1 / 22

TỌA ĐÀM CEDAW VÀ PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VIỆT NAM Hà Nội, ngày 24/11/2009

TỌA ĐÀM CEDAW VÀ PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VIỆT NAM Hà Nội, ngày 24/11/2009. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VIỆT NAM. Người trình bày : LƯƠNG PHAN CỪ Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội. CÔNG ƯỚC CEDAW.

Download Presentation

TỌA ĐÀM CEDAW VÀ PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VIỆT NAM Hà Nội, ngày 24/11/2009

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TỌA ĐÀM CEDAW VÀ PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VIỆT NAMHà Nội, ngày 24/11/2009 CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VIỆT NAM Người trình bày: LƯƠNG PHAN CỪPhó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội

  2. CÔNG ƯỚC CEDAW • Công ước có 6 phần với 30 điều. Trong đó có 14 điều nói về tổ chức, bộ máy và thể thức hoạt động của UB xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ. • Với 16 điều còn lại là nội dung chính của công ước. Phần này có thể chia thành 2 nhóm: - Nhóm 1 nói về nguyên tắc bình đẳng Nam – nữ, bình đẳng giới. Tất cả các nước tham gia công ước phải bảo đảm tất cả các đạo luật đều phải nhằm mục tiêu bảo đảm sự phát triển và sự tiến bộ đầy đủ, toàn diện của phụ nữ. - Nhóm thứ 2 quy định nội dung cơ bản của việc xóa bỏ hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ:

  3. CÔNG ƯỚC CEDAW • Xóa bỏ bất bình đẳng trong chính trị; • Phụ nữ phải có cơ hội tham gia các diễn đàn Quốc tế, tham gia các tổ chức Quốc tế như nam giới; • Bình đẳng trong vấn đề quốc tịch; • Xóa bỏ phân biệt đổi xử trong giáo dục đào tạo; • Xóa bỏ phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm; • Xóa bỏ phân biệt đối xử trong chăm sóc sức khỏe; • Bảo đảm sự bình đẳng trong gia đình, vay vốn, sở hữu tài sản và tham gia các hoạt động TDTT, VH, giải trí; • Quan tâm tới phụ nữ nông thôn; • Bảo đảm cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong tự do lựa chọn cư trú, nơi ở; • Xóa bỏ phân biệt, bất bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

  4. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VN 1. Pháp luật VN và khái niệm “phân biệt đối xử với phụ nữ” • Tại Điều 1 CEDAW khái niệm “không phân biệt đối xử chống lại phụ nữ” bao gồm “bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hoặc hạn chế nào trên cơ sở giới, mà sự phân biệt đó tác động tới hoặc nhằm mục đích cản trở hoặc làm vô hiệu sự thừa nhận, sự hưởng thụ hoặc việc thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người phụ nữ trong mọi lĩnh vực…, không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của họ và trên cơ sở bình đẳng với nam giới”.

  5. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VN • Hiến pháp đầu tiên của VN (1946), tại điều 9 đã khẳng định “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Quy định này thể hiện tinh thần khái niệm trên đây về bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Quy định này được kế thừa và phát triển trong các Hiến pháp tiếp theo (1959;1980;1992). Điều 63 HP 92 tuyên bố “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt CTr, KT, VH, XH và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ… Nhà nước và xã hội tạo điều kiện… làm tròn bổn phận của người mẹ”.

  6. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VN • Khoản 5, Điều 5 Luật BĐG đã nêu khái niệm “phân biệt đối xử về giới”: “là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình” và Khoản 3, Điều 10 quy định “Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức”. • Note: Thể hiện được tinh thần, nguyên tắc về BĐG của công ước CEDAW.

  7. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VN 2. Biện pháp loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ. • Điều 2 Công ước CEDAW quy định trách nhiệm của QG thành viên phải xây dựng pháp luật và bảo đảm việc thực hiện pháp luật chống phân biệt đối xử với phụ nữ. • Hệ thống Pháp luật Việt Nam từ Hiến pháp (từ HP 1946 đến HP hiện nay) đến các văn bản pháp luật khác như hình sự, bầu cử, lao động, hôn nhân, gia đình, BHXH, BĐG… đều thể hiện tinh thần không phân biệt đối xử về giới.

