ban nhân thành phố chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này trước Thủ tướng Chính phủ.

  17. V. Kết quả triển khai thực hiện: • Triển khai Nghị định 93/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả rất khả quan tích cực: kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao, bộ máy quản lý nhà nước hoạt động ngày một hiệu quả hơn.

  18. UBND thành phố đã trình Hội đồng nhân dân ban hành các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách cho một số ngành, lĩnh vực để phù hợp với đặc điểm của địa phương. Cụ thể như: • Định mức chi 1 học sinh/năm theo từng cấp lớp. • Định mức chi theo giường bệnh/năm cho công tác chữa bệnh và định mức chi 1 người dân/năm để thực hiện phòng bệnh đối với ngành y tế. • Định mức khoán chi cho 1 biên chế quản lý hành chính (từng khối) • Định mức chi cho các đối tượng chính sách, khu phố...

  19. Uy ban nhân dân Thành phố đã trình hội đồng nhân dân TP phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo đúng luật ngân sách trong đó có ổn định tỉ lệ phân chia nguồn thu giữa ngân sách thành phố và ngân sách quận huyện, phường xã (thời gian ổn định là 5 năm). • Việc phân cấp quản lý thu chi ngân sách giữa các cấp ngân sách giữa các cấp ngân sách nhằm phát huy tính chủ động của các cấp chính quyền địa phương. • Phân cấp theo hướng tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương nhằm tạo điều kiện cho địa phương khai thác huy động tốt nguồn thu để cân đối chi đảm bảo cho nhiệm vụ chính trị của địa phương.

  20. Đặc biệt đối với chính quyền cấp phường xã việc điều tiết các nguồn thu và ổn định tỷ lệ phân chia theo luật định đã nâng nguồn thu ngân sách phường xã, giúp phường xã từng bước tương xứng là một cấp ngân sách. • Ngoài việc phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước mà cụ thể là nguồn thu nhiệm vụ chi cho Ngân sách quận huyện - phường xã trong phạm vi ngân sách địa phương theo Luật Ngân sách nhà nước, thành phố còn phân cấp cho UBND quận huyện các nội dung sau:

  21. Ví dụ các khoản thu phân chiatheo tỷ lệ giữa NSTP và NSQH như sau: NSTPNSQH • Thuế CTN: 74% 26% (hoặc 22%,11%) • Thu Lệ phí, khác: - 100% • …… Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa Quận huyện và Phường xã như sau: NSQH NSPX • Thuế nhà đất 80% 20% • Thuế môn bài hộ nhỏ 80% 20% • Thuế chuyển QSDĐ 80% 20% • Lệ phí trước bạ nhà đất 80% 20% • Thu khác, lệ phi PX - 100%

  22. 1/ Phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng: • Năm 2000 -> phân cấp quận huyện -> Công trình <02 tỷ (QĐ 13) • Năm 2002 -> phân cấp quận huyện -> Công trình < 5 tỷ (QĐ 82) • Năm 2005 -> phân cấp quận huyện -> Công trình < 30 tỷ (QĐ 109,126)

  23. Việc phân cấp quản lý vốn đầu tư thời gian qua mang lại hiệu quả rất rõ nét. Nếu trước đây việc trình duyệt hồ sơ dự án điều chỉnh bổ sung vốn phải mất nhiều thủ tục thời gian do quận huyện phải trình lên các Sở, ngành thành phố rồi trình UBND thành phố trong khi qui mô các công trình không lớn và bộ máy quận huyện đủ khả năng để quản lý phê duyệt các công trình này. Do vậy khi được phân cấp cho quận huyện các công trình thực hiện từ nguồn vốn phân cấp được xử lý triển khai rất nhanh đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư xây dựng, sửa chữa cấp quận huyện đặc biệt là sửa chữa trường học, bệnh viện, trạm y tế, sửa chữa trụ sở cơ quan...

  24. Vốn phân cấp cho quận mỗi năm một tăng: • -Năm 2000 bình quân 5tỷ/ quận • -Năm 2003 bình quân 10tỷ/ quận • -Năm 2006 bình quân 20tỷ/ quận

  25. Qua việc mở rộng phân cấp quản lý này thì việc sử dụng kinh phí duy tu giao thông đã được kịp thời và chặt chẽ hơn, công tác duy tu nâng cấp các công trình giao thông đặc biệt là các công công cống hẽm trên địa bàn các phường được triển khai nhang chóng, đáp ứng nhu cầu xác thực cụ thể của người dân trên từng địa bàn, Việc giao chủ động cho Quận huyện đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần tạo nguồn đầu tư nâng cấp hạ tầng, cải thiện điều kiện môi trường sống của người dân. Qua việc phân cấp đã nâng cao được ý thức trách nhiệm của cấp chính quyền quận huyện, phường xã trong việc bào quản đường xá, hạ tầng kỹ thuật, tiết kiệm chi ngân sách đồng thời đã phát huy vai trò kiểm tra giám sát cùa người dân trong thực hiện công trình công cộng có sự đóng góp của dân.

  26. Tuy nhiên vẫn còn các tồn tại cần chấn chỉnh đó là: • Các sở ngành cần tăng cường kiểm tra, hướng dẩn thiết kế mẫu cho phù hợp với đặc điểm từng địa bàn QH nhằm tránh việc nâng cấp duy tu thiếu đồng bộ, mỗi quận làm mỗi kiểu, không phù hợp tình hình thực tế sử dụng.

  27. Kết luận chung: • Chủ trương tăng cường phân cấp cho cơ sở là chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nứơc ta trong thời gian qua, với tinh thần những việc nào cấp dưới có thể làm tốt hơn thì nên phân cấp cho cấp dưới để thực hiện dưới sự hướng dẩn đồng bộ chung; tránh việc cấp trên ôm đồm , bao biện không hiệu quả.

  28. Nội dung phân cấp tài chánh và khoán chi hành chánh là một trong những nội dung nhằm tăng cường phát huy hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước, cải cách tài chánh công. Qua thực tế và phân tích cho thấy hiệu quả của quản lý tài chánh công vừa phản ánh năng lực của bộ máy nhà nước vừa có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động của các các cơ quan trong bộ máy này. Từ nhận thức đó cho thấy rằng cải cách tài chánh công trở thành một nội dung quan trọng trong công cuộc cải cách hành chánh ở nước ta, hay nói cách khác: chúng ta chỉ có thể thực hiện cải cách hành chánh thành công khi tiến hành đồng thời với việc cải cách tài chánh công.

More Related