1 / 34

GỢI Ý ÔN THI TỐT NGHIỆP

GỢI Ý ÔN THI TỐT NGHIỆP. ThS. Phạm Hữu Thanh Nhã. I. Học phần những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin. (4 điểm). Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận. Gợi ý: 1.1 Khái niệm :

orien
Download Presentation

GỢI Ý ÔN THI TỐT NGHIỆP

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. GỢI Ý ÔN THI TỐT NGHIỆP ThS. Phạm Hữu Thanh Nhã

  2. I. Học phần những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin. (4 điểm) • Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận. Gợi ý: 1.1 Khái niệm: Vật chất là gì? Theo Lênin “ Vật chất là phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.” Ý thức là gì? Là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người.

  3. 1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa VC và YT: CNDV biện chứng khẳng định mối quan hệ giữa vật chất và ý thức như sau: + Vai trò của vật chất đối với ý thức: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Còn ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào bộ óc con người. Cụ thể: Vật chất là nguồn gốc của ý thức. Vật chất quyết định nội dung của ý thức Vật chất quyết định hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.

  4. + Vai trò của ý thức đối với vật chất: Trong mối quan hệ với VC, YT có thể tác động trở lại VC thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch… để thực hiện mục tiêu của mình. Sự tác động trở lại của YT đối với VC diễn ra theo 2 hướng: + Hướng tích cực + Hướng tiêu cực

  5. 1.3 Ý nghĩa phương pháp luận • Vì VC quyếtđịnh YT nêntrongnhậnthứcvàcầntôntrọngnguyêntắcxemxétkháchquan, tronghoạtđộngthựctiễnphảixuấtpháttừthựctếkháchquan, tránhchủquanduy ý chí. • Vì YT tácđộngtrởlại VC thông qua hoạtđộngthựctiễnnêncầnpháthuytínhnăngđộngsángtạocủa YT. Khắcphụctháiđộthụđộng, trôngchờvàonhữngđiềukiệnvậtchấtkháchquanmàkobiếtpháthuymạnhmẽtínhnăngđộngcủa ý thức.

  6. Câu 2. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. 2.1 Khái niệm thực tiễn: • Thực tiễn là toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. • 3 hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn Hoạt động sản xuất vật chất (quyết định nhất) Hoạt động chính trị xã hội: Thực nghiệm khoa học:

  7. 2.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức a. Thöïc tieãn laø cô sôû, nguoàn goác cuûa nhaän thöùc • Mọi nhận thức của con người suy cho cùng đều có nguồn gốc từ thực tiễn. • Chính hoạt động thực tiễn đã cung cấp tàiliệu cho nhận thức của con người.

  8. Hoạt động thực tiễn còn là cơ sở để con người rèn luyện, hoàn thiện các giác quan, và làm cho năng lực tư duy của con người không ngừng được củng cố và phát triển. • Hoạt động thực tiễn còn tạo ra công cụ, phương tiện ngày càng tinh vi, hiện đại để làm tăng khả năng nhận thức của con người.

  9. b. Thực tiễn là động lực của nhận thức Thöïc tieãn ñeà ra yeâu caàu, nhieäm vuï, phöông höôùng buoäc con ngöôøi phaûi nhaän thöùc. Noùi caùch khaùc chính thöïc tieãn laø ngöôøi “ñaët haøng” cuûa nhaän thöùc.

  10. c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức Nhận thức không hề có mục đích tự thân, mà mục đích của nhận thức là quay trở về thực tiễn, chỉ đạo hoạt động thực tiễn diễn ra một cách có hiệu quả.

  11. d. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý Khái niệm chân lý: là những tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Thực tiễn chính là tiêu chuẩn duy nhất, đáng tin cậy nhất để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức. Ngoài ra không có một tiêu chuẩn nào khác.

  12. 3. Nội dung và những tác dụng của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa? 3.1 Nội dung của quy luật giá trị: Sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết đã hao phí. Cụ thể: + Trongsảnxuất:quyluậtgiátrịyêucầungườisảnxuấtluôncó ý thức, tìmcáchhạthấptglđcbxuốngnhỏhơnhoặcbằngtglđxhct, thìcànglợithếtrongcạnhtranh. + Tronglưuthông:quyluậtgiátrịđòihỏiviệctraođổihànghóaphảidựatrênnguyêntắcnganggiá.

  13. 3.2 Tác động của quy luật giá trị a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa: Điều tiết sản xuất: Tự phát điều tiết các yếu tố sản xuất (tư liệu sản xuất và sức lao động) vào các ngành, các khu vực khác nhau của nền sản xuất xã hội thông qua sự biến động giá cả hàng hóa trên thị trường. Điều tiết lưu thông: Thông qua sự biến động của giả cả, hàng hóa sẽ chuyển từ nơi có giá cả thấp đến nơi giá cả cao, và do đó góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.

  14. b. Kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, thúc đẩy LLSX xã hội phát triển. - Trong nền kinh tế hàng hóa, do điều kiện sản xuất khác nhau nên hflđ cá biệt khác nhau, người sản xuất nào có hflđ cá biệt thấp hơn hflđ xã hội thì ở thế có lợi, sẽ thu được lãi cao. - Cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc những người sản xuất phải luôn tìm cách cải thiện kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, nâng cao năng suất lao động, trình độ, tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ... tức là làm cho LLSX phát triển.

