1 / 33

Ng ày 22/10/2013 NG ƯỜI THỰC HIỆN : LÝ NGỌC BÌNH

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MƯỜNG KHƯƠNG. TRƯỜNG PTDTBT-TH TẢ GIA KHÂU. CHUYÊN ĐỀ. ÁP DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CẤP TIỂU HỌC. Ng ày 22/10/2013 NG ƯỜI THỰC HIỆN : LÝ NGỌC BÌNH. Sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy là gì?.

rimona
Download Presentation

Ng ày 22/10/2013 NG ƯỜI THỰC HIỆN : LÝ NGỌC BÌNH

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MƯỜNG KHƯƠNG TRƯỜNG PTDTBT-TH TẢ GIA KHÂU CHUYÊN ĐỀ ÁP DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CẤP TIỂU HỌC Ngày 22/10/2013 NGƯỜITHỰCHIỆN: LÝNGỌCBÌNH

  2. Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy là gì?

  3. Mô phỏng chức năng của bộ não với các công cụ sử dụng trong sơ đồ tư duy

  4. 1. Sơ đồ tư duy là gì?

  5. 2.Tácdụng của Sơ đồ tư duy

  6. 3.Cách lập sơ đồ tư duy

  7. Ví dụ về Sơ đồ tư duy Đặc điểm Các loại quả Quả Cách sử dụng Nơi trồng Ích lợi

  8. 2. Tôn trọng ý kiến của người khác (Không phê phán) 1. Để các ý tưởng phát triển tự do Tìm ý tưởng như thế nào? 3. Kết hợp các ý tưởng 6. Khi không có thêm ý tưởng mới, bắt đầu lập sơ đồ tư duy 4. Đặt câu hỏi để phát triển các ý tưởng 5. Cử một thành viên ghi lại tất cả các ý tưởng 3.1. Trước khi có được các ý tưởng để vẽ được sơ đồ tư duy theo nhóm, GV cần dạy HS cách động não để tìm ra ý tưởng theo quy trình sau :

  9. 3.2. Lưu ý khi lập sơ đồ tư duy • Các nhánh chính cần được tô đậm, các nhánh cấp 2, cấp 3,… mảnh dần. • Từ cụm từ/hình ảnh trung tâm toả đi các nhánh nên sử dụng các màu sắc khác nhau. Màu sắc của các nhánh chính được duy trì tới các nhánh phụ.

  10. 10 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VỚI BẢN ĐỒ TƯ DUY

  11. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VỚI BẢN ĐỒ TƯ DUY Bản đồ tư duy (BDTD) còn gọi là sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của học sinh. BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì... và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác. Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho thấy một số GV còn gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử dụng BĐTD. Chuyên đề này sẽ đưa ra một số gợi ý để cùng chia sẻ giải quyết khó khăn trên.

  12. Ví dụ 1: Dạy bài hình chữ nhật lớp 3: Với bài này là HS đã có biểu tượng về hình chữ nhật vì hình chữ nhật lại rất gần gũi với các em trong cuộc sống. Hơn nữa, cấu trúc khái niệm bài hình chữ nhật đối với lớp 3 đơn giản. Các em chỉ biết hình chữ nhật qua dấu hiệu nhận biết về 4 góc và cạnh. Vì vậy, khi dạy học bài này nên tổ chức cho HS hoạt động nhóm lập BĐTD với tên chủ đề chính là vẻ hình chữ nhật để HS thiết lập BĐTD. Qua đó tự xây dựng kiến thức về hình chữ nhật, việc làm này sẽ phát huy được tính tích cực của HS, nâng cao hiệu quả giờ học. Có thể tổ chức một số hoạt động sau đây:

  13. Hoạt động 1: Lập BĐTD. Mở đầu bài học, GV có thể cho HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với các gợi ý: tìm trong thực tế các hình có dạng hình chữ nhật, viết những tính chất về cạnh và góc mà em đã biết về hình chữ nhật, thử nêu định nghĩa, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật theo cách hiểu của em,… Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về BĐTD. Cho một vài HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng sống thông qua giao tiếp.

  14. Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện BĐTD. Tổ chức cho HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của hình chữ nhật. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD về hình chữ nhật, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học. Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD. GV cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức hình chữ nhật thông qua một BĐTD do GV đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa), hoặc BĐTD mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện. GV có thể giới thiệu BĐTD sau đây (vì BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung 1 kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức và góp ý thêm về đường nét vẽ và hình thức- nếu cần).

