1 / 44

Học viên thực hiện Nguyễn Thị Thúy Hằng Lớp: Cao học NTTS K15

BÀI TIỂU LUẬN KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI GIÁP XÁC. MÔ HÌNH KẾT HỢP TRỒNG RONG CÂU TRONG AO XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỪ AO NUÔI TÔM SÚ. Giáo viên giảng dạy TS Tôn Thất Chất. Học viên thực hiện Nguyễn Thị Thúy Hằng Lớp: Cao học NTTS K15. PHẦN 1: MỞ ĐẦU.

tekli
Download Presentation

Học viên thực hiện Nguyễn Thị Thúy Hằng Lớp: Cao học NTTS K15

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BÀI TIỂU LUẬN KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI GIÁP XÁC MÔ HÌNH KẾT HỢP TRỒNG RONG CÂU TRONG AO XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỪ AO NUÔI TÔM SÚ Giáo viên giảng dạy TS Tôn Thất Chất Học viên thực hiện Nguyễn Thị Thúy Hằng Lớp: Cao học NTTS K15

  2. PHẦN 1: MỞ ĐẦU • Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, tập trung ở tuyến ven biển phục vụ cho việc phát triển nuôi tôm sú. • Môi trường nước bị suy thoái do phát triển mô hình nuôi thâm canh tôm sú quá mức đã thải ra một lượng lớn các chất hữu cơ vượt quá sức tải của môi trường, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng và dai dẳng..... • > Cần xử lý nước trong các ao nuôi tôm sú và tận dụng nguồn nước này để phục vụ cho sản xuất giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường • > Mô hình kết hợp trồng rong câu trong ao xử lý nước thải từ ao nuôi tôm sú.

  3. PHẦN 2: NỘI DUNG 1.Đặc điểm sinh học các đối tượng nuôi 1.1. Đặc điểm sinh học tôm sú (Penaeus monodon) 1.1.1. Phân loại - phân bố Hệ thống phân loại: Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ: Penaeidea Giống: Penaeus Loài: Penaeus monodon

  4. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TÔM SÚ • Phân bố • Từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985). Từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam.

  5. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TÔM SÚ • Tôm bột (PL.), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn. Cửa sông Biển khơi Trưởng thành Hình 1.Vòng đời của tôm sú (Penaeus monodon)

  6. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TÔM SÚ - Tôm P.monodon là loài tôm rộng muối, rộng nhiệt, nhưng phạm vi thích hợp để tôm sinh trưởng phát triển nhanh có giới hạn. Ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, vụ nuôi tôm bắt đầu từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 đến hết tháng 7 và vụ II từ tháng 10 đến tháng 12. - Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ vụ nuôi từ tháng 1 tháng 2 đến hết tháng 8, mỗi vụ từ 3 đến 4 tháng, mùa mưa từ tháng 9 - 11 hằng năm.

  7. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TÔM SÚ • 1.1.2.Hình thái, cấu tạo và giải phẫu • Kích thước cá thể lớn, có chủy hơi cong lên ở cuối, có 7-8 răng ở mép trên và 3-4 răng ở mép dưới. Gờ gân nổi rõ và thẳng. • Khi còn tươi thân có màu xám nhạt, vỏ đầu ngực có những vằn ngang, các vân phần bụng có màu sẫm, các chân bò, chân bơi và phần đuôi có màu nâu với viền lông màu đỏ. Cơ thể trưởng thành 250 mm. * Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. * Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm * 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lộ * 5 cặp chân bò - ngực: lấy thức ăn và bò * 5 cặp chân bơi - bụng: bơi * Đuôi - telson: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp. * Bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng) Hình 2:Hình thái, cấu tạo tôm sú (P.monodon)

  8. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TÔM SÚ 1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng - Tôm sú (P. monodon) ăn tạp giống như các loại tôm he khác, thức ăn cần các thành phần: protide, glucide, vitamin và muối khoáng… Tôm sú thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. - Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn. Thức ăn cho tôm sú cần 35% - 40%  protein - Tôm sú sinh trưởng nhanh, nuôi từ tôm giống cỡ P40 sau 3-4 tháng đạt kích thước thương phẩm 35g/con.

