1 / 6

Ngọc Lục Bảo (Emerald)

Ngu1ecdc Lu1ee5c Bu1ea3o lu00e0 lou1ea1i u0111u00e1 quu00fd u0111u01b0u1ee3c su1eed du1ee5ng vu00e0 u01b0a chuu1ed9ng tu1eeb 4000 nu0103m tru01b0u1edbc cu00f4ng nguyu00ean (thu1eddi Babylon), lu00e0 lou1ea1i u0111u00e1 quu00fd cu00f3 tu00ednh thu01b0u01a1ng mu1ea1i u0111u1ea7u tiu00ean cu1ee7a lou00e0i ngu01b0u1eddi, lu00e0 biu1ec3u tu01b0u1ee3ng cu1ee7a thu1ea7n Venus, thu1eddi cu1ed5 nu00f3 cu0169ng tu01b0u1ee3ng tru01b0ng cho luu1eadt phu00e1p, su1ee9c mu1ea1nh vu00e0 tu00ecnh yu00eau.

Download Presentation

Ngọc Lục Bảo (Emerald)

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Ngọc Lục Bảo (Emerald) phongthuyhomang.vn/ngoc-luc-bao-emerald/ TỔNG QUAN HÌNH ẢNH TỔNG QUAN Ngọc Lục Bảo (hay Bích Ngọc) (Emerald) là một loại khoáng vật Berin (Be3Al2(SiO3)6) của Berili có màu xanh với các sắc độ của màu lục và màu lục hơi ngả sang màu lam (bluish green). Màu xanh của Ngọc Lục Bảo xuất phát từ hàm lượng nhỏ crôm và đôi khi cả vanadi trong khoáng vật. Berin có độ cứng 7,5 – 8 trên 10 của thang độ cứng Mohs. Ngọc Lục Bảo đã được dùng làm như một đơn vị tiền tệ để trao đổi ở Babylon từ 2000 năm trước Công nguyên. Ở Ai Cập cổ đại, người ta đã khai thác các quặng mỏ Ngọc Lục Bảo ở gần Biển Đỏ từ hơn 2000 năm trước Công nguyên để làm đồ trang sức. Các mỏở Djebel Sabara, được tìm thấy lại vào năm 1818, được đặt tên nhầm lẫn là mỏ Cleopatra. Các mỏ này hiện đã cạn kiệt, chỉ cung cấp được các loại đá quý có chất lượng không cao. Các tác giả cổ đại như Theophrastos, Herodotos hay Plinius Già đã từng nhắc đến Ngọc Lục Bảo và miêu tả nhiều tượng, cột hay đài kỷ niệm dùng đến loại đá này. Ngày nay người ta biết rằng đó không phải là Ngọc Lục Bảo thật. Thời đó có thể bị nhầm lẫn với các loại đá khác cũng có màu xanh và thời đó cũng đã có thủy tinh màu xanh giống như 1/6

  2. vậy. Mặt khác cũng có thể các tượng này được khắc từ các viên ngọc thô có chất lượng không cao. Vào thời Đế chế La Mã, Hoàng đế Nero đã dùng kính một tròng làm từ Ngọc lục bảo khi xem các cuộc đấu trong võ đài. Thời kỳ này ở châu Âu người ta chỉ biết đến mỏ Ngọc lục bảo duy nhất là ở Habachtal (Áo). Trong thế kỷ 16, người Tây Ban Nha khám phá các mỏ mới ở Nam Mỹ, chủ yếu là ở Colombia. Mỏở Chivor được khai thác từ năm 1545 và mỏở Muzo vào năm 1560. Một trong những hòn ngọc lục bảo lớn nhất thế giới là hòn ngọc Mogul Emerald được tìm thấy vào năm 1695 ởẤn Độ. Hòn ngọc này nặng 217,80 cara và cao vào khoảng 10 cm. Một mặt của ngọc có khắc các bài kinh cầu nguyện, mặt kia khắc các hình hoa trang trí. Viên ngọc đã trở thành truyền thuyết này được một người giấu tên mua với giá 2,2 triệu USD vào ngày 28 tháng 9 năm 2001 tại Luân Đôn trong một cuộc bán đấu giá của Christie. 1. Đặc Điểm : Ngọc Lục Bảo có thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể giống beril, tỷ trọng 2,67 – 2,78, với nguyên tố tạo màu là Crom, đôi khi là Vanadi. Màu sắc: Emerald thường có màu lục tới lục đậm. Màu lục của Emerald không gì sánh được vì thế được gọi riêng là “Màu lục bảo”. Nguyên nhân tạo màu xanh lục là do Cr2O3, đôi khi là vanadi (V). Màu sắc rất ổn định dưới tác dụng của ánh sáng và nhiệt, chỉ biến đổi nhiệt độ 700 – 8000C. Màu được ưa chuộng nhất là màu lục thẳm, còn màu lục nhạt, vàng lục, lục tối ít chuộng hơn. Màu sắc trong viên đá thường phân bố không đều, mà tạo thành các “sọc hoặc đám màu”. Sắt cũng thường xuyên có mặt trong Emerald và làm giảm sự phát quang của đá. Chỉ số chiết suất 1,576 – 1,582; lưỡng chiết 0,006; phổ hấp thụ: 6835, 6896, 6620, 6460, 6370, 6300, 5800, 4774, 4725. Ngọc Lục Bảo phát quang màu đỏ, và dưới kính lọc Chelsea cũng cho màu đỏ. Sự phát quang này có thể bị giảm đi khi có mặt của Fe , và có thể không phát quang, đặc tính quang học: một trục âm. Thông thường Emerald chứa các bao thể tự nhiên như: bao thể lỏng với bọt khí và các bao thể cứng khác. Những bao thể đó là chứng cứ cho nguồn gốc tự nhiên của viên đá so với loại tổng hợp và mô phỏng. Bao thể rắn trong Emerald: pyrit, sylvin, parisit (một khoáng vật đất hiếm), bao thể tinh thể âm định hướng song song với trục của tinh thể. Đặc biệt trong Emerald hay có các màng sương nên người ta có tên gọi cho loại này là “Emerald Vườn Cảnh”. 2. Các Phương Pháp Xử Lý Và Tổng Hợp : Ngọc Lục Bảo được tổng hợp trong công nghiệp chủ yếu bằng phương pháp nhiệt dịch và ít hơn là phương pháp chất trợ dung “Flux”. Do emerald thường chứa nhiều các bao thể, các khe nứt lấp đầy do vậy, các khe nứt phổ biến trong emerald và thường được lấp đầy bằng chất dầu hoặc thuỷ tinh màu để làm tăng độ tinh khiết. Cách xử lý này gọi là lấp đầy hoặc tẩm dầu khe nứt. Có thể cần tái lấp đầy emerald định kỳ để thay thế chất lấp đầy cũ đã bị biến đổi. Việc xử lý này được xem là không bền và có thể phát hiện được. 2/6