  8. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VN 3. Biện pháp bảo đảm sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của PN. • PL VN đã quy định nhiều biện pháp bảo đảm sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ: - Tỷ lệ đại biểu QH là nữ thích đáng; - Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ 2001- 2010; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất, một số tài sản khác phải mang cả tên vợ và chồng; - Việc chăm sóc con cái, việc gia đình cả chồng và vợ đều có trách nhiệm; - Bảo đảm việc làm và sức khỏe liên quan đến mang thai, kết hôn, sinh đẻ, nuôi con nhỏ; - Bảo đảm tài chính, thu nhập liên quan đến mang thai, sinh đẻ, nuôi con nhỏ; - Chương X về lao động nữ; …..

  9. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VN 4. Các biện pháp đặc biệt, tạm thời nhằm thúc đẩy BĐ nam nữ • Tại điều 4, CEDAW thừa nhận đang có khoảng cách giữa pháp luật và trên thực tế, do đó khi phát hiện khoảng cách này, các thành viên phải ban hành các biện pháp khắc phục. • Luật BĐG: Kniệm và điều 6 về nguyên tắc BĐG đã quy định: “Biện pháp thúc đẩy BĐG không bị coi là phân biệt đối xử về giới và chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới”. • Pháp luật VN đã có nhiều biện pháp thúc đẩy BĐG: - Tỷ lệ ĐBQH thích đáng (30%-2007); HĐND tỉnh: 25%; Tp: 27%... - Chế độ thai sản; - Chế độ giam giữ phụ nữ phạm tội; - Chế độ lao động đối với lao động nữ; - ……..

  10. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VN 5. PL VN với quy định loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ trong các lĩnh vực (điều 7-14). • Trên lĩnh vực Chính trị: Hiến pháp 92, luật bầu cử QH (2001), Luật bầu cử Đại biểu HĐND các cấp (2003), Luật Hình sự (2009), Luật cán bộ, công chức (2008)… đã quy định tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội bình đẳng thực hiện quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia vào QLNN, KT, XH; tham gia vào các tổ chức CT - XH, tham gia các hoạt động quốc tế, tự do ngôn luận, bổ nhiệm vào các chức vụ quản lý nhà nước…

  11. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VN • Trên lĩnh vực dân sự: Hiến pháp và Luật quốc tịch VN quy định nhất quán việc bảo đảm bình đẳng nam nữ trong việc nhập, thay đổi hay giữ nguyên quốc tich; Hệ thống PL VN khẳng định phụ nữ hoàn toàn bình đẳng với nam giới trong các quan hệ dân sự, độc lập và hưởng thụ quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong giao dịch dân sự (HP, Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai…): quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế, quyền tự do giao kết hợp đồng, quyền cư trú, tự do đi lại…

  12. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VN • Trong lao động việc làm, BHXH: Pháp luật về lao động, BHXH quy định tạo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ về quyền làm việc, cơ hội việc làm, đào tạo nghề nghiệp, quyền hưởng lương, BHXH bình đẳng với nam giới có tính tới các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, bảo đảm, phù hợp với đặc thù giới tính, thiên chức làm mẹ của phụ nữ.

  13. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VN • Trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe: pháp luật quy định phụ nữ được quyền chủ động, tự nguyện, bình đẳng hưởng thụ dịch vụ CSSK, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng, làm mẹ an toàn, chống các bệnh lây qua đường tình dục, pc HIV/AIDS đã được triển khai. Vấn đề lồng ghép giới trong luật BHYT, Luật khám bệnh, chữa bệnh, pháp lệnh dân số đã được thực hiện, bảo đảm nguyên tắc BĐG.

