1 / 40

KẾ HOẠCH Y TẾ NĂM 2013

KẾ HOẠCH Y TẾ NĂM 2013. VỤ KẾ HOẠCH-TÀI CHÍNH. Nội dung báo cáo. Đánh giá thực hiện kế hoạch y tế năm 2012: Đánh giá chung Một số kết quả nổi bật Kế hoạch năm 2013 Bối cảnh tình hình Một số mục tiêu chủ yếu Nhiệm vụ chủ yếu Giải pháp chính. Kết quả thực hiện kế hoạch y năm 2012.

Download Presentation

KẾ HOẠCH Y TẾ NĂM 2013

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. KẾ HOẠCH Y TẾ NĂM 2013 VỤ KẾ HOẠCH-TÀI CHÍNH

  2. Nội dung báo cáo • Đánh giá thực hiện kế hoạch y tế năm 2012: • Đánh giá chung • Một số kết quả nổi bật • Kế hoạch năm 2013 • Bối cảnh tình hình • Một số mục tiêu chủ yếu • Nhiệm vụ chủ yếu • Giải pháp chính

  3. Kết quả thực hiện kế hoạch y năm 2012

  4. Kết quả thực hiện năm 2012 Thực hiện các chỉ tiêu QH, CP, ngành Y tế giao: - Ước hoàn thành các chỉ tiêu QH giao 2012: (i) Số giường bệnh trên 1 vạn dân (không kể TYTX) giao 21,5 ước đạt 21,5; (ii) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD xuống dưới 16,6%, ước đạt 16,3% ; - Hoàn thành 19/20 chỉ tiêu Chính phủ giao + 01 chỉ tiêu có khả năng không đạt là tỷ số giới tính khi sinh, giao <112, trong đó 9 tháng thực hiện là 112,5, ước cả năm 112,3.

  5. 1. Cung ứng dịch vụ y tế 1.1 Công tác Y tế dự phòng: • Chương trình mục tiêu quốc gia: Thủ tướng CP đã phê duyệt 4 Chương trình giai đoạn 2012-2015 • CTMTQG y tế • CTMTQG phòng, chống HIV/AIDS • CTMTQG DS và KHHGĐ • CTMTQG Vệ sinh an toàn thực phẩm - Điểm mới: bổ sung Dự án 5 về nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình (từ năm 2012) và 2 nội dung trong Dự án 5 (Phục hồi chức năng người khuyết tật, Nâng cao sức khỏe người cao tuổi)

  6. 1. Cung ứng dịch vụ y tế 1.1 Công tác Y tế dự phòng: - Phòng chống dịch bệnh: + Các bệnh dịch: Các dịch bệnh truyền nhiễm khác cơ bản được giám sát và kiểm soát chặt chẽ, không có dịch xảy ra +Hội chứng Viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi): đến hết ngày 15/8/2012 là 216 trường hợp tại 05 xã, trong đó có 13 trường hợp tử vong. Bộ Y tế đã tích cực phối hợp với UBND, Sở Y tế Quảng Ngãi chỉ đạo các đơn vị y tế và người dân triển khai nhiều giải pháp phù hợp, hiệu quả, đã kiểm soát, khống chế dịch bệnh

  7. 1. Cung ứng dịch vụ y tế (tiếp) 1.2. Công tác khám chữa bệnh: • Thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng KCB, chống quá tải tại một số bệnh viện. • Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất từ nguồn trái phiếu, nguồn vốn XHH… • Thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh, đề án 1816 • Trình TTg CP Đề án giảm quá tải bệnh viện • Xây dựng văn bản hướng dẫn: Thông tư quy định phân cấp chăm sóc người bệnh trong bệnh viện; Thông tư chuyển tuyến; Thông tư hướng dẫn quản lý chất lượng xét nghiệm; Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng bệnh viện... - Các hoạt động khác như phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.. tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

  8. 1. 3 . Y tế cơ sở: • Bộ Y tế tổ chức đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW. • Triển khai Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020. • Một số đầu tư cho YTCS trong năm 2012: • Hỗ trợ có mục tiêu từ nguồn NSNN: >145 bệnh viện huyện, 46 phòng khám đa khoa khu vực đã hoàn thành đưa vào sử dụng. • Chương trình Quân dân y : đầu tư cho 171 TYT khu vực biên giới, vùng trọng điềm quốc phòng an ninh; hỗ trợ kinh phí đầu tư trang bị y tế cho 05 điểm sáng y tế kết hợp quân dân y tại các đảo.

