1 / 68

BÀI GIẢNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

BÀI GIẢNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG. NCS.TS PHAN HẢI HỒ. VÀI NÉT VỀ BỘ LUẬT LAO ĐỘNG. Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam được Quốc hội khóa IX thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 23/6/1994, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995.

pegeen
Download Presentation

BÀI GIẢNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BÀI GIẢNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG NCS.TS PHAN HẢI HỒ

  2. VÀI NÉT VỀ BỘ LUẬT LAO ĐỘNG • Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam được Quốc hội khóa IX thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 23/6/1994, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. • Đến nay bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007. Luật gồm 17 chương và 198 điều.

  3. NỘI DUNG gồm 4 vấnđề 1- KháiniệmHợpđồnglaođộng 2- Kýkếthợpđồnglaođộng 3- Chấmdứthợpđồnglaođộng 4-Giảiquyếttranhchấp vềHợpđồnglaođộng

  4. BÀI GIẢNG 1KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 4

  5. 1. Khái niệm về hợp đồng lao động Thỏa thuận Quyền & nghĩa vụ 2 bên việc làm + trả công + ĐKLĐ

  6. Câu hỏi trắc nghiệm trước bài học • 1. HĐLĐ là sự thể hiện ý chí của người sử dụng lao động? Đúng hay sai? • 2. Có 2 loại HĐLĐ, đúng hay sai? • 3. HĐLĐ có thời hạn được phân thành 3 loại, đúng hay sai? • 4. HĐLĐ không xác định thời hạn có nghĩa là người sử dụng lao động không có quyền chấm dứt lao động đối với người lao động, đúng hay sai?

  7. Câu hỏi trắc nghiệm trước bài học • 5. Người sử dụng lao động được quyền ký nhiều lần loại HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với người đã nghỉ hưu, đúng hay sai? • 6. Người lao động ký HĐLĐ mùa vụ hoặc làm công việc dưới 12 tháng thì khi nghỉ việc không cần phải báo trước cho người sử dụng lao động, đúng hay sai? • 7. Người lao động và người sử dụng lao động chỉ được ký với nhau HĐLĐ và không được ký hợp đồng trách nhiệm về tài sản được giao, đúng hay sai?

  8. Câu hỏi trắc nghiệm trước bài học • 8. HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng có thể được ký kết bằng văn bản hoặc bằng miệng, đúng hay say? • 9. Người sử dụng lao động có thể buộc thử việc với thời gian 65 ngày đối với người lao động có trình độ cao đẳng trở lên, đúng hay sai? • 10. Người sử dụng lao động có thể buộc người lao động thử việc từ hai lần trở lên/thời hạn theo quy định của Bộ luật lao động về thời gian thử việc cho từng đối tượng người lao động, đúng hay sai?

  9. Khái niệmĐiều 6 BLLD 1994 • Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. • Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.

  10. D Đ BẰNG MIỆNG BẰNG VĂN BẢN Từ 3 tháng trở lên; công việc thường xuyên HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG có tính chất tạm thời (dưới 3 tháng; giúp việc gia đình và phải tuân theo các quy định của luật lao động Company Logo

  11. BÀI GIẢNG 2KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 11

  12. 2. KÝ KẾT HĐLĐ - Hợp đồng lao động ký kết bằng văn bản, theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Hợp đồng lao động ký kết bằng văn bản hoặc giao kết bằng miệng phải bảo đảm nội dung quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung. - Trong trường hợp giao kết bằng miệng, nếu cần có người chứng kiến thì hai bên thoả thuận.

  13. 2. KÝ KẾT HĐLĐ • NỘI DUNG HĐLĐ: • Công việc phải làm, • Thời giờ làm • Địa điểm làm việc, • Thời hạn hợp đồng, • Điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động, • Bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

  14. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG HĐLĐ không xác định thời hạn. Trong đó không xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng I- HĐLĐ xác định thời hạn. Trong đó thời điểm chấm dứt của HĐ là từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. II- HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng III- PHAN HẢI HỒ

  15. KÝ KẾT HĐLĐ • Hết hạn vẫn tiếp tục làm việc thì trong 30 ngày, kể từ ngày hết hạn HĐ các bên phải ký lại HĐ mới; • Nếu không ký HĐ mới thì HĐ đã giao kết (HĐ cũ) sẽ đương nhiên trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

  16. 2. KÝ KẾT HĐLĐ • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng phải ký kết bằng văn bản. • Ngoài hợp đồng lao động hai bên có thể ký hợp đồng trách nhiệm về tài sản được giao.