  9. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TÔM SÚ 1.1.4. Đặc điểm sinh sản     - Tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi. - Số lượng trứng đẻ của tôm cái: phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể. + Con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100-300g cho 300.000 -1.200.000 trứng. + Cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000- 600.000 trứng. - Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ) trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-280C sẽ nở thành ấu trùng (Nauplius). - Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3-4 và tháng 7-10. Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái chừng 2 năm.

  10. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC RONG CÂU 1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC RONG CÂU 1.2.1. Phân loại và phân bố Hệ thống phân loại: Ngành: Rhodophyta Lớp: Florideae Bộ: Gigartinales Họ: Gracilariacea Giống: Gracilaria Danh pháp: Greville lập ra giống Gracilaria vào năm 1830, nhiều loài trong giống Gracilaria được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới và hiện nay có khoảng 100 loài.

  11. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC RONG CÂU • Phân bố: Gracilaria phân bố cả ở đảo vùng khơi (S‰ cao), cửa sông (S‰ thấp), vùng biển cũng như trong các ao tĩnh. từ vùng cao triều đến hạ triều và dưới triều. Gracilaria mang tính thế giới về phân bố bao gồm các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. • Điều kiện môi trường sống thích hợp của rong câu - Nguồn nước: Sạch và không tù đọng, độ trong cao. - Nhiệt độ: Rong sống được ở nhiệt độ 5 ÷ 380C, thích hợp với T0: 20 - 300C. - Độ mặn: Rong câu tồn tại trong giới hạn từ 3 ÷ 35‰, thích hợp ở 12 ÷ 20‰ - Ánh sáng: Rong sống được trong giới hạn 50 ÷ 30000lux, thích hợp từ 5000 đến 10000lux. - pH: Rong sống được ở pH từ 7-9, thích hợp nhất pH = 7,4 - 8,5. - Chất đáy: nền đáy bùn hoặc bùn cát. - Sinh trưởng tốt trong môi trường không có hoặc có lẫn rất ít một số rong xanh (rong tóc, rong bún), rong đỏ (rong nhiều ống) hoặc một số cỏ dại khác. - Quá trình sống rong câu cần được cung cấp các chất khoáng C, N, P và một số vi lượng như Mn, Ti, Co, Bo... được cung cấp từ nguồn nước biển hoặc từ nguồn phân bón bổ sung.

  12. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC RONG CÂU Lớp vỏ Lớp lõi Tế bào đỉnh Hình 2.5: Đặc điểm hình thái học (cắt ngang, cắt dọc ) phần thân của Gracilariaspp Tế bào vỏ Lớp lõi 1.2.2. Hình thái và cấu tạo - Hình thái Thân rong thẳng, dạng trụ tròn hay dẹp. Bàn bám dạng đĩa. Rong chia nhánh kiểu mọc chuyền, chạc hai, mọc chùm. - Cấu tạo * Giải phẫu thân chính: - Tầng lõi: có một hàng tế bào trụ xuyên đỉnh, dạng đơn trụ, xung quanh có 4 - 5 hàng tế bào vây trụ, có vách mỏng, không màu chứa nhiều chất dự trữ. - Tầng vỏ: gồm các tế bào nội bì hình đa giác có vách hơi dày sắp xếp khít nhau, có chứa một ít sắc tố nên có màu hơi sẫm hơn, tiếp đến là những tế bào ngoại bì có kích thước nhỏ, vách tế bào dày, sắp xếp khít nhau chứa nhiều sắc tố. Đây là tầng đồng hóa của rong, ngoài cùng là một lớp keo rong mỏng.