  9. 1. 4. CSSK BM-TE và DS-KHHGĐ • Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng; Chiến lược quốc gia DS-SKSS; • Bộ Y tế đã phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về CSSKSS tập trung vào LMAT và CSSS giai đoạn 2011-2015; • DS-KHHGĐ: do một số bất cập, 1 số chỉ tiêu không đạt/đạt ở mức thấp. Dự tính cả năm 2012, tỉ số giới tính khi sinh là 112,3 không đạt kế hoạch năm 2012 * Số liệu 6 tháng năm 2012

  10. 1.5. An toàn vệ sinh thực phẩm: • Trong 9 tháng đầu năm 2012, toàn quốc ghi nhận có 142 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.669 người mắc, 3.734 người đi viện và 28 người chết. So với cùng kỳ năm 2011, tình hình NĐTP gia tăng cả số vụ, số mắc, số chết, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát . • Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP. • Công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền vận động, xử phạt hành chính đã tiếp tục được đẩy mạnh. Tuy nhiên nguy cơ vụ NĐTP có xu hướng diễn biến khá phức tạp, rượu bia không rõ nguồn gốc, nấm độc, độc tố tự nhiên, chất bảo quản ...đặc biệt là thực phẩm, hoa quả nhập khẩu qua biên giới TQ khó kiểm soát.

  11. 1.6. Công tác quản lý môi trường y tế • Môt số chỉ tiêu cơ bản: Xử lý chất thải rắn y tế đạt trên 85%; chất thải lỏng đạt trên 65%. • Công tác Y tế lao động, y tế trường học, phòng chống tai nạn thương tích... được tăng cường. • Bộ Y tế đã tổ chức một số hoạt động trong lĩnh vực quản lý môi trường y tế: • Lễ phát động Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân tại Nam Sách; ngày 2/7 hàng năm được chọn là Ngày Vệ sinh yêu nước; • Lễ phát động Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ lần thứ 14 năm 2012.

  12. 2. Đào tạo, phát triển nhân lực y tế và khoa học công nghệ • Bộ Y tế đã phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020; ban hành Thông tư số 03/2012/TT-BYT Hướng dẫn thử thuốc trên lâm sàng; xây dựng Thông tư Hướng dẫn đào tạo thực hành trước khi cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh • Tổ chức thành công một số hội nghị quan trọng: • Hội nghị Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học y dược kỳ họp lần thứ X; • Hội nghị Khoa học tuổi trẻ các trường đại học, cao đẳng y, dược lần thứ XVI; • Hội nghị Quốc gia về ứng dụng CNTT ngành y tế lần 6; • Hội nghị tổng kết giám sát đào tạo năm 2011; • Hội nghị giao ban trực tuyến về công tác tuyển sinh nhân lực y tế năm 2012 • Khoa học công nghệ: • Thực hiện quy trình tuyển chọn phê duyệt 37 đề tài, dự án KH&CN bắt đầu thực hiện năm 2012; • Xác định danh mục 59 đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ đưa vào kế hoạch thực hiện năm 2013;

  13. 3. Dược, trang thiết bị y tế và đầu tư cơ sở hạ tầng • Ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2012, trị giá thuốc sản xuất trong nước khoảng 345.000 triệu USD đáp ứng được 41% nhu cầu. Triển khai Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. • Chất lượng thuốc được bảo đảm, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, kiểm nghiệm, lưu trữ đạt tiêu chuẩn GPs. • Đổi mới công tác đấu thầu thuốc, ban hành TT 01. Giá thuốc cơ bản được bình ổn. • Hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định việc cấp giấy phép lưu hành và giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối sản phẩm trang thiết bị y tế sản xuất tại Việt Nam • Công tác đầu tư được đẩy mạnh từ các nguồn Đầu tư phát triển, trái phiếu CP. Nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

  14. 4. Thông tin y tế • Bộ Y tế đã phê duyệt đề án kiện toàn hệ thống tổ chức CNTT trong các đơn vị sự nghiệp của ngành y tế giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015. Chuẩn bị thành lập Cục Công nghệ thông tin. • Năng lực thu thập, xử lý và tổng hợp báo cáo được cải thiện; các lớp đào tạo đã được tổ chức ở các địa phương. Ứng dụng công nghệ tin học trong xử lý, quản lý, chuyển tải thông tin y tế được đẩy mạnh với việc cải thiện và nâng cấp phần mềm hiện có • Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống thông tin y tế vẫn còn những khó khăn, bất cập. Kế hoạch phát triển hệ thống thông tin y tế vẫn chưa được ban hành. Việc tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin trong ngành y tế và với các bộ/ ngành liên quan vẫn chưa được xây dựng.

