1 / 16

THAM LUẬN HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TỈNH TIỀN GIANG.

THAM LUẬN HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TỈNH TIỀN GIANG. Phó Giám đốc , Sở Nông nghiệp và PTNT CAO VĂN HÓA. Kính thưa: - Ban Tổ chức Hội nghị, - Quí vị Đại biểu.

webb
Download Presentation

THAM LUẬN HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TỈNH TIỀN GIANG.

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. THAM LUẬN HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TỈNH TIỀN GIANG. PhóGiámđốc, SởNôngnghiệpvà PTNT CAO VĂN HÓA Kính thưa: - Ban Tổ chức Hội nghị, - Quí vị Đại biểu. Được sự cho phép của Ban Tổ chức Hội nghị, tôi xin thay mặt Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tiền Giang tham luận với nội dung “Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ rau, quả tỉnh Tiền Giang”. Thưa Quí vị Đại biểu,

  2. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TIỀN GIANG. Tiền Giang là một trong 13 tỉnh, thành thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tổng diện tích tự nhiên 2.484,2 km2 (bằng 6,1% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 0,6% diện tích cả nước); dân số 1,67 triệu người, mật độ dân số 675 người/ km2; có 10 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Nằm phía tả ngạn sông Tiền: Chiều dài 120 km, giáp biển Đông 32 km; cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Nam và thành phố Cần Thơ 90 km về phía Bắc…đã tạo cho Tiền Giang vị thế kinh tế quan trọng của miền Tây Nam bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ. Là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp nói chung, rau, quả nói riêng, bởi nơi đây có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi; người trồng rau và nhà vườn có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất lâu đời; thêm vào đó chủng loại rau, quả khá đa dạng và phong phú. Lợi thế này giúp tỉnh phát triển nhanh vùng rau, quả phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

  3. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TIỀN GIANG. Thưa Quý đại biểu, Cây rau Tiền Giang có diện tích, năng suất và sản lượng không lớn. Nếu so sánh với năm 2000, diện tích trồng rau năm 2010 của tỉnh có trên 36.000 ha, tăng 18.000 ha, sản lượng tăng khá nhanh (năm 2010 là 600.000 tấn), gấp khoảng 2,8 lần so với năm 2000; không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh mà còn cung cấp cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh trong khu vực với lượng rau khá lớn. Tiền Giang hiện có trên 50 chủng loại rau và có khoảng 30 chủng loại được trồng phổ biến bao gồm cả rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ và rau gia vị. Giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất, sản lượng và phẩm chất. Hiện nay, giống lai F1 được trồng phổ biến, chiếm trên 90% diện tích gieo trồng.

  4. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TIỀN GIANG. Rau được trồng hầu hết ở các địa phương trong tỉnh và cũng đã hình thành vùng trồng tập trung và chuyên canh; lợi nhuận bình quân là trên 50 triệu đồng/ha/năm. Gần đây một số địa phương chủ trương trồng rau chuyên canh với diện tích lớn: Chợ Gạo, Châu Thành, Gò Công Đông, thị xã Gò Công, Thành phố Mỹ Tho,…Cụ thể: - Vùng chuyên canh rau má, hành lá Châu Thành: Qui mô là 720 ha dẫn đầu đồng bằng sông Cửu Long về diện tích và sản lượng. - Vùng trồng rau dấp cá (diếp cá) tập trung ở huyện Châu Thành, thành phố Mỹ Tho. Qui mô diện tích khoảng 500 ha. - Vùng chuyên canh cây ngò gai được trồng theo ven rạch Bảo Định phần đất của huyện Chợ Gạo, diện tích ổn định khoảng 150 ha, lợi nhuận 120 triệu đồng/ha/năm. - Vùng trồng hẹ, diện tích trên 350 ha trồng tập trung các xã cặp kênh Chợ Gạo. Lợi nhuận trên 90 triệu đồng/ha/năm.

