1 / 21

Kiểm toán xã hội với HĐND

Kiểm toán xã hội với HĐND. TS. Trịnh Tiến Dũng , N guyên Trợ lý Giám đốc Quốc gia, UNDP VIỆT NAM Cần Thơ 15-16 /8-201 3. Đề cương trình bày. A. Các kênh thông tin phục vụ HĐND B. Một số thông tin cập nhật C. Khái quát về Kiểm toán xã hội (KTXH)

Download Presentation

Kiểm toán xã hội với HĐND

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Kiểmtoánxãhộivới HĐND TS. Trịnh Tiến Dũng, Nguyên Trợ lý Giám đốc Quốc gia, UNDP VIỆT NAM Cần Thơ 15-16 /8-201 3

  2. Đềcươngtrìnhbày A. Cáckênhthông tin phụcvụ HĐND B. Mộtsốthông tin cậpnhật C. KháiquátvềKiểmtoánxãhội (KTXH) D. Bagiaiđoạncủaquytrình KTXH E. Thựctrạngápdụng KTXH ở nướcta F. Triểnvọngápdụng KTXH đ.với HĐND

  3. Các kênh thông tin của HĐND

  4. Các kênh…

  5. Thông tin cập nhật về PEFA • PEFA là sáng kiến chung được đưa ra năm 2001 giữa WB, EU, IMF và một số tổ chức phát triển quốc tế của Anh, Pháp, Na-Uy và Thụy Sĩ. • Lần đầu tiên PEFA được tiến hành ở Việt Nam và được công bố tại Nha Trang, 5/7/2013. • PEFA đánh giá chi tiêu công và trách nhiệm giải trình tài chính. • PEFA cung cấp thông tin về thực trạng hoạt động của hệ thống quản lý tài chính công của Việt Nam trên cơ sở một hệ thống chuẩn mực đánh giá chung nhằm hỗ trợ xác định những lĩnh vực cần ưu tiên cải cách, đánh giá tổng thể các khía cạnh của hệ thống quản lý tài chính công của Việt Nam như: cách thức lập ngân sách bao gồm cả vai trò của Quốc hội, cách thức huy động thu, cách thức chi tiêu, hạch toán, kế toán và kiểm toán

  6. Vị trí của Việt Nam trên bản đồ OBI thế giới • OBI là chỉ số minh bạch về ngân sách (Open Budget Index). OBI được Sáng kiến đối tác ngân sách quốc tế có trụ sở tại Washington, Mỹ đưa vào áp dụng từ năm 2006. Hiện nay đã đánh giá được OBI của khoảng 100 quốc gia. • OBI được tính theo %, từ 0-100% và chia ra 5 mức: 0-20%: Minh bạch = 0; 21-40%: Mức minh bạch tối thiểu; 41-60%: có minh bạch; 61-80: minh bạch đáng kể; 81-100%: Rất minh bạch. Xem sơ đồ pdf 2012 • VN được đánh giá OBI ngay từ đầu với các mức xếp hạng như sau: 2006: 3%; 2008: 10%; 2010: 14% và 2012: 19%. Mặc dầu được cải thiện liên tục, mức OBI của VN vẫn chưa đạt mức tối thiểu 20%. Xem sơ đồ pdf 2012 VN • OBI được tính trên cơ sở xem xét 8 tham số chỉ rõ mức độ công khai của thông tin ngân sách (NS). Trong đó VN bị “việt vị” (OBI = 0) ở 2 tham số là NS công dân và NS giữa năm, còn NS định kỳ chỉ được 33% Xem pdf file. HĐND có thể rút ra thông điệp gì từ bức tranh OBI này?