  15. 5. Tài chính y tế • Hoàn thành tốt việc phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2012 cho các đơn vị trực thuộc theo đúng quy trình và thời gian quy định • Tham mưu trình TTgCP ban hành QĐ số 14/2012/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung QĐ 139/2002/QĐ-TTg về khám chữa bệnh người nghèo. • Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng TTLT số 04/2012/TTLT-BYT-BTC của BYT - BTC về Ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ KCB. • 25 bệnh viện Trung ương và 47 tỉnh duyệt giá viện phí mới. • Đổi mới phương thức thanh toán: 60/63 địa phương trên cả nước áp dụng phương thức thanh toán theo định suất, với 778 cơ sở KCB (chủ yếu là tuyến huyện), đạt tỷ lệ 33,8%, tăng hơn 2 lần so với năm 2011.

  16. 5. Tài chính y tế (tiếp) • Viện trợ ODA/NGO: • Bộ Y tế quản lý 48 chương trình, dự án ODA/NGO. Tổng kinh phí: 26.452.670 triệu đồng (tương đương 1,44 tỷ USD), trong đó nguồn ODA là: 24.562.501 triệu đồng, chiếm 92,9%; • Một số dự án lớn: HTYT các tỉnh Bắc Trung Bộ, miền núi phía Bắc ĐBSCL, VAHIP, PC HIV/AIDS, Xử lý chất thải y tế (WB), vùng DHNTB, HTYTDP, nhân lực y tế (ADB), Dự án phòng chống Lao, sốt rét, HIV/AIDS, Hỗ trợ hệ thống y tế (Quỹ Toàn cầu, GAVI)... • Các dự án viện trợ nhìn chung triển khai tốt (tuy một số dự án chậm tiến độ), đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào các hoạt động của ngành y tế; • Bộ Y tế đang xây dựng một số dự án: Phát triển nhân lực y tế, Đổi mới cung ứng dịch vụ y tế, Đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ (WB), HTYT Tây Nguyên 2 (ADB)…

  17. 5. Tài chính y tế (tiếp) • Bảo hiểm y tế: • Bộ Y tế đã xây dựng và trình Bộ Chính trị Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. • Đã trình Chính phủ đề án thực hiện lộ trình Bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020; • Ban hành một số Thông tư: Danh mục vật tư y tế tiêu hao, hướng dẫn khám sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh; Danh mục vật tư y tế được Quỹ BHYT thanh toán • Ước tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt khoảng 68%. • Tỷ lệ bao phủ BHYT của một số địa phương còn thấp, 7 tỉnh có tỷ lệ dưới 50%. • Nhóm đối tượng tự nguyện tham gia BHYT vẫn còn thấp, 55% người lao động ở khu vực ngoài quốc doanh và 25% số người cận nghèo tham gia BHYT. • Đề nghị các địa phương đưa chỉ tiêu BHYT vào mục tiêu PT KTXH của địa phương.

  18. Quản lý nhà nước về y tế • Đã xây dựng và ban hành kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về y tế năm 2012, Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Y tế năm 2012. • Nhiều văn bản QPPL quan trọng đã được ban hành: NĐ 63 về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế; Chiến lược quốc gia dinh dưỡng; dân số - KHHGĐ; ATVSTP; KCB người nghèo... • Công tác cải cách hành chính công, tiếp tục được đẩy mạnh. Tăng cường tự chủ, giám sát chặt chẽ chi tiêu công. • Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, Bộ Y tế đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 63 của WHO: • Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 24 đến 29/9/2012 với sự tham gia của 350 đại biểu từ 35 quốc gia, vùng lãnh thổ, 22 bộ trưởng, 4 thứ trưởng. • Thông qua 10 Nghị quyết của KV Tây Thái Bình Dương trong các lĩnh vực chuyên môn, tài chính, dinh dưỡng và một số lĩnh vực khác.

