1 / 36

Bài 1

Bài 1. Đại cương về hệ thống thông tin quản lý y tế Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa của việc phân tích các số liệu y tế. Hoàng Minh Hằng. Nội dung:. Khái niệm về dữ liệu y tế, thông tin y tế và bằng chứng y tế;

violet-yang
Download Presentation

Bài 1

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Bài 1 Đại cương về hệ thống thông tin quản lý y tế Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa của việc phân tích các số liệu y tế. Hoàng Minh Hằng

  2. Nội dung: • Khái niệm về dữ liệu y tế, thông tin y tế và bằng chứng y tế; • Khái niệm và thành phần cơ bản của hệ thống thông tin quản lý y tế; • Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa của việc phân tích các số liệu y tế; • Chọn các chỉ số thống kê y tế cơ bản phù hợp cho quản lý chương trình/dịch vụ y tế nhất định

  3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN • Dữ liệu y tế(Health data)là những hiểu biết nhất định về sự vật hay hiện tượngđược quan tâm liên quan đến vấn đề sức khỏe • Ví dụ: - nhiệt độ • HATD, HATT • hiện tại có mắc lao phổi hay không • chiều cao, cân nặng • giới tính, dân tộc

  4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN • Thông tin y tế (Health information) là những dữ liệu được trao đổi giữa các đối tượng hay từ người này sang người khác về các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

  5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN • Bằng chứng y tế (Health evidence) là những thông tin có ý nghĩa phán xét hoặc đánh giá mang tính kết luận vấn đề đó có liên quan đến sức khỏe • Ví dụ: - Hút thuốc có thể gây ung thư phổi - Tỷ lệ phụ nữ áp dụng các biện pháp tránh thai của xã A là 90% cao hơn của xã B là 70%. • Bằng chứng y tế thường được tổng hợp từ các thông tin y tế dựa trên những dữ liệu y tế đã được thu thập, xử lý và phân tích từ kinh nghiệm thực tế hoặc nghiên cứu.

  6. Quản lý y tế Đầu vào Đầu ra HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Y TẾ • Khái niệm hệ thống thông tin quản lý y tế • Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin quản lý y tế

  7. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN • Khái niệm hệ thống thông tin quản lý y tế: Đây là một hệ thống có chức năng - tập hợp - phân tích - phiên giải - chuyển tải thông tin cần thiết => để ra các quyết định cho xây dựng và quản lý các hoạt động y tế, các chương trình chăm sóc sức khỏe.

  8. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN • Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin quản lý y tế 1.Các thành phần đầu vào 2. Các chỉ số Y tế cơ bản Nguồn gốc dữ liệu y tế sử dụng cho tính toán các chỉ số Ý nghĩa và vai trò của việc ban hành thống nhất hệ thống sổ sách-Biểu mẫu 3. Các thành phần đầu ra

  9. 1. Các thành phần đầu vào 1.1. Lãnh đạo và điều phối hệ thống 1.2. Chính sách và qui chế thông tin của hệ thống 1.3. Nguồn nhân lực và tài chính của hệ thống: 1.4. Cơ sở hạ tầng của hệ thống

  10. 1. Các thành phần đầu vào 1.1. Lãnh đạo và điều phối hệ thống - Sự phát triển và tăng cường hệ thống thông tin y tế phụ thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo và điều phối các cơ quan có vai trò chủ chốt trong thiết kế và triển khai hệ thống. - Sự lãnh đạo và điều phối hệ thống thông qua một ủy ban cấp quốc gia gồm đại diện của các cơ quan quản lý và chuyên môn chủ chốt trong cả lĩnh vực y tế và thống kê là cần thiết.

  11. 1. Các thành phần đầu vào 1.2. Chính sách và qui chế thông tin của hệ thống Cần có những chính sách, qui chế qui định cơ chế và hỗ trợ cho: - tính sẵn có của thông tin - chất lượng của thông tin - việc trao đổi và chia sẻ thông tin phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin - khả năng duy trì, tăng cường hệ thống thông tin y tế là rất cần thiết.

