1 / 4

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát - Vị Bồ Tát Tượng Trưng Cho Trí Tuệ

Qua kinh su00e1ch thuu1ed9c truyu1ec1n thu1ed1ng u0110u1ea1i thu1eeba ta u0111u01b0u1ee3c biu1ebft mu1ed7i vu1ecb Phu1eadt thu01b0u1eddng cu00f3 hai vu1ecb Bu1ed3 tu00e1t lu00e0m thu1ecb giu1ea3. Nu1ebfu nhu01b0 u0110u1ee9c Phu1eadt A Di u0110u00e0 cu00f3 Bu1ed3 Tu00e1t Quu00e1n Thu1ebf u00c2m vu00e0 u0110u1ea1i Thu1ebf Chu00ed lu00e0m thu1ecb giu1ea3 thu00ec mu1ed9t trong hai vu1ecb thu1ecb giu1ea3 chu00ednh cu1ee7a u0110u1ee9c Phu1eadt Thu00edch Ca lu00e0 Vu0103n Thu00f9 Su01b0 Lu1ee3i, u0111u1ea1i biu1ec3u cho tru00ed tuu1ec7 siu00eau viu1ec7t. Bu1ed3 Tu00e1t Vu0103n Thu00f9 u0111u00e3 xuu1ea5t hiu1ec7n hu1ea7u nhu01b0 trong tu1ea5t cu1ea3 cu00e1c kinh u0111iu1ec3n quan tru1ecdng cu1ee7a Phu1eadt giu00e1o u0110u1ea1i thu1eeba: Hoa Nghiu00eam, Thu1ee7 Lu0103ng Nghiu00eam, Phu00e1p Hoa, Duy Ma Cu1eadt,u2026 nhu01b0 lu00e0 mu1ed9t nhu00e2n vu1eadt thu00e2n cu1eadn nhu1ea5t cu1ee7a u0110u1ee9c Phu1eadt Thu00edch Ca, khi thu00ec chu00ednh thu1ee9c thay mu1eb7t u0110u1ee9c Thu1ebf Tu00f4n diu1ec5n nu00f3i Chu00e1nh phu00e1p, cu00f3 lu00fac lu1ea1i u0111u00f3ng vai tuu1ed3ng lu00e0m ngu01b0u1eddi u0111iu1ec1u hu00e0nh chu01b0u01a1ng tru00ecnh u0111u1ec3 giu1edbi thiu1ec7u u0111u1ebfn thu00ednh chu00fang mu1ed9t thu1eddi phu00e1p quan tru1ecdng cu1ee7a u0110u1ee9c Bu1ed5n Su01b0.

phatbanmenh
Download Presentation

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát - Vị Bồ Tát Tượng Trưng Cho Trí Tuệ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát - Vị Bồ Tát Tượng Trưng Cho Trí Tuệ phatbanmenhbinhan.blogspot.com/2020/08/van-thu-su-loi-bo-tat-vi-bo-tat-tuong.html Qua kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa ta được biết mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Đức Phật A Di Đà có Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi, đại biểu cho trí tuệ siêu việt. Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư. 1/4

  2. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Vì vai trò đặc biệt quan trọng đó mà Bồ Tát Văn Thù đã được tôn xưng là vị Pháp Vương Tử, và hình ảnh của Ngài không những đã rất quen thuộc, gần gũi với quần chúng Phật tử theo truyền thống Đại thừa cổ điển từẤn Độ đến Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, Việt Nam,… trong suốt gần hai thiên niên kỷ qua mà ngay cả với những truyền thống Đại thừa hiện đại của Tây phương. Phật tử Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Đại Lợi, … ngày nay hoặc tụng niệm danh hiệu của Ngài hoặc dùng hình ảnh của Ngài như là một đối tượng quán chiếu, xem đó như là một trong những phương pháp hành trì tu tập hiệu quả nhất nhằm đạt đến tuệ giác. Là vị Bồ Tát tiêu biểu cho Trí Tuệ, Bồ Tát Văn Thù thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Trên tay phải của Ngài, dương cao lên khỏi đầu là một lưỡi gươm đang bốc lửa -một biểu tượng đặc thù của Bồ Tát Văn Thù để phân biệt với các vị Bồ Tát khác- mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận, đưa con người đến trí tuệ viên mãn. Trong khi đó, tay trái của Bồ Tát đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã- trong tư thế như đang ôm ấp vào giữa trái tim mình suối nguồn và biểu trưng của tỉnh thức, giác ngộ. Chính vì tính cách biểu trưng này mà những nhân vật kiệt xuất về mặt trí tuệ trong lịch sử Phật giáo thế giới, cụ thể như Bồ Tát Long Thọ và đặc biệt là Phật giáo Mật Tông Tây Tạng. Vai Trò v à Ý Nghĩa của Bồ Tát Văn Thù Trong Kinh Điển Đại Thừa. 2/4