  17. 2. KÝ KẾT HĐLĐ • Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới: • Hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, • Sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn

  18. 2. KÝ KẾT HĐLĐ - Không được giao kết HDLD theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, - Trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác."

  19. 2. KÝ KẾT HĐLĐ Đối với người đã nghỉ hưu, hai bên được ký kết nhiều lần loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

  20. 2. KÝ KẾT HĐLĐ • HĐLĐ giaokếtvớingườiđanghưởnglươnghưuhàngthángvàngườilàmviệccóthờihạndưới 03 thángthìngoàiphầntiềnlươngtheocôngviệc, ngườilaođộngcònđượcngườisửdụnglaođộngthanhtoánkhoảntiềntínhtheotỷlệphầntrăm (%) so vớitiềnlươngtheohợpđồnglaođộng, gồm: • Bảohiểmxãhội: • TừngàyThôngtưnàycóhiệulựcthihànhđếntháng 12 năm 2009 là 15%; • Từtháng 01 năm 2010 đếntháng 12 năm 2011 là 16%; • Từtháng 01 năm 2012 đếntháng 12 năm 2013 là 17%; • Từtháng 01 năm 2014 trởđilà 18%.

  21. 2. KÝ KẾT HĐLĐ b) Bảo hiểm y tế 2%. Khi Chính phủ quy định tăng mức đóng bảo hiểm y tế đối với người sử dụng lao động thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. c) Nghỉ hàng năm 4%. d) Tiền tàu xe đi lại khi nghỉ hàng năm do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

  22. 2. KÝ KẾT HĐLĐ Thời gian thử việc:(Đ.7 – NĐ 44/2003, ngày 09/5/2003) + 60 ngày đối với lao động chuyên môn, kỹ thuật cao (từ cao đẳng trở lên). + 30 ngày đối với lao động nghề có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. + 6 ngày đối với lao động khác. Tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc ít nhất bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó.

  23. 2. KÝ KẾT HĐLĐ • Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. • Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thoả thuận.

  24. 2. KÝ KẾT HĐLĐ • Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động thông báo kết quả làm thử cho người lao động. • Nếu đạt yêu cầu hai bên phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động • Hoặc người lao động không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức.

  25. Bàitậptìnhhuống • 1. Một nhân viên (kỹ thuật viên – Cao đẳng) vào làm việc cho một công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam ngày 29/09/2005. Thời gian thử việc là 02 tháng. Ngày 20/11/2005, nhân viên này được trưởng bộ phận của mình mời vào phòng làm việc liên quan đến kết quả thời gian thử việc. Do chưa đạt yêu cầu, trưởng bộ phận đề nghị gia hạn thời gian thử việc đối với nhân viên này thêm 01 tháng và đã được sự đồng ý của nhân viên. Tuy nhiên đến ngày 02/12/2005, do không hài lòng về chất lượng công việc của nhân viên nêu trên, nên Trưởng bộ phận đã quyết định và thông báo chính thức (không đạt thử việc) cho nhân viên này và Phòng nhân sự biết. Nhưng nhân viên này đã không hài lòng với quyết định nói trên vì cho rằng người sử dụng lao động trên đã vi phạm về quy định thời gian thử việc và chấm dứt thử việc đối với người lao động theo pháp luật lao động Việt nam. • Bạn nghĩ gì về tình huống trên? Ai đúng, Ai sai, Vì sao?

  26. Bàitậptìnhhuống 2. Trong thời gian thử việc, anh A với nhiệm vụ chặt giày theo thiết kế đã làm hư 30 đôi giày hiệu nice của công ty X. Đồng thời, do bực tức với đồng nghiệp B, anh A đã cố tình đổ nước vào dây chuyền điện tử của công ty do anh B phụ trách làm cho dây chuyền này bị cháy. Do vậy, công ty X đã quyết định buộc anh A phải bồi thường số tiền 20 triệu đồng về số lượng giày bị hư, 70 triệu đồng đối với dây chuyền điện tử nêu trên. Anh A không đồng ý với quyết định nêu trên. Hỏi: Quyết định của công ty X như vậy đúng hay sai? Lý do tại sao?