  13. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC RONG CÂU Sự thụ tinh Bào tử quả Trứng Sự nảy mầm Tinh tử Cây con Cây giao tử đực Cây giao tử cái Cây bào tử 4 Giảm phân Cây con Túi bào tử 4 Bào tử 4 Hình 2.11: Sơ đồ vòng đời của Gracilaria 1.3. Đặc điểm sinh sản và vòng đời - Sinh sản: Gồm 3 hình thức sinh sản đó là sinh sản dinh dưỡng, sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. - Vòng đời:

  14. 2. KỸ THUẬT NUÔI 2.1. Lựa chọn địa điểm - Khâu đầu tiên, quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của quá trình nuôi. - Thường được xây dựng ở vùng triều với biên độ thủy triều dao động từ 1 - 3 m. Cần chú ý đến sự biến động của nguồn nước theo mùa và theo năm. + Địa hình địa chất - Đất thích hợp là loại đất bùn cát hay cát bùn - Vùng nước không ảnh hưởng nước thải công nghiệp, nước thả sinh hoạt của khu dân cư, nước bị nhiễm thuốc trừ sâu từ ruộng lúa. - Gần sông lớn, kênh rạch lớn, độ mặn từ 5 - 35‰ (tốt nhất từ 10 - 20‰) - Vùng đất không hoặc ít bị nhiễm phèn, pH không dưới 5. - Nên chọn vùng có chất đất thịt pha cát, có độ kết dính tốt. + Điều kiện kinh tế - xã hội - Gần nơi cấp giống để thời gian vận chuyển ngắn, ít ảnh hưởng đến sức khỏe con giống - Giao thông thuận tiện, gần nơi tiêu thụ sản phẩm - Gần nơi cung cấp các dịch vụ cho nghề nuôi tôm (thức ăn, nguồn điện, vật tư...), tình hình an ninh trật tự tốt.

  15. AO NUÔI TÔM SÚ THƯƠNG PHẨM 62% S AO CHỨA VÀ KHỬ TRÙNG 21% S NƯỚC BIỂN AO RONG CÂU 17%S 2. KỸ THUẬT NUÔI 2.2.Thiết kế xây dựng ao đầm

  16. 2. KỸ THUẬT NUÔI * Xây dựng ao nuôi tôm sú thương phẩm - Hình dạng và diện tích ao + Ao tốt nhất là hình chữ nhật chiều dài lớn gấp 2 - 3 lần chiều rộng. Diện tích của ao nuôi tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Diện tích ao từ 2000m2 - 1 ha. Không đào ao quá nhỏ dễ bị ảnh hưởng xấu của thời tiết, không nên đào ao qúa lớn khó chăm sóc quản lý. + Độ sâu của ao phụ thuộc vào tính chất đất, độ chua phèn của tầng đất, độ sâu của mạch nước ngầm và độ chua phèn của nguồn nước cũng như khả năng cấp nước cho ao nuôi. Thông thường độ sâu của ao từ 1 - 1,5 m. Khi đào ao nên bố trí cạnh chiều dài ao nằm xuôi theo hướng gió chính trong năm.

  17. 2. KỸ THUẬT NUÔI + Chuẩn bị mặt bằng - Phát hết cây cỏ, chặt cây, đào hết gốc rễ đưa ra khỏi khu vực xây dựng ao. - Đắp bờ: + Dùng máy ủi để san bằng đáy ao (nếu có điều kiện). Sử dụng khối lượng đất ủi để đắp bờ. + Đối với những ao nhỏ, hoặc địa hình phức tạp đắp ao bằng phương pháp thủ công.

  18. 2. KỸ THUẬT NUÔI + Khi đắp bờ nên nâng độ cao đê 30 - 50 % độ cao yêu cầu, đầm nén kỹ và để cho bờ đê lún sụt tự nhiên một thời gian rồi tiếp tục nâng độ cao đê dần dần đạt mức yêu cầu. + Bờ phải đủ cao để chống sóng leo, mặt trên của bờ cao hơn mức nước cao nhất bên ngoài tối thiểu 0,5m. +Những cạnh ao chịu trực tiếp của sóng gió, thủy triều cần gia cố bởi kè đá để tăng tuổi thọ ao nuôi và bảo vệ được tôm nuôi trong những ngày mưa gió bão lũ. Những ao nuôi không thể đắp đê vượt lũ phải thiết kế lưới vây chạy quanh đê, đề phòng nước dâng tràn mặt đê làm thất thoát tôm nuôi. + Kích thước bờ ao: Tùy theo điều kiện cụ thể môi trường nơi ao nuôi phân bố và khả năng đầu tư để quyết định chọn mô hình đầu tư. Mặt bờ rộng khoảng 1,5 m, chân bờ 3,5 m và độ cao bờ 1,7 m