  19. MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT • Dự kiến đạt 19/20 chỉ tiêu QH, Chính phủ giao năm 2012. • Nhiều văn bản được CP, TTgCP phê duyệt (Nghị định 63/NĐ-CP; Nghị định đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính; Chiến lược DS-SKSS; Chiến lược phòng chống HIV/AIDS; QĐ sửa đổi, bổ sung QĐ KCB người nghèo...) và các Thông tư được ban hành (Thông tư 04/TC-YT về giá dịch vụ, thanh toán BHYT…). • Tổ chức mạng lưới y tế từng bước được ổn định; Đầu tư cho y tế đạt hiệu quả cao (từ nguồn NSNN, TPCP, ODA). • Chính sách giá dịch vụ y tế bắt đầu được thực hiện gắn với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và BHYT. • Tình trạng quá tải một số bệnh viện bước đầu được cải thiện

  20. MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT TRONG THỰC HIỆNKẾ HOẠCH NĂM 2012 (tiếp) • Chất lượng dịch vụ y tế đã được nâng lên, một số kỹ thuật mới đã thực hiện thành công. • Công tác phòng chống dịch bệnh, Phòng chống HIV/AIDS... đã được tăng cường, chủ động giám sát dịch bệnh, không có dịch lớn xảy ra. • Giá thuốc cơ bản ổn định, bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, khám chữa bệnh • Công tác Thanh tra y tế được đẩy mạnh, giải quyết triệt để đơn thư không để tồn đọng, kéo dài. • Công tác truyền thông – GDSK đã được mở rộng với nhiều hình thức truyền thông đa dạng, có chất lượng.

  21. Kế hoạch y tế năm 2013 Bối cảnh tình hình: Thuận lợi, khó khăn Nguyên tắc xây dựng KH 2013 và KH vốn đầu tư giai đoạn 2013-2015 Mục tiêu và chỉ tiêu y tế chủ yếu Nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 Một số giải pháp thực hiện KH 2013

  22. Bối cảnh tình hình: Thuận lợi • Đảng, Quốc hội, Chính phủ ngày càng quan tâm đến ngành Y tế, xác định rõ vai trò quan trọng của sức khỏe trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi đầu tư cho sức khỏe là đầu tư trực tiếp cho phát triển bền vững. • Hệ thống pháp luật liên quan đến CSSK ngày càng được hoàn thiện; nhiều Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn của các Bộ đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho quá trình xây dựng và phát triển hệ thống y tế. • Tổ chức mạng lưới y tế sau một thời gian có thay đổi, nay đã dần ổn định, là điều kiện để phát triển trong thời gian tới. • Nhận thức và sự tham gia của người dân, các cấp ủy đảng, chính quyền vào công tác CSSK ngày càng sâu rộng; sự phối hợp liên ngành trong CSSK có những bước chuyển biến tích cực.

  23. Khó khăn, tồn tại • Tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp trên nhiều phương diện, nhiều địa phương trong cả nước. • Tình hình quá tải bệnh viện từng bước được cải thiện, nhưng vẫn còn khá trầm trọng. Việc giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện cần rất nhiều giải pháp kết hợp, cần có nguồn lực thỏa đáng và thời gian để thực hiện. • Ngân sách đầu tư cho y tế giảm nhiều do suy giảm kinh tế, lạm phát, nợ công, lãi suất cao… • Chế độ, chính sách đối với hoạt động y tế và đối với cán bộ chưa hoàn thiện. Chất lượng, phân bổ nhân lực y tế còn hạn chế.

  24. Mục tiêu tổng quát Tiếp tục xây dựng hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng dân số, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

  25. Một số chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch 2013 Gồm 20 chỉ tiêu, trong đó có 4 chỉ tiêu Quốc hội giao: 1. Giường bệnh viện/vạn dân (không kể TYT xã): 22,0g 2. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT (%): 71% 3. Mức giảm tỷ lệ sinh (%o): 0,1 4. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD (cân nặng/tuổi): 16%

  26. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 • Kiện toàn tổ chức bộ máy ngành y tế từ trung ương đến địa phương • Xây dựng và triển khai một chiến lược, chính sách, đề án quan trọng như: Chiến lược, Quy hoạch ngành y tế 2011 - 2020; Chiến lược DS-SKSS, phòng chống SDD; Đề án giảm tải bệnh viện, Đề án phát triển BHYT toàn dân, Đề án phát triển y tế biển, đảo. • Chủ động giám sát dịch tễ để phát hiện, phòng chống sớm, không để các dịch bệnh lớn xảy ra, đặc biệt là các bệnh dịch mới phát sinh... Triển khai thực hiện hiệu quả các CTQG. • Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục và thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiểm soát tốc độ tăng dân số hợp lý, giảm mạnh chênh lệch giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số. Triển khai công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khỏe cho người cao tuổi.