  27. 2. KÝ KẾT HĐLĐ Người có thẩm quyền giao kết HĐLĐ với người lao động theo Đ 5, NĐ 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003. * Đối với doanh nghiệp (theo luật DN) là Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp. * Đối với HTX là Chủ nhiệm HTX, đối với liên hiệp HTX là Giám đốc liên hiệp HTX. * Đối với các cơ quan, tổ chức, các chi nhánh, văn phòng đại diện là người đứng đầu tổ chức (Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng, Trưởng đại diện. . . ) * Đối với cá nhân hộ gia đình là người trực tiếp sử dụng lao động. Trường hợp những người có thẩm quyền không trực tiếp giao kết HĐLĐ thì có thể ủy quyền cho người khác bằng văn bản, trừ trường hợp đã quy định về phân cấp quản lý nhân sự. Riêng đối với người sử dụng lao động là cá nhân thì không được ủy quyền.

  28. 2. KÝ KẾT HĐLĐ Người có thẩm quyền giao kết HĐLĐ với người lao động theo Đ 5, NĐ 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003. * Đối với doanh nghiệp (theo luật DN) là Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp. * Đối với HTX là Chủ nhiệm HTX, đối với liên hiệp HTX là Giám đốc liên hiệp HTX. * Đối với các cơ quan, tổ chức, các chi nhánh, văn phòng đại diện là người đứng đầu tổ chức (Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng, Trưởng đại diện. . . ) * Đối với cá nhân hộ gia đình là người trực tiếp sử dụng lao động. Trường hợp những người có thẩm quyền không trực tiếp giao kết HĐLĐ thì có thể ủy quyền cho người khác bằng văn bản, trừ trường hợp đã quy định về phân cấp quản lý nhân sự. Riêng đối với người sử dụng lao động là cá nhân thì không được ủy quyền.

  29. 2. KÝ KẾT HĐLĐ - Chuyển sang làm việc khác: (Đ 34) Khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người SDLĐ được quyền tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác trái với nghề, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm. Phải báo cho NLĐ biết trước ít nhất 3 ngày và công việc bố trí phải phù hợp với sức khỏe và giới tính của NLĐ. Lương theo công việc mới nếu thấp hơn lương cũ thì NLĐ được hưởng mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc, tiền lương công việc mới phải ít nhất bằng 70% mức lương cũ.

  30. BÀI GIẢNG 3CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 30

  31. 3. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 1- Hếthạnhợpđồng; 2- Đãhoànthànhcôngviệctheohợpđồng; 3- Haibênthoảthuậnchấmdứthợpđồng; 4- Ngườilaođộngbịkếtántùgiamhoặcbịcấm làmcôngviệccũtheoquyếtđịnhcủaToàán; 5- Ngườilaođộngchết; mấttíchtheotuyênbốcủaToàán.

  32. Câu hỏi trắc nghiệm trước bài giảng • Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Toà án chấm dứt HĐLĐ nếu vi phạm thời hạn báo trước báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động, đúng hay sai? • Người sử dụng lao động không được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với LĐ nữ đang nuôi con từ đủ 12 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi, đúng hay sai? • Số ngày báo trước trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày nhận được thông báo của bên kia, đúng hay sai? • Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 37 hoặc Điều 38 của Bộ Luật Lao động, thì bên có quyền đơn phương chỉ cần thực hiện việc báo trước cho bên kia bằng hình thức miệng là được, đúng hay sai? • Bản thân hoặc gia đình người lao động thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, đúng hay sai?

  33. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLD (Đ 37) a – Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thảo thuận trong HĐ; b - Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn; c - Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động; d - Bản thân hoặc gia đình thật sự khó khăn không thể tiếp tục HĐ; đ - Được bầu hoặc được bổ nhiệm vào cơ quan nhà nước;

  34. Giảithích • d - Bản thân hoặc gia đình thật sự khó khăn không thể tiếp tục HĐ; • Chuyển chỗ ở thường trú đến nơi khác, đi lại làm việc gặp nhiều khó khăn; • Được phép ra nước ngoài định cư; • Bản thân phải nghỉ việc để chăm sóc vợ (chồng); bố, mẹ, kể cả bố, mẹ vợ (chồng) hoặc con bị ốm đau từ 3 tháng trở lên; • Gia đình có hoàn cảnh khó khăn khác được chính quyền cấp xã nơi cư trú xác nhận không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

  35. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLD (Đ 37) e - Lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ; g - Bị ốm đau, tai nạn mà đã điều trị ba tháng liền đối với HĐ xác định thời hạn và ¼ thời gian đối với HĐ dưới 12 tháng.