  7. Thông tin cập nhật về PAPI & PCI • Xếp hạng PAPI 2012 của các tỉnh(Báo cáo PAPI tr. 62) • HĐND từng địa phương có thể đối chiếu một số thông tin chọn lọc từ PAPI hàng năm với các thông tin từ các nguồn chính thống để kiểm chứng thông tin nhằm đề ra các biện pháp cải thiện môi trường dân chủ ở địa phương, nhất là ở cấp cơ sở • Xếp hạng PCI 2012 của các địa phương(Báo cáo tr. 30-31) • HĐND từng địa phương có thể đối chiếu một số thông tin chọn lọc từ PCI hàng năm với các thông tin từ nguồn chính thống để để kiểm chứng thông tin nhằm đề ra các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp

  8. Khái quát về Kiểm toán xã hội • KTXH bắt đầu từ những năm 1970 bởi các công ty tư nhân ở Khối thịnh vượng chung (Anh), các nước châu Âu khác và ở Mỹ để đáp ứng yêu cầu của những người tiêu dùng và phong trào bảo vệ môi trường. • Các công ty này đáp lại bằng cách tăng cường sự tham gia tích cực của các bên liên quan và cộng đồng trong quá trình ra quyết định về sản xuất và sản phẩm; • Các công ty nhận thức được rằng nếu thu hút được sự tham gia rộng rãi của người tiêu dùng thì họ có thể hiểu được rõ hơn tác động và nhu cầu, cải thiện sản phẩm và dịch vụ, quá trình sản xuất sẽ lành mạnh hơn, có văn hóa hơn và kết cục là năng suất cao hơn, dẫn đến lợi nhuận cao hơn.

  9. Khái quát về Kiểm toán xã hội • Từ những năm 1980’s, từ khu vực tư nhân, KTXH đã lan sang khu vực công để đáp lại các yêu cầu dân chủ ngày một tăng cao • Nhờ các phong trào dân chủ, các tổ chức xã hội dân sự ngày càng có điều kiện tham gia hoạt động nhằm tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. • Ở nhiều nước, KTXH là hoạt động tự nguyện do người dân và cộng đồng dân cư tổ chức thực hiện để đấu tranh và/hoặc bảo vệ quyền lợi của người dân (VD ở Mexico và Ấn Độ). Xem tài liệu in. • Nhiều trường hợp kết quả thu được chính là các cam kết chính trị của chính quyền dưới dạng các đạo luật, văn bản hoặc thực thi các biện pháp cụ thể để đáp ứng quyền lợi của cộng đồng. • KTXH có nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: thẻ báo cáo công dân, thẻ cho điểm cộng đồng, kiểm toán giới, phân tích chi tiêu công (phân tích ngân sách), điều trần...

  10. Các công cụ Kiểm toán xã hội • Khảo sát theo dõi chi tiêu công (Public Expenditure Tracking Survey-PETS) • Khảo sát ý kiến người dân (Citizen’s Reporting Cards-CRC) • Thẻ cho điểm cộng đồng (Citizen’s Score Cards- CSC) • Kiểm toán giới (Gender Audit - GA)

  11. Khảosáttheodõi chi tiêucông (Public Expenditure Tracking Survey-PETS) • PETS là công cụ đánh giá hiệu quả chi tiêu nguồn lực công để cung cấp dịch vụ công (DVC) cho nhóm đối tượng thụ hưởng mục tiêu. • PETS theo dõi chuyển động của dòng tiền qua các tầng nấc quản lý h.chính khác nhau, đo lượng tiền và thời gian cần thiết qua mỗi nấc đó; • PETS xác định mức độ và vị trí của các yếu tố ảnh hưởng gây trở ngại cho dòng lưu chuyển nguồn lực; • PETS nghiên cứu hành vi, động cơ của nhà cung cấp dịch vụ công và mối quan hệ của họ với các nhà hoạch định chính sách và những đối tượng thụ hưởng. • PETS chủ yếu là công cụ để đưa ra thông tin định lượng về dòng chảy chi tiêu, mức độ rò rĩ nguồn lực nhưng cũng cho thông tin định tính như nguyên nhân gây ra ách tắc và các vấn đề trong quá trình chuyển giao nguồn lực. • PETS chủ yếu được sử dụng ở g. đ. thực hiện, nhất là trong g.dục, y tế • PETS được sử dụng theo chiều dọc từ TW đến cấp hành chính thấp nhất