  14. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VN • Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo: HP và PL quy định quyền học tập của CD là bình đẳng, không có chỗ nào quy định có sự ngăn cản quyền học tập có yếu tố giới: - Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân… (Đ59) - “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học…” (Đ60) - “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ… học tập…” (Đ63) - Mọi công dân không phân biệt giới tính đều bình đẳng về cơ hội học tập (Đ9, Luật GD); - Thanh niên được học tập và bình đẳng về cơ hội học tập (Đ9, Luật TN); - Trẻ em có quyền được học tập (Đ16, Luật BVCSGDTE);

  15. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VN - “Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia phát triển sự nghiệp KH và CN; phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH và CN…” (Đ7, Luật KHCN); - “Cản trở việc học tập của trẻ em” là hành vi bị nghiêm cấm (Đ7, Luật BVCSGDTE); - Điều 28 Luật BVCSGDTE quy định trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập của TE; • Điều đó đã được khái quát nêu trong Điều 14 Luật BĐG: Nam nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; trong lựa chọn ngành nghề học tập, đào tao; trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

  16. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VN • Trong hưởng thụ các phúc lợi kinh tế, xã hội và văn hóa: HP, Pháp luật có nhiều quy định bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong việc hưởng thụ các phúc lợi kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua Luật hôn nhân gia đình, pháp luật về văn hóa, TDTT, về các chương trình cứu trợ xã hội… Điều 16 Luật BĐG quy định: “Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hóa, TT, TDTT và trong hưởng thụ văn hóa, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin”.

  17. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VN • Trong gia đình: HP và Luật hôn nhân và gia đình quy định quyền bình đẳng, tự nguyên trong hôn nhân; bình đẳng trong việc chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc con cái; bình đẳng trong việc quản lý, sở hữu tài sản chung của vợ và chồng. - Đối với tập quán hôn nhân và gia đình của dân tộc thiểu số được tôn trọng trên cơ sở loại trừ mọi hình thức có hại đối với phụ nữ như vi phạm quyền tự do định đoạt, tự nguyện, tệ ngược đãi đối với phụ nữ. - Đã có nhiều biện pháp chống buôn bán phụ nữ, núp bóng hôn nhân, nhận làm con nuôi vi phạm danh dự, nhân phẩm của phụ nữ.

  18. CEDAW VỚI PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VN • Trong nông thôn: Trong công ước có quy định riêng về phân biệt đối xử đối với phụ nữ nông thôn; Quan tâm tới điều kiện phát triển không đồng đều ảnh hưởng tới phụ nữ. - Ở VN tỷ lệ dân cư sống ở nông thôn vẫn chiếm tới 70%, trong đó đa số là phụ nữ. Pháp luật Việt Nam không có quy định riêng đối với phụ nữ nông thôn, nhưng với đặc thù đó hệ thống pháp luật, chính sách đã quan tâm tới vấn đề này: Quy định về trợ cấp xã hội; CS xóa đói giảm nghèo; khuyến nông khuyến lâm; chương trình nước sạch nông thôn….

  19. THỰC HIỆN CEDAW THÔNG QUA BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BĐG • Để thực hiện BĐG, xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ, Luật BĐG của VN đã tuyên bố nguyên tắc “bảo đảm lồng ghép vđề BĐG trong xây dựng và thực thi pháp luật” là 1 trong 6 nguyên tắc cơ bản về BĐG (Đ6). • Và Đ20 quy định “việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về BĐG”; “các nguyên tắc cơ bản về BĐG là một căn cứ quan trọng của việc rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật”.

  20. THỰC HIỆN CEDAW THÔNG QUA BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BĐG • Và luật đã quy định việc lồng ghép giới trong soạn thảo, thẩm định, thẩm tra. Việc lồng ghép vấn đề BĐG: - Xác định vấn đề giới và biện pháp giải quyết trong lĩnh vực điều chỉnh; - Dự báo tác động của các quy định tác động đến nam và nữ; - Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết vấn đề giới đặt ra.

  21. TÓM TẮT • Hệ thống pháp luật VN đã bảo đảm và thúc đẩy việc xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ, cơ bản bảo đảm sự BĐG; • Đã đáp ứng tinh thần, nội dung của công ước của LHQ về xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW); • Đã có các biện pháp pháp luật để đảm bảo việc xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ trên thực tế; • Đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ.

  22. THANK YOU!

More Related