  15. c. Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo: - Quá trình cạnh tranh làm cho những người sản xuất hàng hóa nào có hflđ cá biệt thấp hơn hflđ xã hội cần thiết sẽ phát tài và giàu lên nhanh chóng. Họ có thể mua sắm thêm TLSX, mở rộng kinh doanh, thậm chí thuê lao động và trở thành ông chủ. - Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh, có mức hflđ cá biệt lớn hơn mức hflđ xã hội cần thiết, khi bán hàng sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành người lao động làm thuê.

  16. 4. Vai trò, hạn chế và xu hướng vận động của CNTB 4.1.Vai trò của CNTB đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội + Giải phóng loài người khỏi “ đêm trường trung cổ” của XH phong kiến, chuyển loài người từ nền sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại

  17. + Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, sử dụng những thành tựu của cách mạng KHKT hiện đại. + Thực hiện xã hội hóa sản xuất thông qua sự phát triển của chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tập trung hóa, hiện đại hóa sản xuất.

  18. + Xây dựng được tác phong công nghiệp thay thế tác phong nông nghiệp cho người lao động. + Đã thiết lập được nền dân chủ tư sản – tiến bộ hơn rất nhiều so với các nền dân chủ trước đó: thừa nhận quyền tự do thân thể cá nhân.

  19. 4.2. Hạn chế của CNTB - Lịch sử ra đời của CNTB “đầy máu và bùn nhơ” - CNTB vẫn còn dựa trên quan hệ bóc lột - CNTB đã gây ra các cuộc chiến tranh thế giới, xung đột, gây ra ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển… - Làm phân hóa giàu nghèo sâu sắc.

  20. 4.3. Xu hướng vận động của CNTB • Mâu thuẫn cơ bản của CNTB là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa cao của LLSX với quan hệ sở hữu tư nhân TBCN về TLSX • CNTB nhất định sẽ bị thay thế bằng xã hội tiến bộ hơn: XH Cộng sản chủ nghĩa • Tuy nhiên, trước mắt CNTB vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển do có những điều chỉnh nhất định nhưng cũng ko thể nào giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của CNTB

  21. 5. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN • 5.1 Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN • Xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa • Xoá bỏ mọichế độ áp bức bóc lột • Xây dựng xã hội mới: XH XHCNvàcộng sản chủ nghĩa.

  22. 5.2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN a. Địa vị kinh tế - xã hội của GCCN trong xã hội TBCN Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới CNTB. Đây là lực lượng quyết định phá vỡ QHSX TBCN.

  23. Cụ thể • Về kinh tế: GCCN là con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh, đại diện cho LLSX tiên tiến mang tính chất xã hội hóa cao.

  24. Về xã hội: Trong CNTB, GCCN bị giai cấp tư sản áp bức bóc lột. Vì sự sống còn của mình GCCN phải vùng dậy đấu tranh chống giai cấp tư sản, lật đổ CNTB.

  25. b. Những đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN GCCN là giai cấp tiên phong cách mạng: + Đại biểu cho PTSX tiên tiến, gắn liền với những thành tựu và khoa học công nghệ hiện đại. + Được trang bị bởi lý luận cách mạng và khoa học

  26. GCCN có tinh thần cách mạng triệt để nhất: + Do địa vị xã hội của GCCN, nên GCCN là giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản.

  27. GCCN là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao nhất: + Do điều kiện sản xuất tập trung, trình độ kĩ thuật hiện đại và phân công lao động mang tính xã hội hoá cao. + Trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, GCCN phải đoàn kết lại, tổ chức chặt chẽ và có tính kỉ luật cao.

  28. Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế: + GCCN ở các nước tư bản nói chung họ đều có địa vị kinh tế -xã hội giống nhau. Họ đều có mục tiêu đấu tranh chung. + Giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế , vì vậy GCCN thế giới phải đoàn kết lại, phối hợp đấu tranh trên phạm vi quốc tế

  29. Khái niệm tôn giáo: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện thực khách quan. Vì vậy qua sự phản ánh của tôn giáo, mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đều trở nên thần bí.Có nhiều nguyên nhân cắt nghĩa sự tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH và ngay cả trong CNXH, nhưng chủ yếu có những nguyên nhân cơ bản sau: 6. Vấn đề tôn giáo dưới CNXH

  30. Nguyên nhân nhận thức Trong xã hội XHCN, còn nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội mà khoa học chưa lý giải được, đời sống vật chất chưa được nâng cao. Đi tìm sự che chở và lý giải chúng từ sức mạnh của thần linh.

  31. Nguyên nhân kinh tế • Sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị và xã hội…vẫn còn diễn ra. Do đó những yếu tố may rủi ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.

  32. Nguyên nhân tâm lý • Tín ngưỡng, tôn giáo đã tồn tại lâu dài trong lịch sử, nó đã trở thành niềm tin, lối sống, tình cảm, của một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ.

  33. Nguyên nhân chính trị - xã hội • Có những nguyên tắc của tôn giáo phù hợp với CNXH, với chủ trương đường lối của nhà nước XHCN. • Tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân.

  34. Nguyên nhân văn hóa • Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách, lối sống của cá nhân.

More Related