  27. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 (Tiếp) • Phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đối với hàng hoá nhập khẩu. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm • Triển khai Đề án chống quá tải bệnh viện khi được TTgCP phê duyệt. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.Quản lý chặt chẽ chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, nhất là khu vực tư nhân, việc kê đơn, sử dụng thuốc, chống lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng dịch vụ kỹ thuật cao gây tốn kém, ảnh hưởng không có lợi đến sức khỏe người bệnh.

  28. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 (Tiếp) • Mở rộng các hình thức đào tạo nhằm bảo đảm nhân lực cho các cơ sở y tế trong thời gian tới. Chú trọng đào tạo chuyên sâu, đào tạo để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lý. Tiếp tục triển khai mở rộng việc chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên về tuyến dưới để nâng cao chất lượng điều trị, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên; đẩy mạnh việc thực hiện tự chủ toàn diện đối với đơn vị sự nghiệp công lập • Triến khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các bệnh viện công; áp dụng viện phí mới gắn với nâng cao chất lượng phục vụ, đặc biệt là ở các khu vực đô thị lớn. Thực hiện cơ chế, chính sách thích hợp để giá các dịch vụ y tế từng bước thực hiện theo cơ chế thị trường gắn với chính sách hỗ trợ hợp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách; đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ y tế và hiệu quả hoạt động của ngành. • Triển khai thực hiện Đề án BHYT toàn dân khi được TTgCP phê duyệt.

  29. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 (Tiếp) • Bảo đảm đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác điều trị, thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc, quản lý nhập khẩu, lưu thông, cung ứng thuốc chữa bệnh; kiểm soát việc đấu thầu, mua thuốc, sử dụng thuốc; kiểm soát chặt chẽ giá thuốc, chất lượng thuốc chữa bệnh; Xây dựng Quy hoạch phát triển sản xuất và lưu thông phân phối thuốc. • Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về y tế, tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình mới; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

  30. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện KH 2013 1.Chủ động phòng chống dịch bệnh, phát hiện và kiểm soát dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra. • Củng cố, nâng cao năng lực hệ thống dự báo, cảnh báo và giám sát dịch bệnh: • Thực hiện hiệu quả các CTMTYTQG; chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; kiểm soát để tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%. • Bảo đảm đủ thuốc, hoá chất dự trữ chống dịch.

  31. 2. Giảm tải các bệnh viện: Triển khai đồng bộ các giải pháp trong Đề án giảm tải bệnh viện • Tăng số giường bệnh; phát triển các BV cơ sở 2 khu vực ngoại đô HN, HCM. Các BV chuyên khoa ung bướu, sản nhi, BVĐDPHCN..., • Đầu tư các bệnh viện vệ tinh, cơ sở II bệnh viện Chợ Rẫy; Nâng cao chất lượng BV tuyến tỉnh, vùng. • Quy định chuyển tuyến, vượt tuyến • Điều chỉnh giá dịch vụ y tế gắn với chất lượng dịch vụ • Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, TTB (TPCP, ODA) và năng lực cán bộ cho y tế cơ sở (đào tạo liên tục, 1816...) cho y tế cơ sở

  32. 3.Tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm soát để bảo đảm bình ổn giá thuốc: • Rà soát và kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy phép nhập khẩu thuốc; quản lý lưu thông, cung ứng thuốc; công khai giá kê khai và giá trúng thầu các loại thuốc. Cải tiến phương thức đấu thầu và chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt việc đấu thầu mua thuốc theo quy định. • Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống sản xuất, lưu thông thuốc, đổi mới phương thức tính chiết khấu để tiếp tục giữ vững thị trường dược phẩm được ổn định và phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế. • ...