  19. 2. KỸ THUẬT NUÔI - Hệ thống cống • Để thuận tiện cho quá trình nuôi, nên thiết kế hai cống cấp và thoát nước riêng biệt hai đầu ao. Nên làm cống bằng bê tông để dễ dàng cho việc đóng mở và tăng thời gian sử dụng. Cống có độ rộng không quá 0,5 - 1 m, có khả năng cấp đầy và tháo cạn ao trong 4 -5 giờ. • Cần sử dụng máy bơm công suất đủ lớn để có thể tháo cạn hoặc cấp đủ nước cho ao nuôi khi cần thiết.

  20. 2. KỸ THUẬT NUÔI • Xây dựng ao trồng rong câu - Hình dạng ao: Tùy thuộc vào diện tích ao nuôi tôm sú, chiếm 17% tổng diện tích. Có dạng hình chữ nhật, trục dọc của ao thẳng góc với hướng gió mạnh nhất trong năm. - Chất đáy: Chất đáy của ao tốt nhất là bùn cát đến cát bùn, nền đáy có độ lún khoảng 20cm. Chất đáy phải trung tính và giàu chất dinh dưỡng. Trong trường hợp đáy ao chưa đáp ứng các yêu cầu trên ta tiến hành cải tạo bằng bón vôi, bón phân. - Cống: Mỗi ao có hai cống đối diện hoặc chéo nhau, cống được làm bằng xi măng, khẩu độ cống 0,8 - 1m, trên cống thường có cầu để tiện đi lại chăm sóc quản lý ao nuôi trồng. - Mương: Có hệ thống mương bao xung quanh ao, nối với hệ thống mương cung cấp nước mặn và nước ngọt. Cao trình của đáy ao cao hơn đáy mương bao và đáy mương nước mặn ngọt 0,2m. Trên hệ thống mương bao có các cống chắn để dễ dàng điều chỉnh nước khi lấy vào, tháo ra, khi cung cấp nước mặn, cung cấp nước ngọt.

  21. 2. KỸ THUẬT NUÔI 2.3. Chuẩn bị ao - Trước mỗi vụ nuôi tôm khoảng 16 - 20 ngày phải hoàn thành công việc chuẩn bị ao theo trình tự và nội dung những công việc sau: - Cải tạo ao cũ + Tháo cạn nước trong ao, nạo vét, rửa sạch đáy ao (có thể dùng vòi bơm xả nước, rửa thật sạch lớp mùn bã hữu cơ lắng đọng ở đáy ao). + Khử chua * Đối với ao mới xây dựng và ao ở vùng chua, phèn, trước khi nuôi phải khử chua bằng biện pháp như sau: - Rắc đều vôi bột trên đáy ao và mặt trong bờ ao. Lượng vôi bột sử dụng tuỳ thuộc vào pH của đất được quy định cụ thể trong bảng 1.

  22. 2. KỸ THUẬT NUÔI Bảng 1 - Lượng vôi để khử độ chua của ao nuôi tôm  - Giữ ao khô trong khoảng 7 -10 ngày. - Lấy nước đã xử lý lắng lọc từ ao chứa vào ao nuôi qua lưới lọc có kích thước mắt lưới 2a = 5 mm, giữ ở mức nước ban đầu khoảng 0,5 - 0,6 m. * Đối với ao cũ bón vôi với lượng 100 - 200 kg/ha.