  12. 1. Các thành phần đầu vào 1.3. Nguồn nhân lực và tài chính của hệ thống - Nhân lực và tài chính là những điều thiết yếu của hệ thống thông tin y tế. - Tại tuyến trung ương: các kỹ năng thống kê, dịch tễ và nhân khẩu học là cần thiết cho việc đảm bảo chất lượng số liệu và các chuẩn thức cho việc thu thập, phân tích và sử dụng thông tin y tế. - Tại tuyến địa phương: các cán bộ làm công tác thông tin y tế cần có đủ kỹ năng thu thập, báo cáo và phân tích số liệu.

  13. 1. Các thành phần đầu vào 1.4. Cơ sở hạ tầng của hệ thống - Cơ sở hạ tầng của hệ thống có thể bao gồm những vật dụng: Đơn giản: giấy, bút … Phức tạp: máy tính, máy chủ, trang web ... - Ứng dụng công nghệ thông tin làm tăng đáng kể năng lực và hiệu quả của hệ thống trong việc thu thập, phân tích, truyền tin, tiếp cận, sử dụng và lưu trữ thông tin.

  14. 2. Các chỉ số Y tế cơ bản • Hệ thống thông tin y tế có thể cung cấp dữ liệu cho việc lập kế hoạch, cung cấp và quản lý dịch vụ y tế, hoạch định và đánh giá chính sách y tế. • Một phần rất quan trọng của hệ thống thông tin quản lý y tế là các thông tin được đáng giá qua các chỉ số y tế cơ bản. • Bộ Y tế đã biên soạn tài liệu Chuẩn hóa Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế nhằm thống nhất và tăng cường chất lượng thông tin phục vụ phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển của ngành. • Các chỉ số y tế cơ bản bao gồm 3 nhóm: a)Các chỉ số về những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe b) Các chỉ số về hệ thống y tế c) Các chỉ số về thực trạng sức khỏe

  15. Sơ đồ 1. Các lĩnh vực đo lường của hệ thống thông tin y tế • Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe • Về kinh tế xã hội và nhân khẩu học • Về môi trường và hành vi • Tình hình • sức khỏe • Khỏe mạnh • Mắc bệnh • - Khuyết tật • - Tử vong Hệ thống Y tế Đầu vào Đầu ra Hệ quả - Chính sách - Thông tin - Độ bao phủ - Tài chính - Dịch vụ: của dịch vụ - Nhân lực + Sẵn có - Sử dụng dịch - Tổ chức + Chất lượng vụ - Quản lý

  16. Nhóm các chỉ số về yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe • Các yếu tố về kinh tế-xã hội ví dụ: thu nhập bình quân/đầu người, tỷ lệ hộ nghèo, tổng dân số, tỷ lệ phát triển dân số, mật độ dân số, tỷ lệ dân sống ở khu vực thành thị, tỷ lệ dân theo trình độ học vấn • Các yếu tố về môi trường ví dụ: tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, tỷ lệ phương tiện giao thông sử dụng xăng không chì • Các yếu tố về hành vi và các yếu tố nguy cơ ví dụ: tỷ lệ người hút thuốc lá, tỷ lệ thanh thiếu niên tiêm chích ma túy, tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên • Chú ý: có một số yếu tố được thu thập từ các lĩnh vực ngoài y tế như giáo dục, nông nghiệp, môi trường, giao thông v.v…

  17. Nhóm các chỉ số về hệ thống y tế a. Các chỉ số về đầu vào và các quá trình của hệ thống y tế b. Các chỉ số về đầu ra c. Các chỉ số về hệ quả như độ bao phủ và sử dụng dịch vụ y tế

