1 / 18

TÊN BÀI DẠY: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ

TÊN BÀI DẠY: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ. Môn: Vật lý Lớp: 6. Tiết: 23. Người soạn: Lê Thị Vân. Đơn vị công tác: THCS Khánh Cư Huyện Yên Khánh – Tỉnh Ninh Bình. Kiểm tra bài cũ. ?. Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng ?. Đáp án. Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

trella
Download Presentation

TÊN BÀI DẠY: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TÊN BÀI DẠY: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ • Môn: Vật lý • Lớp: 6. • Tiết: 23

  2. Người soạn: Lê Thị Vân.Đơn vị công tác: THCS Khánh CưHuyện Yên Khánh – Tỉnh Ninh Bình

  3. Kiểm tra bài cũ ? Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng ? Đáp án Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

  4. Các bước tiến hành thí nghiệm B1: Cắm một ống thủy tinh nhỏ xuyên qua nút cao su của một bình cầu. B2: Nhúng một đầu ống vào cốc nước màu dùng ngón tay bịt chặt đầu còn lại rồi rút ống ra khỏi cốc sao cho còn một giọt nước màu trong ống.(H 20.1 SGK) B3: Lắp chặt nút cao su có gắn ống thuỷ tinh với giọt nước màu vào bình cầu, để nhốt một lượng khí trong bình. B4: Xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, rồi áp chặt vào bình cầu (H 20.2 SGK) *Quan sát hiện tượng xảy ra đối với giọt nước màu trong 2 trường hợp: +Khi áp bàn tay vào bình cầu +Khi không áp tay vào bình cầu

  5. Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thuỷ tinh? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì? Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thuỷ tinh khi bàn tay áp vào bình cầu? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi thế nào? C1 C2 Đáp án Giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm: không khí co lại. Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng: không khí nở ra .

  6. Tại sao thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình? C3 Đáp án Do không khí trong bình nóng lên.

  7. Tại sao thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu? C4 Đáp án Do không khí trong bình lạnh đi.

  8. Hãy đọc bảng 20.1 ghi độ tăng thể tích của 1 000 cm3 (1lít) một số chất, khi nhiệt độ của nó tăng thêm 500C và rút ra nhận xét. C5 Chất khí Chất lỏng Chất rắn Không khí: 183 cm3 Rượu: 58 cm3 Nhôm: 3,45 cm3 Hơi nước: 183 cm3 Dầu hoả: 55 cm3 Đồng: 2,55 cm3 Khí ôxi : 183 cm3 Thuỷ ngân: 9 cm3 Sắt : 1,80 cm3 * So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau? Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. * So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí, lỏng, rắn? Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

  9. Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau: a) Thể tích khí trong bình (1).... khi khí nóng lên. b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí (2)......... c) Chất rắn nở ra vì nhiệt (3)...... , chất khí nở ra vì nhiệt (4).......... C6 ? tăng lạnh đi ít nhất nhiều nhất. • nóng lên, lạnh đi • tăng, giảm • - nhiều nhất, ít nhất

  10. Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên. C7 Đáp án Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.

  11. C8 Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ? Đáp án Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức: Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng. Do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh: không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.

  12. Nhà bác học Galilê (1564-1642) (Dù thế nào thì trái đất vẫn quay)

  13. nóng C9 lạnh Đáp án Khi thời tiết nóng lên, không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra đẩy mức nước trong ống thuỷ tinh xuống dưới. Khi thời tiết lạnh đi, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co lại, do đó mức nước trong ống thuỷ tinh dâng lên. Nếu gắn vào ống thuỷ tinh một băng giấy có chia vạch thì có thể biết được lúc nào mức nước hạ xuống, dâng lên, nghĩa là khi nào trời nóng, trời lạnh. Dụng cụ đo độ nóng lạnh đầu tiên của loài người do nhà bác học Galilê (1564 - 1642) sáng chế. Nó gồm một bình cầu có gắn một ống thuỷ tinh. Hơ nóng bình rồi nhúng đầu ống thuỷ tinh vào một bình đựng nước. Khi bình nguội đi, nước dâng lên trong ống thuỷ tinh (H 20.3 ). Bây giờ, dựa theo mức nước trong ống thuỷ tinh, người ta có thể biết thời tiết nóng hay lạnh. Hãy giải thích tại sao? lạnh nóng

  14. Qua bài học này chúng ta cần ghi nhớ những nội dung kiến thức cơ bản nào? ? Đáp án - Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

  15. Ghi nhớ - Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

  16. Có thể em chưa biết Ngày 21 tháng 11 năm 1783 hai anh em kĩ sư người Pháp Mônggônphiê ( Montgolfie) nhờ dùng không khí nóng đã làm cho quả khí cầu đầu tiên của loài người bay lên không trung. Đốt lửa Tắt lửa

  17. BÀI TẬP 21.1 (SBT.Tr28) Chọn cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống của câu: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ, bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên ……………......... .. … và bay lên tạo thành mây. nóng lên, nở ra, nhẹ đi, S nở ra, nóng lên, nhẹ đi, nhẹ đi, nở ra, nóng lên, nóng lên, nở ra, nhẹ đi, nhẹ đi, nóng lên, nở ra, A S B Đ C S D E

  18. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài và làm các bài tập còn lại trong SBT. - Hướng dẫn bài 20.5/ SBT/ Tr 25 +Khi ta dùi một lỗ nhỏ ở quả bóng bàn bẹp rồi nhúng vào nước nóng, các em hãy làm thí nghiệm kiểm tra xem có hiện tượng gì xảy ra từ đó trả lời bài tập.

More Related