  12. Thẻchođiểmcộngđồng (CSC) • CSC là công cụ theo dõi có sự tham gia của cả người cung cấp và người hưởng thụ dịch vụ xã hội về một dịch vụ nhất định dựa trên các chỉ số được chuẩn hóa và các chỉ số do họ tự đưa ra. Trên cơ sở đó, họ cùng nhau thảo luận để hiểu rõ các khác biệt nếu có. • CSC đưa ra các chỉ số do cộng đồng đưa ra, do cộng đồng và người cung cấp dịch vụ cùng đưa ra. Chỉ số có thể là định lượng và/hoặc định tính về sự hài lòng và chất lượng dịch vụ cùng các khuyến nghị và kế hoạch hành động nhằm cải thiện việc cung cấp dịch vụ. • CSC là công cụ quan trọng để thúc đẩy trách nhiệm giải trình, gây tác động tạo ra sự thay đổi ở địa phương; • CSC có thể sử dụng để đánh giá việc sử dụng trang thiết bị, nguồn lực và xác định mức độ rò rỉ nguồn lực và tham nhũng ở khâu thiết kế cũng như sau quá trình thực hiện. • CSC chủ yếu được sử dụng ở cấp huyện/xã và tương đương

  13. Thẻbáocáocôngdân (CRC) • CRC đo lường cảm nhận của những người sử dụng dịch vụ (công dân) về chất lượng và mức độ hài lòng của dịch vụ được cung cấp và về thách thức/vấn đề trong cung cấp DVC Đánh giá tác động của chính sách/chương trình đối với đ.tượng thụ hưởng d.vụ; • CRC có thể được thực hiện trước hoặc sau khi ban hành chính sách/chương trình mới; • CRC đo lường bằng dữ liệu định lượng hoặc định tính • CRC có thể sử dụng ở tất cả các cấp chính quyền (TW, tỉnh và cấp dưới), thậm chí theo loại dịch vụ được cung cấp (Y tế, Giáo dục…)

  14. Kiểmtoángiới • Mục tiêu của kiểm toán giới (Gender Audit) là nhằm xác định mức độ lồng ghép nhu cầu, quyền và hoàn cảnh của phụ nữ và nam giới, của trẻ em trai và gái vào quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. • Báo cáo GA đưa ra các thông tin định tính, các khuyến nghị dưới dạng một kế hoạch hành động nhằm cải thiện vấn đề bình đẳng giới • GA là một công cụ phân tích ở bất kỳ lĩnh vực nào. Nó thường bao gồm nghiên cứu tài liệu, thảo luận với nhóm trọng tâm, các cuộc phỏng vấn và phiếu tự đánh giá; • GA thường được tiến hành ở khâu lập kế hoạch, TD-ĐG và chủ yếu ở cấp TW và cấp tỉnh;

  15. Bagiaiđoạncủaquytrình KTXH • GĐ1: Thiết kế và thu thập dữ liệu • Xác định trọng tâm và công cụ KTXH • Thiết kế các c.cụ và tiến hành thí điểm chúng • Thu thập thông tin về d.vụ từ người sử dụng, cộng đồng… • GĐ2: Đối thoại dựa trên bằng chứng và phân tích • Phân tích các phát hiện theo hướng đề ra hành động • Trình bày ý kiến cho cộng đồng và thúc đẩy đối thoại • GĐ3: Phổ biến bằng chứng để đảm bảo trách nhiệm giải trình khu vực công • Tổ chức Hội thảo với các bên liên quan (CQ, Cộng đồng, nhà c.cấp d.vụ…) • Phổ biến các phát hiện, khuyến nghị và k. hoạch h.động trên ptttđc • Thường xuyên cập nhật về kết quả thực hiện KHHĐ