  23. 2. KỸ THUẬT NUÔI * Diệt tạp - Nước lấy vào ao qua lưới lọc để 2 - 3 ngày cho các loại trứng theo nước vào ao nở hết rồi tiến hành diệt tạp - Loại thuốc diệt tạp + Hạt bồ hòn giã nhỏ (cỡ hạt 1 - 5 mm) hoặc hạt chè saponine giã mịn với liều lượng 4 - 5 ppm; + Rotec với liều lượng 2,0 - 4,5 ppm. * Cách diệt tạp - Tháo bớt nước ao sau khi đã khử chua đến mức còn khoảng 0,05 - 0,10 m. - Rải đều thuốc diệt tạp trên đáy ao và duy trì trong khảng thời gian 8 - 10 giờ. Sau đó, tháo cạn nước ao rồi vớt hết các loại tôm, cá tạp chết trong ao. - Lấy nước từ ao xử lý qua lưới lọc vào rồi lại tháo ra 1 - 2 lần để rửa sạch đáy ao. - Sau đó, tiếp tục lấy nước từ ao xử lý qua lưới lọc vào ao cho tới khi đạt mức nước từ 0,5 đến 0,6 m.

  24. 2. KỸ THUẬT NUÔI • Bón phân gây màu nước * Phương pháp bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên - Trước khi thả tôm giống 7 ngày, sử dụng phân vô cơ để bón cho ao với liều lượng như sau: Ure: 20 - 25 kg/ha Phân lân : 10 - 15 kg/ha - Cách bón: hòa tan từng loại phân vô cơ và trong nước ngọt rồi tạt đều khắp mặt ao. - Đối với những ao khó gây màu nước có thể dùng bột đậu nành với lượng 10 kg/ha để duy trì độ trong của nước ao khoảng 0,3 - 0,4 m trước khi thả tôm giống. Sau 7 ngày, nếu chưa thả được tôm giống phải lặp lại biện pháp bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên trên đây cho ao nuôi tôm.

  25. 2. KỸ THUẬT NUÔI • Một số chỉ tiêu lý hoá thích hợp cho nuôi tôm: - DO trên 4 mg/l; - pH 8,0 - 8,5; trong ngày không được thay đổi quá 0,4 - 0,5 độ - Nhiệt độ thích hợp nhất là 20 – 300C, không quá 33,50C, không thấp quá 180C - Ðộ kiềm trong khoảng 100 đến 250 mg/l - NH4, NO3 không được tăng quá đột ngột để sinh bệnh cho tôm - Ðộ trong 35-45cm; màu nước là màu xanh lục hoặc màu mận chín - Ðộ mặn từ 5-30‰ , tốt nhất là 10 - 25‰

  26. 2. KỸ THUẬT NUÔI • Chọn và thả giống tôm Chọn giống Tôm giống đạt cỡ PL 14-15. Khi chọn giống cần chọn những cá thể khoẻ mạnh, màu tươi sáng, kích cỡ đồng đều, không xây sát. không mang các mầm bệnh ... - Cách kiểm tra sực chịu đựng stress: + Bắt 1000 tôm giống cỡ Pl13-14 (độ mặn khoảng 20‰ ) + Vận chuyển tôm giống về trại nuôi + Chuyển tôm giống đột ngột vào độ mặn 5‰ + Giữ trong 24 giờ + Đếm số tôm sống sót +Tiêu chuẩn: loại bỏ nếu tỷ lệ sống dưới 70% - Cách loại bỏ tôm yếu bằng Formaline + Kiểm tra tại trại giống, chọn đàn sống>90% + Cho tôm giống vào bể composite 1m3 + Sục khí thật mạnh, thêm formaline đạt 100-150ppm. Duy trì trong 30 phút + Tắt sục khí để tôm yếu, tôm chết tập trung ở đáy + Siphon loại bỏ tôm chết và tôm yếu ở đáy bể + Thả số tôm khoẻ còn lại xuống ao

  27. 2. KỸ THUẬT NUÔI • Thả giống - Mật độ thả : Mật độ phụ thuộc vào độ sâu của nước ao, mật độ tôm từ 10 - 15 con/m2. - Tôm giống tốt nhất là tôm cho đẻ cùng một đợt và thả một lần đủ số lượng nuôi. - Nơi thả giống thường là nơi sâu nhất của ao và đầu ngọn gió. - Khi tôm giống được vận chuyển đến ao nuôi để nguyên cả túi nilông đựng tôm thả xuống ao một thời gian để cho nhiệt độ trong túi và nhiệt độ nước ao cân bằng mới nhẹ nhàng mở túi để tôm tự bơi lội ra ao.