  33. 4. Phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đối với hàng hoá nhập khẩu • Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về VSATTP đối với người, cơ sở nuôi trồng, cung cấp thực phẩm; tăng cường đào tạo, tập huấn cho các đơn vị có bếp ăn tập thể; thiết lập hệ thống cảnh báo VSATTP đối với người sử dụng. • Thường xuyên kiểm tra, giám sát VSATTP tại nơi sản xuất, kinh doanh, các cửa khẩu biên giới, các quán ăn, nhà hàng.... Xử phạt nghiêm đối với những hành vi vi phạm

  34. 5. Đổi mới cơ chế tài chính y tế công lập (nguyên tắc giá dịch vụ y tế được tính đúng, tính đủ) • Triển khai Nghị định đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính; thông tư 04 về giá dịch vụ bệnh viện • Đổi mới phân bổ ngân sách, ưu tiên YTDP, YTCS, người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi... (NQ 18 QH) • Phân loại BV để áp dụng cơ chế mới phù hợp.

  35. 6. Ràsoát, đẩynhanhtiếnđộgiảingâncáccôngtrìnhđầutư: • Khókhăn: vốnđầutưpháttriểncho y tếgiảm (riêngcủaBộ Y tếkhảnănggiảmgần 20% so với 2012) • Cần chủ động rà soát, điều chỉnh vốn đầu tư từ NSNN và trái phiếu Chính phủ năm 2012 để tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2012/2013;Chỉkhởicôngmớicáccôngtrìnhđặcbiệtquantrọng. • Đẩy nhanh tiến độ giải ngân từ các nguồn vốn, đặc biệt là vốn FDI, ODA cho các công trình cơ sở hạ tầng, các dự án công nghệ cao.

  36. 7. Thực hiện Luật BHYT, lộ trình BHYT toàn dân • Triển khai đề án BHYT toán dân • Năm 2012 hỗ trợ cận nghèo 70% • Củng cố tổ chức bộ máy BHYT và BHXH; • Cải cách chế độ bảo hiểm y tế theo hướng bảo hiểm bắt buộc theo mức tối thiểu đối với tất cả các đối tượng; • Xây dựng cơ chế, chính sách để khu vực tư nhân tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ BHYT • Phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng đề án bổ sung, sửa đổi một số diều Luật BHYT và sửa đổi một số văn bản hướng dẫn thực hiện BHYT.

  37. 8. Tăng cường mạng lưới y tế cơ sở (huyện, xã) cả cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực y tế để thực hiện: • CSSKBĐ: Bổ sung nhiệm vụ quản lý bệnh không lây nhiễm: hen, tăng huyết áp,...thực hiện CSSK tại nhà, BS. gia đình...; triển khai Tiêu chí QG y tế xã, chuẩn quốc gia về y tế dự phòng • Tăng cường đầu tư YTDP, tổ chức hệ thống YTDP địa phương...; • Nâng cao năng lực KCB cho tuyến xã, huyện • Mở rộng BHYT, KCB YHCT tại tuyến xã. • Tăng cường đào tạo cán bộ y tế, cộng tác viên, bà dỡ dân gian... trong công tác dân số - KHHGĐ và sức khỏe sinh sản.

  38. 9. Phát triển nhân lực y tế • Từng bước đảm bảo nhu cầu cơ bản về nhân lực các tuyến (trạm y tế xã có Bác sỹ làm việc, cơ cấu cán bộ và phân bố cán bộ theo vùng, miền) • Chính sách cho cán bộ y tế, bảo vệ quyền lợi, bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp. • Đào tạo cán bộ y tế chất lượng cao; đào tạo chuyên sâu; đào tạo năng lực lập kế hoạch, quản lý bệnh viện, quản lý tài chính... • Tăng cường đội ngũ nhân viên y tế thôn bản, tình nguyện viên y tế. • Tăng cường đầu tư, nâng cấp các cơ sở đào tạo.

  39. 10. Nâng cao năng lực quản lý y tế • Củng cố hệ thống thông tin y tế, phục vụ lập kế hoạch và quản lý • Đổi mới công tác lập kế hoạch y tế • Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra thực hiện chính sách, quy định tại địa phương, đơn vị 11. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi về CSSK • Đẩy mạnh công tác truyền thông GDSK • Tăng cường phối hợp, huy động liên ngành, các hội, tổ chức xã hội trong truyền thông. • Đa dạng hoá công tác TTGDSK, cải tiến hình thức, nội dung truyền thông, hướng truyền thông đến đối tượng đích.

  40. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !

More Related