1 / 3

Chớ coi thường những biến chứng sản khoa sau sinh mẹ nhé

Nu1ebfu khu00f4ng nhu1eadn biu1ebft vu00e0 khu1eafc phu1ee5c ku1ecbp thu1eddi, nhu1eefng vu1ea5n u0111u1ec1 tu01b0u1edfng chu1eebng nhu01b0 nhu1ecf cu0169ng cu00f3 thu1ec3 u0111u1ec3 lu1ea1i hu1eadu quu1ea3 khu00f4n lu01b0u1eddng cho su1ee9c khu1ecfe cu1ee7a cu00e1c mu1eb9. Tu00ecm hiu1ec3u 5 biu1ebfn chu1ee9ng sau sinh thu01b0u1eddng gu1eb7p vu00e0 cu00e1ch phu00f2ng tru00e1nh

shopmebe
Download Presentation

Chớ coi thường những biến chứng sản khoa sau sinh mẹ nhé

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Chớ coi thường những biến chứng sản khoa sau sinh mẹ nhé Sau 9 tháng chờ đợi, niềm vui vỡ òa khi mẹ gặp mặt con yêu. Chắc hẳn mẹ sẽ dành phần lớn thời gian và tâm trí chăm lo cho thiên thần bé bỏng. Tuy nhiên, đừng quên rằng mẹ cũng phải chăm sóc bản thân một cách chu đáo nhất. Vì phụ nữ sau sinh yếu ớt như rắn lột da, dễ bị hậu sản. Tìm hiểu 5 biến chứng sau sinh thường gặp và cách phòng tránh. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ tốt cho mẹ sau sinh 5 biến chứng sản khoa sau sinh thường gặp mẹ cần lưu ý Nếu các bạn quan tâm, có thể tham khảo ngay các bệnh hậu sản ở sản phụ thường gặp sẽ được chia sẻ ngay sau đây: Băng huyết sau sinh Băng huyết sau sinh là tai biến sản khoa thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với sản phụ. Nguyên nhân thường gặp gây ra băng huyết là: Tử cung bị giảm độ đàn hồi và âm đạo, cổ tử cung bị rách. Dấu hiệu dễ nhận thấy của băng huyết sau sinh bao gồm: Chảy máu không kiểm soát Huyết áp giảm Tăng nhịp tim Giảm số lượng hồng cầu Sưng và đau ở âm đạo và khu vực gần đó nếu chảy máu là do tụ máu. Đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao dễ gặp băng huyết sau sinh là những sản phụ thiếu máu, sinh con quá to (trên 4kg),sinh đẻ nhiều lần, đa thai, quá trình chuyển dạ kéo dài, tử

  2. cung có chất lượng xấu (có sẹo mổ, có nhân xơ),bánh nhau bám thấp ở đoạn dưới tử cung là nơi có ít cơ hơn nên sẽ gò không tốt sau sinh… Băng huyết sau sinh mặc dù nghiêm trọng nhưng nếu nhanh chóng được xử lý đúng thì bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu Tiền sản giật Tiền sản giật là một rối loạn nghiêm trọng thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ được biểu hiện bởi huyết áp cao và mức độ protein trong nước tiểu tăng. Biến chứng sau sinh này ảnh hưởng tới khoảng 5-8% phụ nữ mang thai. Tiền sản giật có thể khiến người mẹ gặp tai biến mạch máu não, suy thận, vỡ gan hay tử vong. Nguy cơ tiền sản giật có thể được chẩn đoán trước khi sinh bằng phương pháp xét nghiệm nước tiểu. Vỡ tử cung Vỡ tử cung là biến chứng sản khoa nghiêm trọng thường xảy ra trong thời kỳ chuyển dạ đẻ nhưng cũng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Trong lúc chuyển dạ, cơn co bóp tử cung tăng quá mức nhưng vẫn không đẩy thai nhi ra được vì đường ra bị cản trở, đoạn dưới của tử cung sẽ mỏng quá mức rồi vỡ. Thai chui ra ngoài tử cung qua chỗ vỡ và nằm trong ổ bụng. Vỡ tử cung thường xảy ra ở trường hợp thai quá to, ngôi thai bất thường, đa thai hoặc có vết mổ ở tử cung. Tai biến này có tỷ lệ tử vong rất cao với cả mẹ và con. Xem thêm: bổ sung sắt và canxi sau sinh trong bao lâu Nhiễm trùng hậu sản

  3. Nhiễm trùng hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục trong thời kỳ hậu sản, đường vào của vi khuẩn từ bộ phận sinh dục theo đường máu, nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo, cổ tử cung qua tổn thương đường sinh dục trong và sau đẻ. Nhiễm trùng hậu sản có các biểu hiện như sốt cao, đau bụng, trướng bụng, dịch thoát ra có mùi hôi và thường có mủ. Nguy cơ nhiễm khuẩn đến từ các yếu tố giữ gìn vệ sinh thai nghén, sức khỏe yếu, thiếu máu,… Mức độ nhiễm khuẩn nặng nhẹ tùy vào sức khỏe bệnh nhân, loại vi khuẩn, thời điểm phát hiện, điều kiện chăm sóc và điều trị. Tắc mạch ối Tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, không thể đoán trước và không thể dự phòng được. Tắc mạch ối là do nước ối, tế bào của thai nhi, chất gây, tóc, lông tơ hoặc các mảnh mô khác lọt vào tuần hoàn của người mẹ, gây ra suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính. Thời điểm tắc mạch ối rất khác nhau: 12% số trường hợp xảy ra tắc mạch ối khi màng ối còn nguyên, 70% xảy ra trong chuyển dạ, 11% xảy ra sau đẻ qua đường âm đạo, 19% xảy ra trong mổ lấy thai khi đã có chuyển dạ hay khi chưa có chuyển dạ. Bên cạnh đó, thai phụ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đa dạng, đủ chất kết hợp bổ sung các viên uống vi chất hợp lí trong suốt thời gian mang thai và sau sinh như sắt canxi, vitamin tổng hợp không gây táo bón cho bà bầu… giúp mẹ cung cấp đủ các vi chất cần thiết cho quá trình chuyển dạ. Quá trình mang thai đã vất vả nhưng có lẽ quãng thời gian sau khi bé yêu chào đời cũng sẽ khiến bạn mệt mỏi không kém. Do vậy, hãy tìm hiểu những vấn đề có thể xảy ra để biết được cách khắc phục và tận hưởng niềm vui được làm mẹ một cách trọn vẹn nhé.

More Related