  18. Nhóm các chỉ số về hệ thống y tế(tiếp theo) a. Các chỉ số về đầu vào và các quá trình của HTYT • Chính sách VD: chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi • Tổ chức VD: tổng số cs y tế theo tuyến, tỷ lệ trung tâm/trạm y tế đạt chuẩn y tế quốc gia • Nhân lực VD: tổng số CB y tế theo trình độ đào tạo, tỷ số BS/10.000 dân, tỷ số cán bộ điều dưỡng và BS, tỷ lệ trung tâm/trạm y tế xã có BS, tỷ lệ thôn bản có cán bộ y tế thôn bản • Tài chính VD: tỷ số tổng chi cho y tế trong tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ chi phí y tế của HGD trong tổng chi phí y tế, tổng chi ngân sách cho y tế, ngân sách y tế bình quân đầu người • Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế VD: tỷ số giường bệnh/10,000 dân, tỷ lệ giường bệnh phân theo tuyến

  19. Nhóm các chỉ số về hệ thống y tế(tiếp theo) b. Các chỉ số về đầu ra như tính sẵn có và chất lượng của dịch vụ y tế VD: - tổng số bệnh viện đa khoa - tổng số bệnh viện chuyên khoa c. Các chỉ số về hệ quả như độ bao phủ và sử dụng dịch vụ y tế VD: - tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ - tỷ lệ bà mẹ có thai được khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ - tổng số lượt khám chữa bệnh ngoại trú - tổng số lượt khám chữa bệnh nội trú - tỷ suất sử dụng giường bệnh - tổng số lượt phẫu thuật - tổng số lượt xét nghiệm - tổng số lượt chiếu chụp x-quang - tổng số lượt siêu âm - tổng số lượt nội soi

  20. Nhóm chỉ số về thực trạng sức khỏe • Sức khỏe và bệnh tật VD: - hy vọng sống khi sinh - tỷ lệ trẻ sơ sinh thấp cân - tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em < 1 tuổi - tỷ suất mắc bệnh theo phân loại bệnh tật quốc tế -- tổng số trường hợp mắc bệnh lây nhiễm - số trường hợp nhiễm mới HIV - tổng số nhiễm HIV tích lũy - tổng số trường hợp bị ngộ độc thực phẩm - tổng số vụ dịch sốt rét.

  21. Nhóm chỉ số về thực trạng sức khỏe (tiếp theo) • Tử vong VD: - tỷ suất tử vong theo phân loại bệnh tật quốc tế - tỷ suất chết ở trẻ dưới 1 tuổi - tỷ suất chết ở trẻ dưới 5 tuổi - tỷ suất chết mẹ - tỷ lệ tử vong mẹ do các tai biến sản khoa - tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích - số tử vong do AIDS - số tử vong do ngộ độc thực phẩm - số tử vong ở TE<15 tuổi do các bệnh có vacxin ngừa. • Các chỉ số này nên được phân lớp theo một số yếu tố khác như giới, tình trạng kinh tế xã hội, dân tộc và địa dư.

  22. Nguồn gốc dữ liệu y tế sử dụng cho tính toán các chỉ số • Từ quần thể: Tổng ĐTra, Đtra chuyên ngành/chuyên biệt, Quản lý nhân khẩu. • Điều tra quần thể là nguồn dữ liệu y tế quan trọng, nhất là khi HT đăng ký nhân khẩu chưa đảm bảo độ bao phủ cao. • ĐTYT cơ bản về quần thể thường thu thập các DL về: • tử vong ở bà mẹ và trẻ em • sức khỏe, dinh dưỡng • sử dụng dịch vụ y tế • những hiểu biết và thực hành liên quan đến CSSK • mô tả, đánh giá tình trạng và yếu tố ảnh hưởng đến SK • hiểu biết,TĐ,TH liên quan đến phòng chống và lây truyền bệnh • chi phí của hộ gia đình cho CSSK • bất bình đẳng về tình trạng SK và tiếp cận với DVụ CSSK

  23. Nguồn gốc dữ liệu y tế sử dụng cho tính toán các chỉ số(tiếp theo) • Từ các cơ sở y tế: trạm y tế, phòng khám, bệnh viện có các biểu mẫu, sổ sách ghi chép về: - cá nhân: tuổi, giới, tình trạng bệnh tật, tiêm chủng… - dịch vụ của y tế, về nguồn lực: mật độ và phân bố của các cơ sở y tế, nhân lực y tế, đầu tư kinh phí và chi tiêu, thuốc và các cơ sở vật chất, trang thiết bị khác …