  5. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TIỀN GIANG. - Vùng chuyên canh ớt, diện tích nhiều nhất ở huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Tân Phước. Tổng diện tích hiện có trên 500 ha. - Vùng trồng dưa hấu: Diện tích hàng năm có trên 3.200 ha. Hiện nay dưa hấu được trồng tập trung ở các huyện như Cái Bè, Cai Lậy và Tân Phước. - Vùng chuyên canh rau cải: tập trung tại huyện Gò Công Đông và Thị xã Gò Công với diện tích trên 800 ha. Tỉnh Tiền Giang đã xây dựng 500 ha rau an toàn (diện tích gieo trồng trên 4.000 ha mỗi năm). Đến nay đã có 3 vùng rau được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn với tổng diện tích 37 ha. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chuẩn bị chứng nhận 10 ha rau VietGAP ở Thị xã Gò Công.

  6. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TIỀN GIANG. Hiện nay, toàn tỉnh chỉ có 2 Hợp tác xã rau đang hoạt động, rau tiêu thụ chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, tập trung tại các chợ đầu mối, và các chợ trong tỉnh thông qua mạng lưới thương lái ở các vựa, các kênh bán lẻ tại các chợ. Lượng rau các loại được tiêu thụ/tháng khoảng 40.000 tấn. Dưa hấu và dưa lê những năm gần đây có xuất sang Trung Quốc và Campuchia, nhưng số lượng không lớn (300- 400 tấn/vụ). Như vậy, ngành trồng rau của tỉnh những năm gần đây có chuyển biến đáng kể; rau thực phẩm là sản phẩm chủ lực đã chiếm lĩnh thị trường và luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Song, tình trạng sản xuất tự phát, manh mún còn tồn tại nên chưa chủ động thị trường tiêu thụ một cách ổn định; việc cơ giới hóa của ngành này chưa phát triển đồng bộ; cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất rau còn nhiều hạn chế; chưa có nhiều mô hình Hợp tác xã của ngành này. Dự kiến đến năm 2020 diện tích trồng rau của tỉnh đạt 7.000 ha cho sản lượng khoảng 720.000 tấn và cũng dự kiến đến năm 2015 có khoảng 50% diện tích sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP, đến năm 2020 có 80% diện tích đạt tiêu chuẩn nói trên.

  7. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TIỀN GIANG. Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển rau theo hướng bền vững và gia tăng hiệu quả trên đơn vị đất trồng; sản phẩm làm ra phải đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thị trường; sớm hình thành vùng chuyên canh tập trung để thuận lợi cho việc áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; chú trọng sản xuất an toàn để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Trong thời gian tới rau của Tiền Giang phát triển sản xuất theo hướng VietGAP và chứng nhận VietGAP; rau đặc sản truyền thống và rau luân canh trên nền đất lúa. Vấn đề quan trọng là kết nối giữa sản xuất với sơ chế, bảo quản và tiêu thụ, hình thành hoàn hảo chuỗi giá trị ngành hàng rau, trong đó vai trò của doanh nghiệp và Hợp tác xã là rất cơ bản. Đối với cây ăn trái, với diện tích trên 68.000 ha, sản lượng khoảng 1 triệu tấn quả/năm và được mệnh danh là “Vương quốc trái cây”. Cây ăn trái của Tiền Giang có những giống rất quí như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim,…

  8. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TIỀN GIANG. Xác định được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, trong những năm qua tỉnh Tiền Giang đã tập trung chỉ đạo sản xuất theo hướng an toàn nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh đã hình thành những vùng cây ăn trái sản xuất và vận hành theo tiêu chuẩn GAP như vú sữa Lò rèn sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P, khóm (dứa) Tân Lập sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; trong tháng 7 và tháng 9/2011 2 sản phẩm: Chôm chôm và Nhãn của tỉnh đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Thưa Quí vị Đại biểu, Cây ăn trái của Tiền Giang, hiện có trên 20 chủng loại, trong đó có 7 loại được xác định là cây chủ lực và được cấp nhãn hiệu hàng hóa tập thể. Cụ thể:

  9. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TIỀN GIANG. Xoài cát Hòa Lộc: 2.300 ha, tập trung huyện Châu Thành và Cai Lậy; Bưởi lông Cổ Cò, diện tích: 1.725 ha, trồng nhiều ở huyện Cái Bè và Châu Thành; Sầu riêng Ngũ Hiệp, diện tích: 5.500 ha, trồng tập trung huyện Cai Lậy; Khóm Tân Lập, diện tích: 11.300 ha được trồng tập trung huyện Tân Phước; Vú sữa Lò Rèn: 2.600 ha, trồng chủ yếu huyện Châu Thành và Cai Lậy; Thanh long Chợ Gạo, diện tích 2.100 ha và Sơri Gò Công, diện tích 700 ha được trồng tập trung huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Ngoài 7 loại cây chủ lực nêu trên, tỉnh còn có các loại cây ăn trái khác như: cam, quít, nhãn, chôm chôm, sapô,… Đây cũng là cây cho hiệu quả kinh tế trong những mô hình có thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ thu nhập đến 300 triệu đồng/ha.

  10. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TIỀN GIANG. Tiền Giang hiện có 15 hợp tác xã và 19 tổ hợp tác trái cây: Hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc, Hợp tác xã Sầu riêng Ngũ Hiệp, Hợp tác xã vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, Hợp tác xã Thanh long Chợ Gạo, Hợp tác xã Quyết Thắng (sản xuất và tiêu thụ khóm), Hợp tác xã sơ ri Bình Ân,... Hoạt động của Hợp tác xã và tổ hợp tác chủ yếu dựa trên sự hỗ trợ của Nhà nước, hợp tác trong chuyển giao qui trình kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và những kinh nghiệm trong sản xuất như chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh,.. chưa thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua, trái cây Tiền Giang chủ yếu tiêu thụ dưới dạng trái tươi ở thị trường nội địa (thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc) và xuất khẩu qua Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch; thị trường chính ngạch chủ yếu xuất trái cây đóng hộp sang các nước EU chiếm khoảng 70%, thị trường châu Á, thị trường Australia chiếm 30%.

  11. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TIỀN GIANG. Sơ ri, thanh long, xoài cát Hòa Lộc, xoài cát Chu, bưởi lông Cổ Cò… đã xuất sang Trung Quốc, Mỹ, nhật, Đài Loan, Đức, Nga, Singapore… Tuy số lượng chưa nhiều nhưng bước đầu quảng bá thương hiệu trái cây Tiền Giang ra thị trường Thế giới. Trong đó, xoài cát Hòa Lộc, sơ ri Gò Công đã được thị trường Nhật Bản rất ưa chuộng và xuất với số lượng ngày càng tăng (xoài cát Hòa Lộc 180 tấn, sơ ri Gò Công 1.500- 2.000 tấn); vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim xuất sang Anh 5 tấn, sang Canada 1,5 tấn; 1,3 tấn bưởi xuất sang Hà Lan, 200 tấn thanh long xuất sang Trung Quốc và các nước Trung Đông. Sản lượng cây ăn trái đóng hộp cũng tăng (năm 2006 chỉ có 4.573 tấn, đến năm 2010 lên đến 9.289 tấn), kim ngạch xuất khẩu cũng tăng: năm 2006 là 3,8 triệu USD, đến năm 2010 tăng lên 8,9 triệu USD.