  36. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLD (Đ 37) • Thời hạn báo trước (tính theo ngày làm việc) khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ: • 3 ngày đối với trường hợp là a,b,c,g. • 30 ngày đối với HĐ xác định thời hạn từ 12 – 36 tháng. • 45 ngày đối HĐ không xác định thời hạn. • Riêng điểm e đối với lao động nữ được quy định riêng tại Đ 112.

  37. Giảithích Điều 112. Người lao động nữ có thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, nếu có giấy của thầy thuốc chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Trong trường hợp này, thời hạn mà người lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do thầy thuốc chỉ định.

  38. Giảithích Điều 41. 1- Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc. Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường tương ứng với tiền lương trong những ngày không được làm việc, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật này. 2- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc. 3- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường phí đào tạo nếu có, theo quy định của Chính phủ. 4- Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

  39. Chú ý • Người LĐ vi phạm chế độ báo trước: • Không được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc; • Phải bồi thường cho người SDLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước.

  40. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người SDLĐ. (38) a – NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc; b – Bị kỷ luật sa thải theo Đ 85 của BLLĐ; c – Bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liền với HĐ không xác định thời hạn và 6 tháng liền với HĐ xác định thời hạn từ 12 – 36 tháng; d – Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do những lý do bất khả kháng khác theo quy định của CP mà đã tìm mọi cách mà vẫn thu hẹp sản xuất; e – Doanh nghiệp, cơ quan chấm dứt hoạt động. Khi chấm dứt HĐLĐ doanh nghiệp phải báo trước với công đoàn cơ sở, thời hạn báo trước cũng tương tự như quy định tại Đ 37.

  41. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người SDLĐ. (38) 3- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước: a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm; c) Ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm.

  42. Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Chú ý: + Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của bác sỹ, trừ trường hợp quy định tại điểm c, d được quy định tại nêu trên; + Người lao động nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người SDLĐ cho phép; + Người lao động nữ trong các trường hợp được quy định tại K 3, Đ 111: ốm đau, thai sản, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

  43. Chú ý: -Nguời SDLD đơn phuong chấm dứt HDLD trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp dồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày nguời lao động không được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). - NLD không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường và trợ cấp theo qui dịnh, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thuờng thêm cho NLD dể chấm dứt HDLD. - NLD don phuong chấm dứt HDLD trái pháp luật thì không duợc trợ cấp thôi việc và phải bồi thuờng cho nguời sử dụng lao dộng nữa tháng tiền luong và phụ cấp luong (nếu có) - NLD don phuong chấm dứt HDLD thì phải bồi thuờng chi phí dào tạo (nếu có) theo qui dịnh của Chính phủ. (Ðiều 41)

  44. Kỷ luật lao động Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động. - Các hình thức xử lý (không áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật với một hành vi vi phạm) tùy theo mức độ lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau: + Khiển trách (bằng miệng hoặc bằng văn bản); + Kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn với thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức;

  45. ĐiỀU 85 a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp; b) Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật; c) Người lao động tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng.

  46. Kỷ luật lao động: + Sa thải: (85) chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây: * Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi vi phạm khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp; * Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm; * Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng;

  47. Kỷ luật lao động: - Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là 3 tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 6 tháng. Khi tiến hành xử lý kỷ luật, người sử lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động, NLĐ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa. Phải có sự tham gia của ban chấp hành công đoàn cơ sở và việc xử lý này phải được ghi thành biên bản.

  48. Kỷ luật lao động - Xóa kỷ luật (88): + Khiển trách (sau 3 tháng); kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển sang công việc khác có mức lương thấp hơn với thời hạn tối đa là 6 tháng (sau 6 tháng) kể từ ngày xử lý, không tái phạm thì đương nhiên được xóa kỷ luật. + Người bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn với thời hạn tối đa là 6 tháng, sau khi chấp hành được nửa thời hạn, nếu sửa chữa tiến bộ thì được người SDLĐ xét giảm thời hạn. Người SDLĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

  49. BÀI GIẢNG 4GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 49

  50. Câu hỏi trắc nghiệm trước bài giảng • Trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải thì người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động, đúng hay sai? • Tranh chấp lao động chỉ là sự tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động, đúng hay sai?

More Related