  28. 2. KỸ THUẬT NUÔI • Trồng rong câu - Ra giống: Nguồn giống có thể lấy tại chỗ hoặc di giống từ các nơi khác đến. - Mật độ rong giống tùy thuộc vào điều kiện mùa (nhiệt độ) trên nguyên tắc mật độ giống vào mùa có nhiệt độ cao thấp hơn mùa có nhiệt độ thấp. - Mật độ không dày quá nhưng cũng không thưa, đảm bảo bình quân 30 ngày thu và san giống một lần. - Mật độ giống thích hợp là 400 g/m2. Dụng cụ trồng

  29. 2. KỸ THUẬT NUÔI • Quản lý chăm sóc • Những yêu cầu về chất lượng nước ao Nhiệt độ nước từ 20 – 300C Ðộ mặn từ 5-30‰ , tốt nhất là 10 - 25‰ pH: 7,5 - 8,3 DO > 4 mg/l, không dưới 2 mg/l BOD < 5,30 mg/l COD < 6mg/l Ðộ trong : 30- 5 cm; Màu nước : Màu xanh lục, xanh vỏ đậu hoặc màu mận chín Muối hoà tan như sau : PO4-P= 0,1-0,3 mg/l; SiO4-S = 2mg/l; NH4-N = 0,4 mg/l trở lên; NH 3< 0,1 mg/l. tỷ lệ N/P lớn thì tảo khuê nhiều; H2S <0,03 mg/l

  30. 2. KỸ THUẬT NUÔI • Thay nước, bổ sung nước - Nước bắt đầu được tuần hoàn giữa hai ao rong và tôm vào tháng thứ hai của vụ nuôi. Nước từ ao tôm được tháo chảy qua ao chứa khoảng 1/7-1/6 thể tích nước trong ao tôm, sau đó bơm qua ao rong câu. - Nước được giữ ở ao rong câu 3 ngày rồi được bơm tiếp trở lại ao tôm, còn lần kế tiếp thì phải bơm nước từ ao rong qua ao tôm trước khi bơm nước từ ao chứa sang ao rong câu. - Quá trình xử lý nước tiếp tục như vậy, mỗi tháng xử lý được 100 – 120% thể tích nước trong ao tôm. Ao chứa chỉ có chức năng chứa và xử lý nước sơ bộ bằng trầm tích. - Lượng nước bay hơi và thẩm thấu được bổ sung bằng nguồn nước bên ngoài, tốt nhất bằng nguồn nước ngọt để duy trì được độ mặn theo yêu cầu của tôm theo từng lứa tuổi.

  31. 2. KỸ THUẬT NUÔI • Cho ăn - Tính toán thức ăn cho tôm hợp lý cần phải nắm vững 5 điểm sau : + Số lượng tôm có trong ao + Kích cỡ của tôm lớn/bé + Tình trạng sức khoẻ của tôm và tình hình lột xác của tôm + Chất lượng nước ao nuôi + Tình hình dùng thuốc cho tôm trong thời gian qua. • Cách xác định thức ăn thừa thiếu - Dùng vó kiểm tra thức ăn để kiểm tra. Vó đặt cách bờ ao 3 - 4m nơi gần máy quạt nước là nơi có nhiều tôm đến ăn. Thức ăn cho vào vó khoảng 1- 2% mỗi lần cho ăn. Thời gian kiểm tra thức ăn trong vó phụ thuộc vào cỡ tôm.