  15. Khi HS đã thiết kế BĐTD và tự “ghi chép” phần kiến thức như trên là các em đã hiểu sâu kiến thức và biết chuyển kiến thức từ SGK theo cách trình bày thông thường thành cách hiểu, cách ghi nhớ riêng của mình.

  16. Ví dụ 2:  Bài dạy minh hoạ Địa lý 5: Giao thông vận tải + Hoạt động 1: HS quan sát tranh kể tên các loại hình, phương tiện giao thông vận tải trên đất nước ta. Dùng biểu đồ khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải năm 2003

  17. Tình hình vận chuyển các loại hình giao thông vận tải Triệu tấn 200 175,9 150 100 55,3 50 8,4 0 Đ Sắt Đ bộ Đ sông Biểu đồ khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải năm 2003 Đ biển

  18. + Hoạt động 2: Quan sát lược đồ giao thông vận tải

  19. Quan sát lược đồ Giao thông vận tải

  20. Tổ chức cho HS lập BĐTD theo nhóm hoặc cá nhân, gợi ý cho các em tìm các loại hình về phương tiện giao thông vận tải để các em lập BĐTD với từ khóa “ Các loại hình phương tiện giao thông vận tải ” ở trung tâm. Tiếp theo cho các nhóm HS trình bày, thuyết minh về BĐTD của mình, cả lớp thảo luận, góp ý kiến, GV kết luận dẫn đến kiến thức mới.

  21. Sơ đồ tư duy

  22. Ví dụ 3: Bài dạy “Em làm gì để giữ an toàn giao thông” lớp 5, “ Biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông” như sau:

  23. phải quan sát trước khi qua đường Đi về bên phải sát lề đường KHI ĐI ĐƯỜNG LUÔN CHÚ Ý ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, xe máy CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Không đi trước đầu xe cơ giới KHÔNG ĐÙA NGHỊCH KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG Không đá bóng dưới lòng đường Không chen lấn xô đẩy nhau Không chạy đuổi nhau trên đường Không đi vào đường ngược chiều BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TNGT

  24. Có thể tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp với BĐTD: Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV. Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. Hoạt động 4: củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.

  25. Có thể tóm lược tổ chức hoạt động dạy học với BĐTD như sau:

  26. Qua nghiên cứu lí luận cho thấy, sử dụng BĐTD trong dạy học kiến thức mới giúp HS học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của HS và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh HS khi chứng kiến thành quả lao động của học trò của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên BĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.

  27. Trước đây, các tiết ôn tập chương một số GV cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của GV hoặc của tài liệu, chứ không phải do HS tự xây dựng theo cách hiểu của mình. Hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đang đẩy mạnh triển khai.

  28. Đây là lần đầu được tiếp cận với việc áp dụng kỷ thuật Sơ đồ tư duy vào quá trình dạy học ở cấp Tiểu học. Việc trải nghiệm chưa nhiều nên phần trình bày chuyên đề chưa được như ý muốn. Kính mong quý Thầy Cô góp ý bổ sung để chuyên đề này sớm được áp dụng rộng rãi ở trường Tiểu học Tả Gia Khâu. Cuối cùng, nếu quý Thầy Cô chỉ mới đọc để biết về sơ đồ tư duy thôi thì chưa đủ. Hãy thực hành sơ đồ tư duy vào bài dạy ngay từ hôm nay và trải nghiệm nó thì điều đó sẽ rõ…Chúc sức khoẻ và cám ơn quý Thầy Cô đến dự chuyên đề.

  29. Bài tập cho các nhóm Nhóm 1: Ôn tập về Phân số. Toán 4 Trang 166-170 Nhóm 2: Luyện tập tả cảnh (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 21). Nhóm 3: Hình thoi Toán 4 trang 140 Nhóm 4 Luyện tập tả cảnh (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 21).

  30. Mở bài theo kiểu trực tiếp Mở bài theo kiểu gián tiếp Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả Mở bài Tả từng phần của cảnh Cấu tạo bài văn tả cảnh Kết bài theo kiểu mở rộng Thân bài Kết bài Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết Tả sự thay đổi của cảnh Theo thời gian KB theo kiểu không mở rộng

More Related