1 / 30

ĐIỀU TRỊ VIÊM DA ĐẦU CHI HALLOPEAU VỚI ADALIMUMAB

ĐIỀU TRỊ VIÊM DA ĐẦU CHI HALLOPEAU VỚI ADALIMUMAB. Người báo cáo : BS Đặng Thu Hương.

wood
Download Presentation

ĐIỀU TRỊ VIÊM DA ĐẦU CHI HALLOPEAU VỚI ADALIMUMAB

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. ĐIỀU TRỊ VIÊM DA ĐẦU CHI HALLOPEAU VỚI ADALIMUMAB Người báo cáo : BS Đặng Thu Hương

  2. Viêm da đầu chi Hallopeau là bệnh mãn tính, khu trú, hay tái phát, phát ban với mụn mủ vô trùng. Là biến thể của vảy nến mủ. Hay gặp nhất ở tuổi trung niên và thường khởi phát sau chấn thương hoặc nhiễm trùng tại ngón tay, ngón chân.

  3. Bệnh đặc trưng với nhiều mụn mủ bằng đầu đinh ghim, tróc vảy trên nền hồng ban, teo da. Mụn mủ có thể liên kết với nhau thành hồ mủ. Bệnh thường khu trú giới hạn ở đốt xa của 1 hoặc 2 ngón tay, ngón chân, nhưng có trường hợp lan tới bàn tay, bàn chân và tiến tới vảy nến mủ toàn thân.

  4. Khi mụn mủ ở giường móng, theo thời gian móng đó bị loạn dưỡng, thậm chí mất móng, tiêu xương. Cảm giác đau ở ngón bị bệnh

  5. Bệnh rất khó điều trị. Có nhiều loại thuốc, bao gồm: thuốc bôi, quang hóa liệu pháp, methotrexate, dapsone …nhưng có nhiều trường hợp bị thất bại. Gần đây, có những báo cáo điều trị thành công với những thuốc sinh học như: infliximab, etanercept. Sau đây là báo cáo 3 trường hợp điển hình:

  6. BỆNH NHÂN 1: 1 phụ nữ 61 tuổi, hút 20 điếu thuốc lá / ngày trong 40 năm, có ngón tay trỏ phải bị nóng, đỏ, đau, phù nề, tróc vảy, mụn mủ dưới móng . Bà bị vảy nến khớp 3 năm nay và đã uống Methotrexate 15 mg / hàng tuần. Có thời kỳ bị vảy nến mủ lòng bàn tay, lòng bàn chân

  7. Bệnh không đáp ứng với thuốc bôi và tia UVB dải hẹp. Hiện nay, sang thương đã lan đến 3 ngón. Điều trị:+ Etanercept 50 mg x 2 lần / tuần kết hợp với Methotrexate 15 mg / tuần x 4 tháng => Không hiệu quả. + Khi da đỏ dữ dội, chuyển sang Adalimumab 40 mg / tuần . Bệnh đáp ứng rõ rệt sau 8 tuần. Tại tuần 44, giảm liều Adalimumab còn 40 mg / 2 tuần. Đến tháng thứ 25 sang thương sạch hẳn.

  8. BỆNH NHÂN 2: 1 phụ nữ hút 20 điếu thuốc lá / ngày có ngón tay và ngón chân ngày càng đỏ và đau, mụn mủ xung quanh và dưới móng + Tiền sử: -Vảy nến mủ lòng bàn tay, lòng bàn chân cách đây 1 năm - Vảy nến khớp cách đây 3 năm - Không đáp ứng với Methotrexate.

  9. + Điều trị: Chích dưới da Adalimumab 40 mg / 2 tuần x 13 tuần. Xuất hiện thêm mụn mủ ở xung quanh và dưới móng, mụn mủ lòng bàn chân, lòng bàn tay => tăng liều Adalimumab 40 mg / tuần => Đến tuần thứ 10: bệnh giảm hoàn toàn Tháng thứ 24: chưa thấy tái phát

  10. BỆNH NHÂN 3: 1 người phụ nữ 72 tuổi, hút 20 điếu thuốc lá / ngày, phát ban mụn mủ 1 năm nay kèm đau nhức dữ dội các khớp liên đốt xa của ngón tay. Bệnh ngày càng nặng => nhập viện nhiều lần.

  11. Kháng với thuốc bôi, PUVA liệu pháp, Methotrexate. Infliximab, Etanercept cũng không hiệu quả.Cuối cùng chích dưới da Adalimumab với liều 40 mg / tuần. Sau 3 tuần: đáp ứng rõ rệt Sau 7 tuần: giảm liều 40 mg / 2 tuần và sang thương sạch hẳn

  12. 3 bệnh nhân trên đã đáp ứng rất tốt và hiệu quả được duy trì lâu dài với Adalimumab. 2 trong 3 bệnh nhân đã không đáp ứng với các thuốc sinh học thế hệ trước như Infliximab, Etanercept.