  32. 2. KỸ THUẬT NUÔI • Cách phòng trị bệnh tổng hợp trên tôm nuôi Ngăn chặn sự xâm nhập và kìm hãm tác nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng trong phòng trị bệnh.Một số phương pháp đang được thực hiện hiện nay: • Xử lý nguồn nước • Sử dụng đàn bố mẹ và đàn giống sạch bệnh • Sử dụng thức ăn không mang mầm bệnh • Tiêu diệt ký chủ trung gian • Tiêu diệt tác nhân gây bệnh có sẵn trong ao • Sát trùng dụng cụ

  33. 2. KỸ THUẬT NUÔI * Thu hoạch - Kiểm tra tôm trước khi thu hoạch • Dùng chài thu mẫu để bắt kiểm tra khối lượng trung bình và các biểu hiện bệnh lý của tôm nuôi. Nếu tôm đã đạt kích cỡ quy định bình quân trên 25 g/cá thể phải tiến hành thu hoạch ngay. - Phương thức thu hoạch • Nếu tôm đạt kích cỡ đồng đều, có thể tiến hành thu toàn bộ tôm trong ao nuôi. Khi tôm trong ao có kích cỡ không đồng đều, hoặc giá tôm trên thị trường đang tăng, có thể tiến hành thu tỉa những cá thể lớn hoặc thu một phần khối lượng tôm trong ao.

  34. 2. KỸ THUẬT NUÔI Thời gian, biện pháp và dụng cụ thu hoạch - Thời gian thu hoạch tôm tốt nhất là vào lúc tối trời (khi tôm đã lột vỏ xong) và vào lúc thời tiết mát. • Dùng các loại dụng cụ sau đây để thu hoạch tôm: + Thu tỉa bằng chài, vó, đó. + Thu toàn bộ bằng lưới kéo, lưới xung điện, đọn. - Bảo quản • Tôm thu xong phải được rửa sạch, phân cỡ và ướp lạnh để bảo quản tạm thời trước khi đưa đi tiêu thụ. Hoặc dùng xe bảo ôn chuyển ngay tôm vừa thu hoạch đến các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ trực tiếp sản phẩm.

  35. Hình 2.27: Thu hoạch rong câu bằng tay Thu hoạch Gracilaria Hình 2.27: Thu hoạch rong câu bằng thuyền 2. KỸ THUẬT NUÔI Kỹ thuật thu hoạch và sơ chếrong câu - Tốc độ tăng trọng của rong câu cao, có thể đạt 6-7%/ngày, với mật độ giống 400 g/m2 sau 20-25 ngày có thể thu hoạch một lần. Thu hoạch: Gồm thu tỉa và tổng thu. • Thu tỉa: Bụi rong có đường kính từ 80 -100cm. Rong được cắt bằng dao hoặc liềm, cắt từng đoạn khoảng 15 - 20cm và từ đây sẽ sinh ra những nhánh mới. • Tổng thu: Thu cạn thì chừa nước còn 15 - 20 cm, vơ rong bằng tay, rửa rong bỏ lên thuyền. Thu nước thì dùng thuyền, vớt rong bằng cào. • Sơ chế: Rửa sạch rong bằng nước hiện trường, phơi khô một hai nắng; rửa lại băng nước ngọt 1-2 lần, phơi lại đến lúc còn 1-5% nước, đóng gói, bảo quản nơi khô ráo.

  36. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP BỆNH ĐỐM TRẮNG (WSSV) Tác nhân gây bệnh Whispovirus, nhân AND Dấu hiệu bệnh lý Xuất hiện các đốm trắng trên giáp đầu ngực Tôm yếu, dạt bờ, giảm ăn Phần phụ chuyển sang màu đỏ

  37. 2. KỸ THUẬT NUÔI Bệnh đốm trắng do vi khuẩn (BWSS) • Tác nhân gây bệnh Baccilus subtilis Vibrio cholerae pH, độ kiềm cao • Đối tượng nhiễm bệnh Tôm sú • Dấu hiệu bệnh lý Đốm trắng nhỏ xuất hiện toàn thân Đốm trắng hình tròn và không tập trung thành từng đám • Tác hại Chậm lột xác Chậm lớn Tỷ lệ chết thấp • Phòng và trị CaO: 25 ppm, lưu ý pH Đốm trắng nhỏ xuất hiện trên thân a,b. Đốm trăng do vi khuẩn và (3) do virut