  16. Thựctrạngápdụng KTXH ở Việt Nam • Khuôn khổ pháp lý (KKPL): Việt Nam chủ động tạo lập KKPL để cải thiện dân chủ cơ sở (DCCS), đã ban hành nhiều văn bản QPPL để tăng cường DCCS, trong đó có hoạt động giám sát cộng đồng (GSCĐ). Tuy nhiên chưa có khuôn khổ pháp lý trực tiếp cho các hoạt động KTXH. • Thực tiễn áp dụng KTXH ở Việt Nam: • Hiện tại các hoạt động KTXH chủ yếu đang ở giai đoạn thử nghiệm (“nhập môn”), chưa triển khai chính thức • Các hoạt động này chủ yếu được các nhà tài trợ khởi xướng: UNICEF với Bộ KHĐT (làm ở một số địa phương thí điểm như Quảng Nam, Trà Vinh, TP.HCM [Khảo sát theo dõi chi tiêu công trong chương trình trợ giúp xã hội], và ở Điện Biên [Khảo sát theo dõi chi tiêu công trong giáo dục] • Action Aid và AFAP (Úc) ở Hà Tĩnh (PETS Ở 2 huyện Lộc Hà (2011) và Vũ Quang (2012)

  17. Thựctrạngápdụng KTXH ở Việt Nam • Dự kiến sau khi kết thúc, Dự án MPI-UNICEF sẽ có dự thảo Nghị định về kế hoạch hóa PT KTXH trong đó chú trọng thúc đẩy sự tham gia giám sát của cộng đồng thông qua các hoạt động KTXH • Chính quyền trung ương và địa phương ủng hộ, tạo điều kiện cho các hoạt động thử nghiệm, nhưng vẫn còn dè dặt, chờ đợi, nghe ngóng, chưa chủ động tổ chức. • Các địa phương nêu trên đi tiên phong trong việc thúc đẩy áp dụng công cụ mới này trong xây dựng NTM và phát triển KTXH trong khi khuôn khổ chính sách-pháp luật về kTXH chưa đầy đủ và đồng bộ. • Nhận thức, hiểu biết, kỹ năng thực hiện KTXH còn hạn chế. • Về cơ bản, tuy rất háo hức và nhiệt huyết, cộng đồng chưa thể tự mình tiến hành các hoạt động KTXH nếu thiếu sự hậu thuẫn từ ngoài (nhà tài trợ, tư vấn…)

  18. Triển vọng áp dụng KTXH đối với HĐND • Dự báo xu thế: • Dân trí = Hiểu biết của người dân, của cử tri và cộng đồng tăng mạnh và nhanh • Các mối quan tâm về quyền con người, về dân chủ, về công bằng xã hội và môi trường sẽ gia tăng khá nhanh; • Vai trò của cộng đồng, của các tổ chức xã hội ngày một tăng cao; • Sự hiện diện của các nhà tài trợ quốc tế, của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong phát triển KTXH ở VN giảm dần đều và về cơ bản sẽ chấm dứt trong 10-15 năm nữa

  19. Triển vọng… • Hàm ý đối với HĐND: • Quan tâm nhiều hơn đến các nguồn thông tin bổ sung, để tăng cường khai thác các thông tin có cơ sở xã hội và bằng chứng từ thực tiễn cuộc sống, phản hồi của người dân nhằm tăng cường tính khách quan và khoa học cho các Nghị quyết của HĐND; • Đối với TT HĐND: Nâng cao hiểu biết và nhận thức về vai trò của các công cụ KTXH đ. với hoạt động của HĐND: • Đối với chuyên viên HĐND: Nâng cao hiểu biết và nhận thức về vai trò của các công cụ KTXH và kỹ năng khai thác các công cụ này phục vụ cho hoạt động của HĐND

  20. Về triển vọng áp dụng KTXH ở chính quyền các cấp

  21. CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ VỊ Phần thảo luận

More Related