  12. Nhằm quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng, tỉnh đã tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp, Hợp Tác xã tham gia nhiều hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường trong và ngoài nước,…Đặc biệt trong năm 2010, Festival trái cây Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại Tiền Giang đã tác động tích cực đến sản xuất cây ăn trái trên địa bàn tỉnh. Thưa Quí Đại biểu, Định hướng của tỉnh là trái cây phải được sản xuất theo hướng hàng hóa, sản xuất lớn, chất lượng phải được cải thiện nâng cao, giá thành phải giảm; từng bước gắn với phát triển du lịch sinh thái. Có như thế mới đảm bảo sức cạnh tranh; hiệu quả kinh tế cao và bền vững trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu vào tổ chức thương mại Thế giới. Đầu tư phát triển cây ăn trái của tỉnh phải theo hướng xác định lợi thế, cây chủ lực gắn kết: sản xuất - thu mua - bảo quản - chế biến - tiêu thụ; hình thành chuỗi giá trị, trong đó coi trọng liên kết giữa doanh nghiệp và đại diện tổ chức nông dân là hết sức quan trọng. Trên cơ sở đó, những địa phương thuộc vùng trọng điểm cây ăn trái của tỉnh phải xác định 1-3 cây chủ lực đầu tư phát triển thành vùng sản xuất tập trung, tổ chức sản xuất theo GAP, gắn kết với doanh nghiệp đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.

  13. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TIỀN GIANG. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích cây ăn trái các loại đạt 76.000 ha, sản lượng đạt khoảng 1,2 triệu tấn/năm, giá trị sản lượng chiếm 55% giá trị sản lượng ngành trồng trọt; Có 80% nhàvườn được cập nhật sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và có 50% diện tích cây ăn trái sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. ĐểcâyăntráiTiềnGiangpháttriểnđúnghướngvàbềnvữngtỉnhcũngđãvàđangtổchứcthựchiệntốtcácgiảipháp: Nhómgiảiphápvề qui hoạch: đãlập qui hoạchvùngcâyăntráicủatỉnhđếnnăm 2020. Trêncơsởxácđịnhvùngthíchnghi, qui hoạchvùngkiểmsoátlũvàcácdựánthủylợiứngphóvớibiếnđổikhíhậu- nướcbiểndâng, hìnhthành 3 vùngchuyêncanhtậptrung (xácđịnhhuyện, xã) nhằmtăngnhanhsốlượngvàchấtlượngsảnphẩmtráicây.

  14. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TIỀN GIANG. Nhóm giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật: xây dựng và khai thác hệ thống thủy lợi nhằm kiểm soát triệt để nước lũ và triều cường, phát triển đường giao thông gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc tập kết, kinh doanh, sơ chế, đóng gói và vận chuyển trái cây. Nhóm giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Chú trọng hơn nữa về công tác quản lý giống, đảm bảo đúng giống, giống chất lượng tốt khi đưa vào sản xuất, nhất là vườn trồng mới; tư vấn nhà vườn cải tạo vườn tạp thay bằng vườn cây ăn trái giá trị kinh tế cao; tăng cường công tác khuyến nông, chú ý biện pháp giảm giá thành, nhân rộng mô hình tiến tới đa số sản phẩm trái cây của tỉnh sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và được chứng nhận VietGAP

  15. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU, QUẢ TIỀN GIANG. Nhóm giải pháp về chính sách: thực hiện và ban hành mới các chính sách có liên quan đến người sản xuất, kêu gọi đầu tư, mời gọi doanh nghiệp gắn với vùng sản xuất, bảo đảm không trái với cam kết WTO; hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu trái cây Tiền Giang. Đối với các Dự án Tiền Giang đang mời gọi các nhà đầu tư đó là: - Dự án xây dựng và kinh doanh nhà sơ chế, đóng gói trái thanh long tại huyện Chợ Gạo; - Dự án xây dựng và kinh doanh nhà sơ chế, đóng gói rau tại Thị xã Gò Công. Trên đây là tham luận của tôi về “Hiện trạng trạng sản xuất và tiêu thụ rau, quả tỉnh Tiền Giang” Cuối cùng, kính chúc quí vị đại biểu mạnh khỏe và hạnh phúc. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của quý vị.

  16. THANK YOU !

More Related