1 / 22

GIÁO XỨ TÂM AN

GIÁO XỨ TÂM AN. TĨNH TÂM GIỚI HIỀN MẪU. Giới Hiền Mẫu Sống Niềm Vui Phục Sinh.

moriah
Download Presentation

GIÁO XỨ TÂM AN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. GIÁO XỨ TÂM AN TĨNH TÂM GIỚI HIỀN MẪU

  2. Giới Hiền Mẫu Sống Niềm Vui Phục Sinh

  3. Đức Kitô đã sống lại; vì thế chúng ta không còn lý do gì để buồn sầu, đau khổ hay thất vọng. Niềm tin vào Đấng Phục Sinh có sức biến đổi đời sống chúng ta: tăng thêm niềm tin yêu và lòng can đảm, nhiệt thành làm chứng về Người. Chúa Kitô đã sống lại và chúng ta cũng sẽ được phục sinh với Người cho nên thay vì lo lắng những chuyện mau qua chóng hết, chúng ta hướng hết tâm trí lên Người, tìm kiếm những gì thuộc vương quốc của Người

  4. 1.    Không còn buồn sầu,đau khổ và thất vọng Trong Chúa Kitô Phục sinh, chúng ta được ban tràn ngập niềm vui, đầy hân hoan vui mừng. Niềm vui không chỉ dừng lại ở những yếu tố bên ngoài như hết chay tịnh, trang hoàng cờ hoa hay những bản nhạc vui nhọn nhưng niềm vui lớn nhất là chúng ta khỏi phải chết đời đời vì giá máu của Đức Kitô đổ ra chuộc lại án phát đó.

  5. Bằng cái chết tự nguyện vâng lời Chúa Cha và ơn phục sinh khải hoàn, Đức Kitô đã lấy lại cho chúng ta một quyền lợi bị tội lỗi chiếm mất, đó là quyền được chỗi dậy trước mặt Thiên Chúa, như con cái chứ không phải như nô lệ hoặc kẻ bị kết án. Chúa Kitô quả thực cứu độ chúng ta và qua cái chết, qua sự sống lại của Người, Người muốn làm cho mọi người được phục sinh với Người, cùng được chia sẻ sự sống và hạnh phúc với Người.

  6.  Sống dưới vương quốc của Đấng Phục Sinh là sống trong niềm vui. Cảm nghiệm sâu xa niềm vui của Đấng Phục sinh ban tặng nên Thánh Phalô không ngừng khuyên các tín hữu “hãy vui lên”. Niềm tin vào Đấng Phục sinh xác nhận rằng đời sống của chúng ta có mục đích và đáng sống. Còn niềm vui nào lớn bằng niềm vui được cứu độ, cho nên đau khổ chán nản và khóc than sẽ không còn lý do tồn tại. Chúng ta nóng lòng mong đợi ngày giờ được trở về quê hương đích thực của chúng ta, những gì xảy ra trong cuộc đời tạm này như là lẽ đương nhiên và từng chặng để tiến gần hơn với Thiên Chúa.

  7. Đức Kitô Phục Sinh không phải cho Người nhưng cho chúng ta. Thay vì vẫn loay hoay trong “nếp sống cũ” thì nhân loại được bứt phá khỏi sức khống chế của tội lỗi và ma quỉ để tiến vào cuộc sống mới. Trong Chúa Phục Sinh, chúng ta được sống đời sống mới, trở nên con người mới trong hân hoan, tự do và hạnh phúc đích thực. Đức Giêsu sống lại là để đem lại cho chúng ta sự sống mới, và trở nên những con người mới, ngay bây giờ và chính tại đây, như thánh Phaolô viết trong thơ gởi tín hữu thành Roma:

  8. “Nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới” (Rm 8,11). Mà cuộc sống mới trong Chúa Phục Sinh sẽ không còn khổ đau, buồn sầu hay thất vọng nữa; thay vào đó là niềm vui, bình an và lớn lên trong đời sống tin cậy mến.

  9. 2.    Lớn lên trong đời sống đức tin và lòng mến Kinh nghiệm về Đấng Phục sinh giúp tăng trưởng niềm tin và lòng mến. Ơn huệ Thiên Chúa trao ban, ơn phục sinh Chúa Kitô đem lại củng cố đức tin và tăng cường đức mến các tồng đồ xưa cũng như chúng ta ngày nay.

  10.  Đức tin và đức mến lớn lên nhờ nghe rao giảng tin mừng. Tin mừng nào? Tin mừng Phục sinh. Thánh Phaolô đã viết trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô những lời như sau: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì việc rao giảng của chúng tôi trở nên vô ích và đức tin của anh em cũng trống rỗng”  (1Cr 15, 14). Căn nguyên thay đổi đời sống tâm linh cũng như mọi vấn đề của đời người khởi đi từ mầu nhiệm phục sinh.

  11.  Mầu nhiệm phục sinh biến đổi ta thành con người mới. Con người mới được thánh Phaolô xác định: “Con người mới là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa” (Ep 4, 24); “con người mới là con người đổi mới luôn luôn để nên giống như hình ảnh Đấng dựng nên mình” (Cl 3,10). Con người mới mặc lấy sức sống mới và niềm tin mới.