  24. Ý nghĩa và vai trò của việc ban hành thống nhất hệ thống sổ sách-Biểu mẫu báo cáo trong quản lý thông tin y tế • Giúp đánh giá được đúng đắn các thông tin • So sánh được các chỉ số thì hệ thống sổ sách, biểu mẫu phải thống nhất và nhất quán. • Quản lý và phân tích dữ liệu cũng cần được thống nhất trong toàn quốc mới giúp các nhà quản lý nhận định đúng tình hình, hoạch định đúng chính sách nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân.

  25. 3. Các thành phần đầu ra • Các sản phẩm thông tin như báo cáo, bảng biểu.

  26. C. Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa của việc phân tích các số liệu y tế. • Khái niệm phân tích số liệu • Ý nghĩa của việc phân tích số liệu y tế • Nguyên tắc phân tích số liệu

  27. C1. Khái niệm phân tích số liệu • PTDL là việc gạn lọc từ một khối lượng hỗn tạp các dữ liệu ra những thông tin cơ bản, ngắn gọn và nổi bật nhất về một vấn đề cần quan tâm để phục vụ cho công tác nghiên cứu, quản lý và điều hành trong lĩnh vực liên quan đến dữ liệu. • PTDL bằng các PP TKê thích hợp dựa trên nhu cầu sử dụng số liệu ở mỗi tuyến. Các chỉ số thống kê thiết yếu được tính toán và báo cáo theo định kỳ. Các chỉ số thống kê định kỳ được so sánh theo thời gian và địa dư. • Cần trình bày một cách KH các thông tin đúc rút được theo những hình thức trực quan, đơn giản để nhiều người có thể hiểu được dễ dàng như bảng biểu, đồ thị, biểu đồ v.v.

  28. C2. Ý nghĩa của việc PTDL y tế • Việc phân tích số liệu y tế, cung cấp thường xuyên các chỉ số thống kê thiết yếu về y tế giúp cho việc đánh giá tình trạng sức khỏe của cộng đồng và những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe một cách đúng đắn, từ đó giúp cho việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch phát triển ngành y tế và công tác chăm sóc sức khỏe xác đáng và kịp thời. Đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động cung cấp dịch vụ y tế và thực hiện chế độ báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

  29. C3. Nguyên tắc phân tích số liệu • Phân tích số liệu theo mục tiêu • Dựa vào bản chất số liệu • Dựa trên cỡ mẫu • Phân tích số liệu từ đơn giản đến phức tạp

  30. Ví dụ • Để biết tình hình mang thai vị thành niên ở một số xã cần thống kê các số • Trong bảng trên số mang thai vị thành niên cũng giúp ta đánh giá tình hình nhưng chưa phải là con số mang ra so sánh giữa các xã được vì nó còn phụ thuộc vào số phụ nữ có thai của xã đó nên ta cần tính tỷ lệ phụ nữ mang thai vị thành niên ở các xã.

  31. Ví dụ

  32. Tình hình chăm sóc thai sản của các phụ nữ mang thai

  33. Tỷ lệ (%) một số hoạt động CS thai sản của một số xã

  34. Tình hình khám chữa bệnh của các trạm y tế xã Số lượt khám chữa bệnh trung bình của 1 người trong một năm tại trạm y tế xã

  35. Nội dung thảo luận nhóm • Chia học viên thành 3 nhóm • Mỗi nhóm chọn ra một chủ đề (lưạ chọn theo chủ đê của bài 3, bài 4, bài5+bài6). • Mỗi nhóm chọn 3-5 chỉ số y tế cơ bản cần thiết nhất trong quản lý chương trình/hoạt động y tế tương ứng • Trưởng mỗi nhóm trình bày • Các học viên khác hỏi hoặc bổ sung • Email • hmhang70vn@yahoo.com

  36. Các nhóm gửi bài trình bày theo địa chỉ • hodang54@yahoo.com • hmhang70vn@yahoo.com

More Related