  38. 2. KỸ THUẬT NUÔI BỆNH IHHNV Tác nhân gây bệnh Parvovirus, nhân DNA Dấu hiệu bệnh lý Cơ thể có màu xanh lơ, cơ vân phần bụng mờ đục Phòng bệnh: Chọn tôm giống không nhiễm virus Quản lý môi trường nuôi Bệnh mãn tính IHHNV trên tôm ấu niên Đốm trắng ở lớp biểu bì: màu vằn vện Sự biến dạng của chuỷ đầu

  39. 2. KỸ THUẬT NUÔI BỆNH ĐẦU VÀNG (YHD) a- Tác nhân gây bệnh - Rhabdovirus • Hình que nhân ARN b- Dấu hiệu bệnh - Tôm tiêu thụ thức ăn tăng lên trong một vài ngày sau đó dừng ăn. - Tôm lờ đờ hôn mê bơi tầng mặt. - Phần đầu ngực màu vàng • Từ ngày thứ 3 khi bỏ ăn, hiện tượng chết xuất hiện • - Màu sắc cơ thể nhợt nhạt - Mang tôm có màu trắng, vàng nhạt hay nâu. Gan có màu vàng nhạt c- Đặc điểm phân bố và lây truyền - Cảm nhiễm ở tất cả các giai đoạn của tôm - Giai đoạn cảm nhiễm lớn nhất khi tôm nuôi được 1-2 tháng Khối gan tuỵ có màu vàng ở tôm bị YHD

  40. 2. KỸ THUẬT NUÔI Bênh vi khuẩn Vibrio spp. Tên bệnh: bệnh ăn mòn vỏ kitin, bệnh đốm nâu, đốm đen, bệnh phát sáng. • Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Vibrio • Dấu hiệu chính của bệnh: - Vỏ kitin bị ăn mòn - Chân, râu, đuôi phồng lên - Tôm bơi lờ đờ, bỏ ăn rồi chết - Khối gan tụy bị hoại tử • Thời gian xuất hiện bệnh - Quanh năm: - Ao nuôi nhiều mùn bã hữu cơ Tôm bị bệnh phát sáng Tôm bị phồng mang do nhiễm Vibrio Đuôi tôm bị hoại tử do nhiễm Vibrio

  41. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH

  42. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH • Mô hình kết hợp nuôi trồng rong câu trong ao xử lý nước thải từ ao hồ nuôi tôm sú có hiệu quả khá tốt trong việc giảm tải nguồn vật lơ lửng, muối dinh dưỡng vô cơ và dinh dưỡng hữu cơ, đồng thời kéo theo sự giảm đáng kể sự phát triển của tảo trong nước. -> Ao rong đã góp phần tích cực trong việc cải thiện chất lượng nước hơn ao lắng không rong, duy trì các yếu tố thuận lợi cho tôm phát triển và đồng thời giảm chất thải giàu dinh dưỡng ra môi trường. - Ngoài giá trị xử lý môi trường, rong câu cũng là đối tượng nuôi trồng có giá trị kinh tế cao ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, nên cũng là một nguồn thu nhập phụ của nhà nuôi trồng

  43. PHẦN 3: KẾT LUẬN - Mô hình có hiệu quả tốt trong việc giảm tải nguồn vật lơ lửng, muối dinh dưỡng vô cơ và hữu cơ, đồng thời làm giảm sự phát triển của tảo trong nước. - Hiệu quả của mô hình xử lý nước thải bằng việc nuôi trồng rong cho thấy không những lợi ích về kinh tế mà còn giảm thiểu chất thải đổ trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm các vực nước ven biển, làm tác động xấu đến đa dạng hệ sinh thái.

  44. XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ LẮNG NGHE!

More Related