  12. Đức tin của các tông đồ, của Giáo hội sơ khai có được trưởng thành chính là sau khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết. Tất cả mọi hoạt động của Giáo hội đều xoay quanh niềm tin vào Đấng Phục Sinh. Thánh Phaolô có lý khi viết: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” (1Cr 15,14).

  13. Niềm tin không dựa trên tin mừng Phục sinh đều vô ích và ngu xuẩn: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em. Hơn nữa, cả những người đã an nghỉ trong Đức Kitô cũng bị tiêu vong. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15,17-19).

  14. Một khi gặp gỡ được Đức Kitô Phục sinh, cuộc đời người ta sẽ thay đổi. Không còn chạy trốn hay chối Chúa nữa, thánh Phêrô đã trở thành một con người hoàn toàn khác, con người của niềm tin và can đảm. Thử hỏi có ai yêu mến Thiên Chúa hơn Phêrô sau khi đã cải hối? Các tông đồ khác cũng vây, họ đánh đổi tất cả ngay đến mạng sống để làm chứng về sự phục sinh của Đức Giêsu.

  15.  Lòng tin và lòng mến gia tăng không chỉ dừng lại trên lý thuyết nhưng đi vào thực tế cuộc sống mỗi người chúng ta. Thánh Giacôbê đã chẳng phát biểu “đức tin không có việc làm là đức tin chết” là gì. Sở dĩ chúng ta tạ ơn Chúa và yêu mến Ngài vì Ngài yêu chúng ta trước. Cũng vậy, chúng ta tin tưởng và cậy trông cũng sẽ được hưởng sự sống với Thiên Chúa là động lực thúc đẩy chúng ta thay đổi cuộc sống. Lý tưởng chúng ta là Chúa, kho tàng chúng ta xây dựng là nước trời….

  16. 3.    Hướng về những sự trên trời Lý do thánh Phaolô mời gọi chúng ta đi tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa vì “quê hương chúng ta ở trên trời”. Thông điệp thánh tông đồ muốn nhắn gởi chúng ta là dù chúng ta đang sống giữa trần gian và phải hoàn tất nó với bao nhiêu bổn phận và trách nhiệm nhưng đừng quên hướng lòng về thượng giới vì đó là quê hương đích thực và vĩnh viễn của ta. “tìm kiếm những gì thuộc thượng giới”. Nhờ niềm hy vọng vào đời sống mai sau, chúng ta sẽ chấp nhận sự sống hiện tại và vững lòng tin yêu sống tình yêu và sự sống của Chúa trong hiện tại.

  17. Sự sống mới của chúng ta đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa. Niềm tin Chúa Kitô phục sinh tăng thêm ơn thánh để chúng con không nhát đảm, lùi bước trước những khổ đau, thất vọng ê chề trong cuộc đời. Chỉ miệt mài “tìm kiếm những gì thuộc thượng giới” mới là những con người khôn ngoan, bảo đảm hạnh phúc. Chỉ có Chúa Giêsu phục sinh trong vương quốc của Người mới làm thoả lòng khao khát và yêu mến của chúng ta luôn.

  18.  Ơn phục sinh giúp chúng ta thêm can đảm “tìm kiếm những gì thuộc thượng giới”. Chúa Kitô phục sinh mở cho ta con đường trở về với Đấng đã tạo dựng nên ta. Khi cho ta được làm con Thiên Chúa, Chúa Kitô đã tạo một đời sống mới và đưa ta vào cuộc hành trình cùng với Người tiến về nhà Cha.

  19. Kết: Chúa Phục sinh cất khỏi lòng chúng ta lo buồn sợ hãi. Chúa Phục sinh ban ân sủng và sự sống mới cho chúng ta. Chúa phục sinh trước để chúng ta cũng được phục sinh với Người. Thánh Phaolô nói: “Thiên Chúa đã làm cho Chúa Kitô sống lại; chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại” (1Cr 6,14).

  20. Phục sinh chưa phải là kết điểm, nhưng mở ra cho chúng ta một trời mới đất mới. Cuộc sống mới và niềm tin của các môn đệ, của các người phụ nữ đã lan ra nhiều người và nó tiếp tục được nhân lên mãi mãi cho đến ngày chấm tận của vũ trụ… Chúng ta cũng vậy, phục sinh mời gọi chúng ta tiến sâu vào đời sống mới và chung tay mở rộng nước Thiên Chúa. Để được Phục sinh, Đức Giêsu đã phải chết đi, nên chúng ta chỉ có được sự sống mới sau khi chết đi cho mình và cho đời.

  21. Tự do Thiên Chúa ban tặng cho ta vẫn được tôn trọng; nhưng nếu chúng ta dung nó cách tự nguyện để cùng chết với Đức Giêsu, chết với tất cả những thói hư tật xấu và tội lỗi của con người cũ thì sẽ sinh hiệu quả tốt đẹp. Thánh Phaolô khuyên chúng ta “Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4, 22-24).

More Related