  3. 3. Nguồn Gốc Và Phân Bố : Colombia là nước sản xuất ngọc lục bảo quan trọng nhất thế giới, chiếm 60% lượng sản xuất của thế giới với 6 triệu cara trong năm 1995, gồm các mỏ Chivor, Muro, Peña Blanca và Coscuez. Không chỉ dẫn đầu về số lượng, ngọc từ Columbia cũng dẫn đầu về chất lượng. Ngọc lục bảo từ Columbia nói chung là tinh khiết hơn các ngọc có nguồn gốc khác. 4. Màu Sắc Và Giá Trị : Với Ngọc lục bảo màu sắc xanh lục từ xanh nhạt đến xanh đậm, đôi khi là hơi xanh. Màu sắc hình thành dựa trên các nguyên tố vi lượng Crôm, Vanadi và Sắt. Chính là yếu tố quyết định giá trị cho viên ngọc. Màu phổ biến nhất và có giá trị nhất là màu xanh lục nhạt tông màu xanh thẫm với độ bão hòa mạnh mẽ. Tuy nhiên, màu xanh quá nhiều thì có thể làm giảm giá trị. Giá trị của Ngọc lục bảo được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn 4C do GIA (Hội Ngọc Học Hoa Kì) đưa ra dựa trên Màu sắc, độ tinh khiết, trọng lượng và kiểu cắt. Đây cũng là tiêu chí đánh giá các loại đá quý khác như Kim Cương, Ruby, Sapphire… 3/6

  4. 5. Đá Giả, Đá Tương Tự, Đá Nhân Tạo Và Cách Nhận Biết: 5.1. Các Loại Đá Tương Tự: Emerald có thể nhầm lẫn với các loại đá khác như Demantoit (nhóm granat), Peridot, Tourmalin màu lục, Uvarovit, Diopxit, Jadeite, Saphia màu lục, Fluorit. Đối với các đá tự nhiên trên, để phân biệt với Emerald ta dựa vào tỷ trọng của chúng hoặc dựa vào chiết suất bởi vì tỷ trọng và chiết suất của các đá này cao hơn hẳn Emerald. 5.2. Đá Giả: Đá ghép đôi giả Emerald cũng có mặt trên thị trường, chủ yếu gồm hai mảnh đá tự nhiên nhạt màu (Thạch anh, Aquamarin, Berin hoặc Emerald màu nhạt) được gắn với nhau bằng loại nhựa có màu lục như “Màu Lục bảo”. Cũng có loại Emerald màu nhạt được sơn dưới đáy nhằm tăng cường độ màu, sẽ khó khăn khi giám định nếu chúng được gắn trên nhẫn, tuy nhiên dùng kính phóng đại sẽ dễ dàng nhận ra lớp lót. 4/6

  5. 5.3. Đá Tổng Hợp: Emerald tổng hợp xuất hiện trên thị trường từ năm 1950. Ngày nay có rất nhiều loại Emerald được tổng hợp theo những phương pháp khác nhau. Tuy nhiên để phân biệt với Emerald tự nhiên ta dựa vào các đặc điểm bao thể. HÌNH ẢNH 5/6

  6. 6/6

More Related