  3. Mặc dù cho đến nay các nhà nghiên cứu Phật học vẫn chưa có được một lời giải đáp thỏa đáng về nguồn gốc, xuất xứ của Bồ Tát Văn Thù nhưng một điều mà không ai có thể phủ nhận được là hình ảnh của Ngài đã xuất hiện rất sớm trong các kinh điển Phạn ngữ, mở đầu cho giai đoạn hưng khởi của truyền thống Phật giáo Đại Thừa. Cụ thể như sáu trong số chín bộ kinh đầu tiên mà Ngài Chi Ca Lâu Sấm đã phiên dịch ra tiếng Trung quốc vào thế kỷ thứ 2 CE, nay vẫn còn tồn tại, đều có đề cập đến sự hiện diện của Bồ Tát Văn Thù (10). Điều này đã cho thấy vai trò và ý nghĩa quan trọng của vị Bồ Tát được tôn xưng là Đại Trí, mà với biện tài vô ngại thường là nhân vật được chọn để đứng ra lý giải những phạm trù tinh yếu cốt lõi của triết lý đạo Phật như Tánh Không, Bất Nhị, Chân Đế,… được quảng diễn trong các kinh điển Đại Thừa. Được tuyên xưng là Thái tử của Đấng Pháp Vương, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi có lúc chính thức thay mặt Đức Bổn Sư diễn nói Chánh pháp mà pháp âm của Ngài vang động khắp cả tam thiên đại thiên thế giới khiến cho tất cả các cõi Trời, người, mọi loài chúng sanh đều được thấm nhuần mưa pháp, hưởng được lợi lạc. Vai trò này của Bồ Tát đã được thể hiện nổi bật nhất trong các bộ kinh “Văn Thù Sư Lợi Nói Về Cảnh Giới Bất Tư Nghị của Phật”, Duy Ma Cật và Thủ Lăng Nghiêm. Cũng có lúc Bồ Tát lại đóng vai trò làm người phát ngôn, giới thiệu chương trình, long trọng cảnh báo cho đại chúng biết Đức Thế Tôn bắt đầu thuyết giảng một thời pháp quan trọng như trong kinh Pháp Hoa, hoặc là một vị thiện trí thức đưa ra những lời khuyên thiết thực và quý báu cho những hành giả đang xả thân cầu Bồ Tát đạo như trong kinh Hoa Nghiêm. Ta sẽ lần lượt điểm qua vai trò của Bồ Tát Văn Thù trong các bộ kinh trọng yếu này của Đại Thừa. Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Giảng Pháp Môn Bất Nhị Trong Kinh Duy Ma Cật Vai trò tuyên dương diệu pháp của Bồ Tát Văn Thù một lần nữa được thể hiện trong kinh « Duy Ma Cật ». Trưởng giả Duy Ma Cật là một cư sĩ tại gia nhưng tu hành chứng đắc, mật hạnh viên thông mà ngay cả những bậc đại đệ tử của Phật cũng không có vị nào sánh bằng. Ông cư trú tại thành Tỳ Da Li (Vaishali) như là một nhà thương gia giàu có và đồng thời là một nhân sĩ uy tín tại địa phương. Một hôm vì muốn tạo cơ duyên để hoằng pháp lợi sanh, ông đã mượn cớ bị bệnh để tạo dịp cho các vị quốc vương, quan chức, dân chúng đến thăm và nhân cơ hội đó giảng giải giáo lý cho họ. Đức Thế Tôn biết rõ căn « bệnh » của ông nên đã lần lượt yêu cầu các vị đại đệ tử thay mặt mình đi thăm bệnh ông Duy Ma Cật. Thế nhưng tất cả những vị đại đệ tử của Phật trong quá khứ đã từng bị trưởng giả Duy Ma Cật chất vấn về tâm pháp và sở học mà không một ai trả lời trôi chảy trước kiến thức Phật pháp uyên thâm và biện tài vô ngại của ông nên đều sợ hãi từ chối. Bệnh của trưởng giả Duy Ma Cật là « bệnh Bồ Tát » -vì chúng sanh bệnh nên Bồ tát bệnh- thế nên người có đủ tư cách để thăm bệnh ông, không ai khác hơn ngoài vị Đại Trí Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Trì tụng thần chú để tịnh hóa những sự tối tăm, trí tuệ thấp, sự lãng quên và hiện thực hóa 7 trí tuệ. Chú chữ Tạng và Phạn ngữ có Phiên Âm Việt:​ ༀ་ཨ་ར་པ་ཙ་ན་?ི༔ 3/4

  4. Oṃ A Ra Pa Tsa Na Dhīḥ oṃ a ra pa ca na dhīḥ Ốm, A, Ra, Pa, Cha, Na, Đi 8 Vị Phật Bản Mệnh Cho 12 Con Giáp Có Nên Đeo Phật Bản Mệnh Và Đeo Phật Bản Mệnh Có Tác Dụng Gì 6 Lưu Ý Khi Đeo Phật Bản Mệnh Để Được May Mắn, Bình An 4/4

More Related