  13. Cho thấy Adalimumab rất cần thiết và hiệu quả với viêm da đầu chi Hallopeau khi những điều trị trước bằng thuốc khác đều thất bại. Adalimumab dung nạp tốt

  14. TẠI SAO ADALIMUMAB LẠI TÁC DỤNG ĐỐI VỚI VẢY NẾN ?

  15. SƠ LƯỢC CƠ CHẾ MIỄN DỊCH TRONG VẢY NẾN : Vảy nến là bệnh da di truyền, dưới tác động của các yếu tố như: stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học vật ly…gen gây nên bệnh vảy nến được khởi động => khởi phát bệnh ở những người có sẵn yếu tố di truyền tiềm tàng

  16. + Căng thẳng thần kinh: liên quan phát bệnh và vượng bệnh, bệnh nhân bị vảy nến thuộc loại hình thần kinh dễ bị kích thích, hay lo lắng. + Yếu tố nhiễm khuẩn: Các ổ nhiễm khuẩn khu trú liên quan đến quá trình phát sinh, phát triển bệnh ( viêm mũi họng, viêm amydales…), chủ yếu vai trò của liên cầu.

  17. + Chấn thương cơ học vật ‎ly: có vai trò trong sự xuất hiện bệnh (14%). Các yếu tố ngoại sinh còn làm bệnh nặng thêm hoặc tái phát nặng nề

  18. Các kháng nguyên bên ngoài (yếu tố kích hoạt: vi khuẩn, virus…) được các tế bào nhận diện kháng nguyên ở trên da như tế bào Langerhans, tế bào đuôi gai xử l‎y rồi di chuyển từ da vào hạch bạch huyết vùng => tương tác với tế bào T, gây nên 1 đáp ứng miễn dịch dẫn đến hoạt hóa tế bào T và quá trình này giải phóng ra Cytokines. Tế bào T bị hoạt hoá đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của vảy nến

  19. Những tế bào T này được phóng thích vào hệ tuần hoàn rồi được chuyên chở trở về da. Chúng được tái kích hoạt ở bì và thượng bì, việc giải phóng ra Cytokin ( TNF- alpha… ) => phản ứng viêm, đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.

  20. Kích thích tế bào sừng phát triển, tăng sản tế bào sừng, chu chuyển tế bào sừng (epidermal turnover time ) bị rút ngắn lại chỉ còn 2 – 4 ngày => vảy nến Cytokin có vai trò trong phản ứng gây viêm và đáp ứng miễn dịch. Cả 2 yếu tố di truyền và ngoại cảnh đều tham gia vào cơ chế sinh bệnh của vảy nến.

  21. ADALIMUMAB: Adalimumab thuộc nhóm thuốc sinh học, sau Infliximab và Etanercept, được FDA chấp thuận để điều trị vảy nến từ năm 2008. Là kháng thể đơn dòng của người ( bản chất là Protein Can thiệp trực tiếp vào hệ thống miễn dịch. Nó gắn kết và ức chế tác dụng của TNF- alpha

  22. Adalimumab được Abott cung cấp dưới dạng dung dịch, vô trùng, không có chất bảo quản. CHỈ ĐỊNH: + Vảy nến mảng vừa và nặng, vảy nến khớp, vảy nến mủ + Viêm khớp dạng thấp + Bệnh Crohn + Viêm cột sống cứng khớp

  23. CÁCH DÙNG: Tiêm dưới da ở bất kỳ nơi đâu ở mặt trước đùi, ở bụng ( cách rốn 5 cm ), khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 2,5 cm Không dùng đường uống vì hệ tiêu hóa làm mất tác dụng của thuốc. LiỀU DÙNG: 40 mg/ 2 tuần

  24. Chống chỉ định: + Phụ nữ có thai và cho con bú. + Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc + Người đang hoặc có nguy cơ nhiễm trùng.

  25. Tác dụng phụ: + Phản ứng dị ứng: châm chích, ngứa, phát ban ngoài da, phù mặt + Thần kinh: nhức đầu, hoa mắt, rối loạn thị lực, cảm giác yếu tay, chân + Tái kích hoạt VGSV B ở người lành mang trùng + Tiêu hóa: đau bụng,buồn nôn + Nhiễm trùng cơ hội: lao, siêu vi, nấm… + Một số trường hợp bị u bạch huyết.

More Related